K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Giúp mik với mn

13 tháng 3 2022

Sáng nay là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen. Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lăng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm. Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra. Đã có thêm mấy bạn lớp khác cùng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ u này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện… nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn “Tiên học lễ, hậu học văn” ngày nào đi học cũng đập vào mắt. Vậy mà hôm nay cùng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào, đi qua sàn là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những võng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập, ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cùng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cùng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khè, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kỳ cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy. Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em. Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế… “ và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

22 tháng 11 2023

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. “Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

28 tháng 3 2021

dễ quá mình không làm đc

 

16 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Nghỉ hè, ngoài giờ sinh hoạt ở câu lạc bộ năng khiếu, em thường vào trường chơi với vài bạn cùng lớp lại ở cùng xóm. Ngoại trừ cây cối, ong bướm và chim chóc, tất cả còn lại trong trường đều nghỉ hè. Khung cảnh sân trường thật trang nghiêm và vắng lặng, buồn mênh mang. Cột cờ buồn vì thiếu lá cờ, ghế đá buồn vì thiếu lũ học trò tinh nghịch.

Trên các dãy lầu, văng vẳng tiếng lá khô sột soạt, tiếng chim ríu rít, tiếng rào rào của nhành cây gõ nhẹ trên mái tôn. Thỉnh thoảng, vài cánh phượng rơi lả tả xuống sân trường. Một cơn gió cuốn qua, gom những cánh hoa ấy vào góc tường của hành lang phòng giáo viên. Nắng đã lên cao, từng bóng cây rạp dài trên mặt sân che cho chúng em chơi đùa.

Cây cối trong sân trường đung đưa theo nhịp gió, từng nụ hoa hồng, hoa cúc chúm chím nở. Chúng đua nhau khoe sắc, tỏa hương mời gọi lũ ong bướm. Dưới hồ, những chú cá chép rượt đuổi nhau khuấy động cả mặt hồ, bắn nước tung tóe. Lác đác bên góc hồ, các chị tai tượng trầm tĩnh lượn lờ trong nước, chốc chốc làm động đậy những khóm bèo hoa dâu. Nhìn chiếc trống to đứng trước phòng thầy hiệu trưởng, em nghe văng vẳng bên tai tiếng trống ngày khai trường. Lòng nôn nao và bâng khuâng, em nhở chỗ ngồi, nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ bạn bè và nhớ cả thầy cô. Em mong thời gian qua nhanh để em được cắp sách đến trường, chia xa những ngày hè êm ái.

TK :

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.

Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.

Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.

Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.

Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.

Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

7 tháng 12 2021

Tham Khảo        
   Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người - một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố, thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.

16 tháng 5 2022

tham khảo
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu

7 tháng 5 2016
Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…
 

Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ồ nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường dược quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… Ở những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đệp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng,chỗ‘trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.“Tung…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.

 
Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là  một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.
7 tháng 5 2016

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

14 tháng 10 2021

Tham khảo ạ

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

14 tháng 10 2021

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.