Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ta không thể biết được một cách tỉ mỉ, cụ thể về nhan sắc Thúy Vân nhưng ta lại biết được nhan sắc ấy thật tuyệt trần. Tất cả đều trọn vẹn, tất cả đều đạt tới mức cao nhất yêu cầu của xã hội về nhan sắc. Đó là một vẻ đẹp mà với những từ “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, “mây thua”, “tuyết nhường”, luôn luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xa hội công nhận.Hóa ra, khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời. Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc. Thúy Kiều thì “tài sắc”, và cả “tài” lẫn “sắc” đều “lại là phần hơn”.Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ” để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Ôi!(Câu cảm thán) Đó là nhan sắc hiếm có trên đời, như một của quý ít khi xuất hiện, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị, lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.
Bạn tham khảo nha:
Vẻ đẹp của Thúy Vân lần lượt hiện ra qua bút pháp chấm phá tài tình của Nguyễn Du. Với cụm từ “trang trọng khác vời”, ông muốn nhấn mạnh rằng: Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp trang trọng, cao sang và phúc hậu hơn người. Tiếp đó, Nguyễn Du mới đi vào đặc tả chi tiết. Mỗi nét đẹp ở Thúy Vân đều đạt đế chuẩn mực hài hòa của cái đẹp trên trần thế. Thúy Vân có khuôn mặt ngời sáng như vầng trăng. Đôi chân mày thanh tú và đậm nét như bướm tằm. Nụ cười của nàng tươi xinh như đóa hoa mới nở. Giọng nói ngọt ngào, trong trẻo như tiếng ngọc rung. Mái tóc mềm mượt như áng mây. Làn da trắng hồng như tuyết. Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng cổ điển, Nguyễn Du đã khắc họa tài tình vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người. Nhưng thi hào Nguyễn Du đã có những sáng tạo táo bạo khi ông lồng ghép vào trong đó thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đặc sắc, khiến cho bức chân dung của Thúy Vân hiện ra chân thực, sinh động hơn. Vẻ đẹp hiền hòa của nàng được thiên nhiên cảm phục đã phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy cùng khiến cho lòng người thêm mến yêu và tôn quý. Đó là một vẻ đẹp ưa nhìn, càng ngắm càng thấy say mê. Nét dịu dàng, đàm thắm của Thúy Vân là vẻ đẹp điển hình của những thiếu nữ tinh khôi. Một vẻ đẹp không vướng bụi mờ trong xã hội phong kiến xưa. Nó vượt lên trên cái đẹp tầm thường, đạt đến tuyệt sắc. Qua việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân của Nguyễn Du, gợi trong lòng người đọc những dự cảm tốt đẹp về số phận êm ả của nàng về sau. Quả thực sau đó, cuộc đời của Thúy Vân không quá giân truân, trắc trở như chị của mình.
refer
Rất ít các tác phẩm viết về tình cảm cha con, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công với chủ đề này qua tác phẩm " Chiếc lược ngà" của mình. Tình cảm cha con sâu đậm và cảm động của ông Sáu và bé Thu được bộc lộ rõ nét nhất là trong cảnh chia tay. Sau khi mà bé Thu đã có những điều hỗn láo với ông Sáu vì không nhận được đó là ba. Nhưng khi biết được đó chính là ba của mình thì tác giả là đẩy tình cảm đó lên một bậc nữa thông qua cảnh chia tay. Bé Thu về đến nhà khi thấy ông Sáu sắp lên đường đã chạy lại ôm chầm lấy cha,lúc này cũng nước mắt của bé Thu cũng không ngừng xuống. Bé Thu chắc hẳn không biết rằng đó là lần cuối cùng mà con bé gặp lại được cha của mình. Bé Thu đã không thể không kìm nén cảm xúc của mình ngay lúc này, mà ôm hôn lên vết sẹo trên mặt ba và bật lên những tiếng gọi ba đầu tiên. Nếu không có vết sẹo ấy thì chắc hẳn là bé Thu đó có thời gian ở bên ba ngập tràn sự hạnh phúc. Bé Thu không muốn cho ông Sáu đi ngay lúc này. Nhưng mà vì nhiệm vụ với đất nước chưa hoàn thành vậy nên ông Sáu vẫn phải chào tạm biệt đứa con bé bóng của mình để lên đường. Tình cảm sâu nặng ấy, cảm động của hai cha con khiến cho chúng ta cũng cảm động, thương xót cho hoàn cảnh đó và cũng là lần gặp cuối cùng của cha con ông Sáu. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống và tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Tham khảo
Rất ít các tác phẩm viết về tình cảm cha con, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công với chủ đề này qua tác phẩm " Chiếc lược ngà" của mình. Tình cảm cha con sâu đậm và cảm động của ông Sáu và bé Thu được bộc lộ rõ nét nhất là trong cảnh chia tay. Sau khi mà bé Thu đã có những điều hỗn láo với ông Sáu vì không nhận được đó là ba. Nhưng khi biết được đó chính là ba của mình thì tác giả là đẩy tình cảm đó lên một bậc nữa thông qua cảnh chia tay. Bé Thu về đến nhà khi thấy ông Sáu sắp lên đường đã chạy lại ôm chầm lấy cha,lúc này cũng nước mắt của bé Thu cũng không ngừng xuống. Bé Thu chắc hẳn không biết rằng đó là lần cuối cùng mà con bé gặp lại được cha của mình. Bé Thu đã không thể không kìm nén cảm xúc của mình ngay lúc này, mà ôm hôn lên vết sẹo trên mặt ba và bật lên những tiếng gọi ba đầu tiên. Nếu không có vết sẹo ấy thì chắc hẳn là bé Thu đó có thời gian ở bên ba ngập tràn sự hạnh phúc. Bé Thu không muốn cho ông Sáu đi ngay lúc này. Nhưng mà vì nhiệm vụ với đất nước chưa hoàn thành vậy nên ông Sáu vẫn phải chào tạm biệt đứa con bé bóng của mình để lên đường. Tình cảm sâu nặng ấy, cảm động của hai cha con khiến cho chúng ta cũng cảm động, thương xót cho hoàn cảnh đó và cũng là lần gặp cuối cùng của cha con ông Sáu. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống và tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.