Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.
Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:
– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?
– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.
– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa.
– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.
Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:
– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú
Cô Út vội an ủi:
– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?
– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.
Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…
Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.
Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:
– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy.
Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:
– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.
Chị Hai vẫn nức nở:
– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.
Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.
Sau khi cứu vợ mình ra khỏi hoang đảo và trở về, Sọ Dừa đã mở tiệc ăn mừng linh đình nhưng lại giấu vợ mình trong buồng. Hai cô chị mừng thầm, trong lòng nghĩ chắc là sẽ thay em làm bà trạng. Họ thi nhau khóc lóc kể lể về việc cô em út chẳng may gặp nạn, làm ra vẻ họ rất thương tiếc đứa em gái của mình. Sọ Dừa không nói một lời nào. Tiệc xong, Sọ Dừa gọi vợ ra. Mọi người vây quanh cô, mừng cô trở về. Hai người chị Ihấy em, vừa hoảng hốt vừa xấu hổ, lẻn ra về lúc nào không biết. Khi nhìn lại, cô út không thấy hai chị, liền sang nhà phú ông hỏi:
- Cha ơi, cha có thấy hai chị của con không?
Phú ông trả lời:
- Cha cũng định sang nhà con để tìm chúng. Cha cũng không biết có chuyện gì xảy ra.
Và thế là họ bắt đầu chia nhau ra tìm, tìm mãi không thấy. Sọ Dừa còn hỏi thăm các vị quan lại xem có thấy họ không. Một năm rồi hai năm trôi qua, cô út không còn trách giận hai người chị độc ác mà chỉ còn nỗi nhớ thương, lo lắng cho họ.
Một hôm, cô bàn với Sọ Dừa rằng:
- Chàng ơi, hai năm qua, chắc các chị găp nhiều nỗi khổ lắm. Ngày mai thiếp muốn lên chùa thắp hương để cầu thần linh trên trời soi đường chỉ lối cho mình tìm ra họ.
- Thế thì hai vợ chồng ta cùng đi.
Trên đường trở về, thấy hai người phụ nữ gầy gò, rất giống chị của mình cô liền chạy theo, hóa ra là họ thật. Cô hỏi:
- Hai chị về nhà đi!
Chị cả trả lời:
- Bọn chị có lỗi với em nhiều lắm. Các chị chẳng còn mặt mũi nào mà về nhà nữa.
Cô em út bảo:
- Hai chị là chị của em, dù có làm chuyện gì không đúng đi nữa thì em cũng tha thứ. Nhớ lại ngày bé, chúng mình yêu thương nhau biết bao. Thôi trở về đi, cha và em đều nhớ thương các chị.
Hai người chị nghe thế liền rưng rưng nước mắt, đắn đo suy nghĩ mãi, cuối cùng họ quyết định:
- Thế thì nghe lời em vậy. Chị em ta cùng về.
Thế là họ đã có những ngày tháng vui vẻ. Hai cô chị đã chăm chỉ làm việc và biết quan tâm đến mọi người. Sau này họ đều lấy được người chồng tử tế và càng yêu thương kính trọng Sọ Dừa và cô em út của mình.
''''Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là người vợ của mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Khi đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra kiểu thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.'''
=>Thoáng đã mấy năm trời,Sọ Dừa một ngày nhìn thấy hai người đàn bà đói khổ trên đường đi xứ.Lòng thương người thôi thúc chàng giúp đỡ cho hai người đàn bà ấy.Khi chàng đến đỡ,họ liền che mặt đi.Hóa ra,đấy là hai cô chị năm xưa đã nỡ bỏ đi không một lời từ biệt,là hai cô chị năm xưa lỡ hại cô em gái ruột mà không lời xin lỗi.Sọ Dừa thấy vậy không khỏi xót xa,liền đưa hai cô chị trở về nhà.
Chồng về,cô út liền nhanh chóng ra đón chồng đi xa trở về.Nghe chồng kể lại câu chuyện,nàng không hề than trách hai người chị mà còn tiếp đãi nồng hậu hơn,cho họ ăn mặc đủ đầy.Cảm động bởi lòng tốt của hai vợ chồng Sọ Dừa,hai cô chị đã xin lỗi và tự nguyện ở lại chăm sóc cho gia đình hai người...Và từ đó,căn nhà không bao giờ vắng tiếng cười...
Phải tôi thì tôi đập cho mấy phát :)
Cứu được vợ rồi, Sọ Dừa rất vui. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm lấy nhau. Nhưng khi về đến nhà, Sọ Dừa không đưa vợ ra gặp mặt mọi người mà chàng giấu vợ trong buồng.
Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng. Phú ông nói: "Con à, con đã đỗ trạng nguyên. Giờ đây đáng lẽ vợ chồng con phải vui mừng đoàn tụ, con gái út ta số phận thật hẩm hiu, chẳng chờ được ngày con vinh quy bái tổ. Hẳn dưới suối vàng, nó cũng mừng cho con. Thôi, con hãy bớt đau buồn". Phú ông nhìn con rể mà lòng buồn rười rượi. Ông thấy thương cho con rể và cô con gái út vốn đẹp người đẹp nết. Còn hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mình số phận hẩm hiu và trách Sọ Dừa sao lâu trở về, khiến em gái mình sầu muộn. Nhìn họ khóc lóc mà Sọ Dừa càng thêm ghét. Chàng thấy họ thật đáng sợ. Để cho hai cô chị diễn xong màn kịch của người chị thương em gái thì Sọ Dừa mới gọi vợ từ trong buồng bước ra. Nhìn thấy cô út, hai người chị đờ cả người. Họ tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên. Nhưng cô út từ tốn đi lại: "Các chị đừng sợ. Em đã không chết mà nhờ các thứ chồng em đem cho nên em thoát chết". Phú ông nhìn thấy con gái, mừng rỡ chạy đến, ôm chầm lấy con. Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái. Nghe xong câu chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Trước tấm lòng vị tha và nhân hậu của cô út, hai người chị vô cùng xấu hổ. Họ hứa sẽ thay đổi tính tình.
Từ đó, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc. Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một đứa con trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.
tham khảo:
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có ca gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt
chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lây dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tham khảo:
Cứu được vợ rồi, Sọ Dừa rất vui. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm lấy nhau. Nhưng khi về đến nhà, Sọ Dừa không đưa vợ ra gặp mặt mọi người mà chàng giấu vợ trong buồng.
Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng. Phú ông nói: "Con à, con đã đỗ trạng nguyên. Giờ đây đáng lẽ vợ chồng con phải vui mừng đoàn tụ, con gái út ta số phận thật hẩm hiu, chẳng chờ được ngày con vinh quy bái tổ. Hẳn dưới suối vàng, nó cũng mừng cho con. Thôi, con hãy bớt đau buồn". Phú ông nhìn con rể mà lòng buồn rười rượi. Ông thấy thương cho con rể và cô con gái út vốn đẹp người đẹp nết. Còn hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mình số phận hẩm hiu và trách Sọ Dừa sao lâu trở về, khiến em gái mình sầu muộn. Nhìn họ khóc lóc mà Sọ Dừa càng thêm ghét. Chàng thấy họ thật đáng sợ. Để cho hai cô chị diễn xong màn kịch của người chị thương em gái thì Sọ Dừa mới gọi vợ từ trong buồng bước ra. Nhìn thấy cô út, hai người chị đờ cả người. Họ tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên. Nhưng cô út từ tốn đi lại: "Các chị đừng sợ. Em đã không chết mà nhờ các thứ chồng em đem cho nên em thoát chết". Phú ông nhìn thấy con gái, mừng rỡ chạy đến, ôm chầm lấy con. Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái. Nghe xong câu chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Trước tấm lòng vị tha và nhân hậu của cô út, hai người chị vô cùng xấu hổ. Họ hứa sẽ thay đổi tính tình.
Từ đó, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc. Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một đứa con trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.
tham khảo
Ngày ấy, sau khi hai cô chị bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sọ Dừa quyết định sẽ xây dựng một cuộc sống yên ấm thanh bình. Sọ Dừa trả lại triều đình ấn tín xin về quê cày ruộng. Vợ chồng nhờ làm ăn chăm chỉ nên chẳng mấy chốc gia đình đã có của ăn của để.
Đã được hơn chục năm, chẳng ai trong làng còn nhắc đến những chuyện ngày xưa. Bà mẹ Sọ Dừa đã mất nhưng vợ chồng chàng đã có thêm hai đứa con ngoan. Nhà cửa khang trang, sạch sẽ, cuộc sống yên bình đúng như mong ước của Sọ Dừa và cô út.
Một ngày kia, vợ chồng Sọ Dừa đi chợ mua thêm con lợn nái. Ở nhà chỉ còn hai đứa trẻ con đang nghịch ngợm lung tung ở ngoài vườn. Chợt hai đứa trẻ thấy mấy chú chó nhà sủa vang ngoài ngõ. Tưởng ai, hai anh em chúng chạy ra. Ô! Thì ra đó là một người ăn xin. Nhưng chưa kịp cất lên một lời nào, người ăn xin với bộ dạng rách bươm đã ngã lăn xuống đất. Thằng bé lớn lay mãi không thấy người kia dậy bèn sợ hãi cùng đứa em chạy thẳng vào nhà đóng then cửa lại. Đúng lúc đó, hai vợ chồng chàng Sọ Dừa về. Thấy một người ăn xin nằm bất tỉnh ở cổng nhà mình, Sọ Dừa bèn sai vợ mang nước và thức ăn ra vì chàng đoán chắc người kia lả đi vì đói. Quả nhiên ngay sau khi ăn xong, người ăn xin tỉnh táo như thường. Sọ Dừa toan cho người nọ mấy đồng để người ta còn đi xin nơi khác thì người ăn xin bỗng nhiên sụp lạy trước mặt hai vợ chồng chàng:
- Cô chú không nhận ra chị hay sao?
- Chị là...? Cô út ngập ngừng.
- Là chị hai của em đây mà!
- Ôi! Trông chị khác quá, em không thể nào nhận ra được.
- Chị nghĩ mình không thể chạy trốn cả đời này được nên hôm nay trở về đây để nhận lỗi cùng cô chú. Mong được cô chú thứ tha, sau rồi dù có chết chị cũng cam lòng.
- Thôi chuyện đã qua, chị nhắc lại làm gì. Thế còn chị cả đâu?
- Hai chị đi đâu cũng bị mọi người hắt hủi và chẳng làm được việc gì. Đến đi ăn xin cũng không biết và cũng chẳng ai cho vì họ thấy mình khỏe mạnh. Không chịu được đói rét, chị cả đã bỏ mạng trên đường trở về rồi.
Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Hai vợ chồng bèn giữ chị hai ở lại phục thuốc cho khỏi bệnh, lại có lời cho chị xin lỗi toàn thể dân làng. Cùng lúc đó, phú ông đổ bệnh rồi mất, vợ chồng Sọ Dừa giao cho chị hai cai quản dinh cơ của phú ông và lo việc cúng tế tổ tiên. Thế là từ đó vợ chồng Sọ Dừa cùng cô chị độc ác nhưng xấu số sống tới tận lúc về già.
Về sau, Mã Lương đi khắp nơi để cứu giúp người nghèo. Ông đi đến những nơi có lũ lụt, vẽ thức ăn, quần áo cho những con người khốn khổ đang ngày đêm chống chọi với thiên tai. Mã Lương vẽ thật nhiều cây xanh để chặn dòng nước lũ, vẽ sách vở cho những em bé không được đi học ,... Mã Lương còn giúp những người bị tật nguyền được lành lặn như bao người khác. Không những thế, những nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ông đã vẽ ra 1 cái máy có thể hút rác thải, hút tất cả những chất bẩn, chất thải trên một số dòng sông,...Với lòng yêu thương nhân loại và tài năng như thế, đáng lẽ Mã Lương sẽ được làm vua, được hưởng vinh hoa phú quý nhưng ông không màng danh lợi, sẵn sàng từ bỏ hết tất cả. Mã Lương thật đáng khen ngợi và kính trọng.
(100% mik tự làm bài này chứ không chép mạng nha)
Đề bài: Tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Cây bút thần”
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Sáng hôm sau, không ai biết cậu bé Mã Lương đã đi đâu. Họ vào nhà thì tìm thấy mẩu giấy ghi: " Cháu phải đi rồi, đi để bảo vệ đất nước, bảo về người dân khỏi bị những tầng lớp thống trị đàn áp, khổ sở. Cháu sẽ biến xã hội thối nát này thành một xã hội văn minh, trong sạch". Cậu bé Mã Lương đã ra đi để cống hiens cho đất nước.
Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.
k chép mạng thì làm sao mà làm dc