K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:

– Nêu được vấn đề cần bàn luận.

– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

– Bố cục đảm bảo: 3 phần

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.

 

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.

Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

- Cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

- Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

- Giải thích những từ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận.

- Nếu được lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ cùng bằng chứng đa dạng để củng cố vấn đề. Chú ý sắp xếp khoa học.

- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

24 tháng 3 2023

Đề 1:

"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.

Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.

Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.

Đề 2:

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.

Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn

1 tháng 5 2023

Đăng 1 lần 1 đề thôi.

Bạo lực học đường:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

15 tháng 3 2024

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

Tham khảo tại : https://vndoc.com/van-mau-lop-9-nghi-luan-ve-cau-tuc-ngu-doi-cho-sach-rach-cho-thom-116011

2 tháng 3 2022

Có những nơi làm ta mê mẩn không phải vì cảnh “sơn thủy hữu tình” mà là vì vẻ đẹp từ con người tỏa ra. Có những con người dẫu không giàu sang, tài giỏi nhưng vẫn đủ để khiến chúng ta khâm phục. Bởi ở họ, có cái đẹp hơn ánh hào quang lấp lánh của tiền tài hay trí tuệ, đó là lòng tự trọng, là sự coi trọng phẩm cách, là cách sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

“Đói, rách” là hình ảnh sự thiếu thốn, bất hạnh do hoàn cảnh sống, do cuộc đời dành cho con người. Còn “sạch, thơm” là thể hiện thái độ sống thanh bạch, luôn giữ gìn phẩm giá, cách sống đúng với những quy định, đạo đức. Những hình ảnh ẩn dụ đơn giản để nhắn nhủ về một bài học sống, về cách sống đã thành lẽ sống đẹp: sống thanh sạch, tự trọng dẫu trong hoàn cảnh thiếu thốn, “cùng đường”. Câu không có chủ ngữ, không nhắc đến đối tượng nào, cũng không loại trừ bất kì ai, là lời nhắc nhở, là cách sống của tất cả mọi người.

Cuộc sống không phải một con đường thẳng, không phải là bức tranh được tô bởi hoàn toàn những màu sắc tươi sáng và tươi đẹp.Ở đâu đó còn có những mảng tối, những mảnh đời bị Thượng Đế bỏ rơi: những con người sinh ra trong nghèo khó, đói khổ, thường gặp những bất hạnh, những sự việc không mong muốn. Ở Nhật Bản, những trận động đất khiến bao nhiêu người hóa hư vô, những người còn lại thì thêm một khoảng trống trong tâm hồn. Trên dải đất hình chữ S xinh đẹp này, luôn có những cuộc đời phải lo tránh bão lũ, lo về thiên nhiên để đến khi hạnh phúc đơn giản chỉ là có một cuộc sống không phải chạnh vạnh, nay đây mai đó. Bên cạnh cuộc sống giàu sang, hạnh phúc còn có những góc tối, những cuộc đời chỉ mong có một chốn ở, có một bữa ăn giản dị... Những mảnh đời, sống trong cái “đói, rách” vẫn luôn hiển hiện trong cuộc sống này.

Nhưng dẫu vậy, họ vẫn sống như là một con người. Chúng ta được sinh ra, khác với con vật ở chữ “NGƯỜI”. Không như loài làm theo bản năng, chỉ cần có thứ để ăn, để sống, chúng làm mọi cách, dù có bẩn, có chẳng “thơm” gì; chúng ta có ý chí, có quan điểm và có lòng tự trọng của mình. Con người sẽ không dễ bị khuất phục bởi hoàn cảnh, bởi những nhu cầu vật chất tầm thường. Dẫu có chịu nhiều bất hạnh, những bà con miền Trung vẫn luôn tăng gia sản xuất, cần cù lao động, kiếm miếng ăn trên bàn tay của chính mình. Hành động để người Nhật Bản đối diện với đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng năm 2010, sự đói khát sau những ngày chờ đợi mỏi mệt là sự nghiêm chỉnh xếp hàng đợi phát đồ cứu trợ. Sự trật tự và kiên cường của họ khiến chúng ta phải kinh ngạc và thán phục. Dẫu có “đói” vẫn phải sạch. Và dẫu có bị đẩy đến “bước đường cùng”, Lão Hạc vẫn chọn cái chết để dành tiền cho con, để không phải làm phiền hàng xóm, để chút lương tâm cuối cùng này không bị rơi nốt xuống vực thẳm. Những nỗi đau thể xác không thể khiến những người chiến sĩ cách mạng phản bội lí tưởng của mình được. Những tấm lòng trung trực ấy chỉ có một điều hướng tới: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”, chỉ có một lí tưởng: “Chết vinh còn hơn sống sống nhục”. Sống không hổ thẹn với lương tâm của mình, không phải cúi đầu trước cuộc đời thì chẳng có gì khiến cho con người ta phải sợ hãi và lo nghĩ cả. Tiền có thế mua được nhà cao cửa rộng nhưng không mua được hạnh phúc, có thể làm nhàn thân nhưng không thể khiến tâm nhàn được. Những giá trị vật chất không thể đổi lấy được sự tĩnh tại trong tâm hồn. Chắc chắc, những con người ấy, những con người sống sạch như nước suối, thơm như hoa nhài ấy, cuộc đời của họ sẽ không bao giờ ngừng tỏa hương.

Những thiếu thốn, mất mát là những thứ không thể tránh khỏi, ta không được quyết định. Nhưng dù gì cũng phải đối mặt, sao ta không nhìn nó một cách hiên ngang và tự tin. Đó là thuốc thử tâm hồn, để con người nhìn ra chính mình, để sống một cuộc sống, của một con người thực sự. Thế nhưng, có những người, lại dễ bị đánh gục bởi vật chất và hào quang, bỏ cái “sạch”, cái “thơm” để được sống, được tồn tại. Nhưng đổi lại, cuộc sống lại luôn bao quanh bởi những lo lắng, suy nghĩ, tranh đấu để kiếm lợi cho mình, về mình. Và rồi, ta cũng chẳng biết sống để tận hưởng hay để chịu đựng khổ đau nữa!

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để tận hưởng. Sống sao cho không hổ thẹn với mình, với đời và để sau này nằm xuống, có thể “in dấu chân” trong tâm trí mọi người nhé!