K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2019

Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.

II.Thân bài
1.Giải thích
- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…

2.Tại sao phải bài trừ ma tuý
- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội.
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường  làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.
- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS,lao phổi...
-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.

3.Làm sao để nói không với ma tuý?
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.

III.Kết bài:
- Rút ra kết luận
- Nêu ra suy nghĩ của bản thân

22 tháng 4 2022

refer

Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gây nguy hiểm cho xã hội như: ma tuý, mại dâm, tội phạm… Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe dọa khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên. Vì thế, ta cần tự chủ bản thân. Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”. Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau, cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn, chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý, những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”. Nhưng hơn bao giờ hết, tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tùy thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người. Vì thế, ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân, nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích, những trò ăn chơi sa đoạ. Tuy một ngày, chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm: “Vui có chừng - Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gây ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của tòa án lương tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của mọi người. Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.

22 tháng 4 2022

Tham khảo:

Khi xã hội của chúng ta ngày càng phát triển thì kéo theo sự phát triển đó là rất nhiều tệ nạn xã hội có thể làm ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức của các bạn trẻ chúng ta. Những người trẻ thường là những người ham học những cái mới, tính tình còn suy nghĩ chưa chín chắn sốc nổi nên thường thích thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Các bạn trẻ cũng thường dễ bị cám dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội khiến cho các bạn dần dần sa ngã tuột dốc và đánh mất đi tương lai của tươi đẹp của mình. Vì vậy chúng ta cần nói Không với các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội không bao giờ loại trừ bất kỳ một ai nếu chúng ta không cương quyết tránh xa nó, không mạnh mẽ nói không với các tệ nạn xã hội, thì tới một lúc nào đó chính chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các loại tệ nạn xã hội. Hiện nay, có rất nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm có khả năng tàn phá sức khỏe và tâm hồn của các bạn trẻ một cách nhanh chóng và ghê gớm như ma túy, game online, các loại chất kích thích như cồn, thuốc lá, cờ bạc.. Những loại tệ nạn xã hội này đều đáng nguy hiểm và biến một con người khỏe mạnh trở thành nô lệ của nó. Biến một người học sinh chăm ngoan học giỏi, hiếu lễ với thầy cô trở thành một học trò cá biệt, nỗi đau trong lòng thầy cô cha mẹ…Khi một con người bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội thì thường đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Họ không còn được mọi người yêu mến, dần dần biến chất, từ một người trung thực ngay thẳng, hiền lành, chăm ngoan, họ dần dần biến thành một kẻ gian dối, thường xuyên lừa dối bạn bè thầy cô, cha mẹ của mình. Khi họ đã dính vào các tệ nạn xã hội thì thường bê trễ học hành, và nhu cầu về tiền bạc tăng cao. Lúc đầu để có tiền họ sẽ nói dối cha mẹ để xin tiền, sau nữa họ bắt đầu vay mượn bạn bè của mình, rồi để có tiền đáp ứng cho những thói hư tật xấu của mình, đáp ứng cho nhu cầu của các tệ nạn xã hội họ có thể ăn cắp, ăn trộm trở thành những con người đáng sợ trong xã hội.

Sức mạnh của tệ nạn xã hội là vô cùng lớn nó hủy hoại tâm hồn, nhân cách, sức khỏe, tương lai của một con người. Khi một người đã dính vào các tệ nạn xã hội thường con người đó không còn giữ được sự tôn nghiêm của mình nữa. Họ trở thành một thành phần đáng sợ bị xã hội lên án và xa lánh. Họ trở thành một phần tử làm nhiễu loạn cuộc sống bình yên của những người dân lương thiện. Tất cả các loại tệ nạn xã hội đều nguy hiểm và có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ. Khi là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là thế hệ trụ cột của tương lai, là những chủ nhân mai sau của đất nước ta, thì chúng ta cần phải nói không với các tệ nạn xã hội. Hãy tránh xa sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội, không để cho các thành phần xấu lôi kéo mình vào con đường sai trái. Bởi khi đã sa chân vào dù chỉ một lần bạn muốn rút chân ra cũng khó. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải tỉnh táo để làm chủ tương lai, làm chủ vận mệnh và cuộc sống của chính mình.

Mỗi chúng ta hãy phát huy vai trò bản lĩnh của mình để không bao giờ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Một xã hội văn minh là một xã hội mà mỗi người dân đều sống lành mạnh, sống có ích cho xã hội và nói không với các tệ nạn xã hội. Muốn xây dựng một cuộc sống như vậy mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ tác hại của tệ nạn xã hội và thái độ tự phòng tránh miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội không nên để cho các thói hư tật xấu mua chuộc lôi kéo mình.

Bên cạnh đó gia đình nhà trường cần phải có nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho học sinh của mình thấy rõ được tác hại của các tệ nạn xã hội để các bạn học sinh tự ý thức được và tránh xa nó. Trong thực tiễn cuộc sống nhiều gia đình đã vô cùng ngỡ ngàng đau xót khi thấy con em mình rơi vào các tệ nạn xã hội, và phạm tội vô cùng nguy hiểm. Nhưng họ không bao giờ ngờ được rằng con em mình lại có thể hành động như vậy, điều đó cho thấy sự quan tâm theo dõi bám sát tâm lý của con trẻ của các bậc phụ huynh chưa thật sự tốt. Họ luôn để con em mình tự phát triển và chỉ mải mê chạy theo cuộc sống mưu sinh mặc con mình muốn làm gì thì làm, chỉ tới khi xảy ra chuyện thì họ mới ngỡ ngàng hối hận thì đã muộn màng.

Chúng ta đừng để tình trạng khi đã mất bò mới lo làm chuồng. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức với cuộc sống của mình, hãy cương quyết nói không với các tệ nạn xã hội và tuyệt đối tránh xa chúng để xây dựng một tương lai lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.

 

Đề:Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích, ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.1. Mở bài: giới thiệu các tệ nạn xã hội đang lan tràn , có chiều hướng xâm nhập vào nhà trường2. Thân bài:  Nêu từng tệ nạn , tác hại và cách nói không với các tệ nạn đó.a)Tệ...
Đọc tiếp

Đề:Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích, ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.

1. Mở bài: giới thiệu các tệ nạn xã hội đang lan tràn , có chiều hướng xâm nhập vào nhà trường

2. Thân bài:  Nêu từng tệ nạn , tác hại và cách nói không với các tệ nạn đó.

a)Tệ cờ bạc: mới giải trí sau có máu đỏ đen, sinh trộm cắp thậm chí giết người. Gia đình tan nát trở thành gánh nặng xã hội

b) Tệ hút thuốc lá : bắt chước tập làm người lớn. Từ bao thuốc rẻ tiền đến đắt tiền , rơi vào heorin không hay biết. Để có tiền hút: trộm cắp, giết người là gánh nặng gia đình và xã hội với căn bệnh thế kỉ chết người

c)Văn hóa không lành mạnh: truyện nhảm, phim bạo lực ngoài luồng ảnh hưởng lối sống mạnh được yếu thua và yêu cuồng, sống vội, quên đi tương lai.

3. Kết bài:

-Bài trừ: học sinh không tìm hiểu, không thử , không bắt chước vì tuổi còn nhỏ chưa biết đúng sai, dễ tiêm nhiễm 

-Vận động bạn bè không nên đến gần các tệ nạn đó.

CÁC BẠN ƠI GIÚP MÌNH LÀM BÀI VĂN NÀY VỚI MÌNH SẮP THI RỒI (KHÔNG CHÉP MẠNG NHA)

0
16 tháng 8 2018

Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tất cả các trò chơi điện tử đều phải được lên kịch bản gây nghiện để giữ chân và tăng số lượng người chơi, vì thế người chơi game rất dễ nghiện


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 2
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.

Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.

Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu ngừơi chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.

Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.

Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.

KHông chỉ thế hệ học sinh mà kể cả thế hệ trẻ và trung niên đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trò chơi điện tử, bên cạnh việc giải trí sau những giờ phút căng thẳng thì trò chơi điện tử sẽ gây mất tập trung, gây nghiện và ngốn rất nhiều thời gian của người chơi. Vì thế bạn cần phải cân bằng được khi chơi, hoặc tốt nhất là không nên chơi mà hãy chơi những trò chơi thể thao vận động hoặc các hoạt động khác ngoài trời. Hy vọng các bạn sẽ làm được 1 bài văn thuyết minh về trò chơi điện tử, game online hay và đạt điểm cao

16 tháng 8 2018

BÀI VĂ NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ LỚP 9 1
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 2
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.

Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.

Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu ngừơi chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.

Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.

Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.

Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.
Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu - chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...

Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng.

Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.

Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tố khắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.

Tình thương dó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì “Chị Dậu xám mặt” vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho". Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu. Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.

Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.

Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.

Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài.

Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm.

Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.

Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”.

Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.

Bạn chia như thế nào thì tuỳ bạn nha. k mik nha (^_^)

6 tháng 3 2019

VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

5. Nghị luận xã hội

5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.

- Yêu cầu:

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.

Yêu cầu:

+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

6. Nghị luận văn học.

6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Yêu cầu;

+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.

+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.

- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Yêu cầu:

+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:

7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.

7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả:

Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

          Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.