Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
bài: đồng chí
Từ “tri kỉ” trong thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người.
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
bài: ánh trăng
Từ “tri kỉ” trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác: ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, “tri kỉ” lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.
Đó là tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê cùng viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Đồng chí của tác giả: Chính Hữu - Bài thơ và tiểu đội xe không kính , tác giả: Phạm Tiến Duật
Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..
( dàn bài này mk lấy trên mạq ak, pn tham khảo nha)
Thân bài :
• Nguồn gốc :
- chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 12000 năm vào cuối kỉ băng hà – thời kì đồ đá. Tổ tiên loài chó gồm cả cáo và chó sói .
- Loài chó ngày nay được tiến hóa từ 1 loại chó nhỏ màu xám .
• Miêu tả :
- Trọng lượng từ 1 – 80kg. Là động vật 4 chân , ngực nở bụng thon ,chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo ( gọi là ngón con ) . NHững con chó có 4 móng treo gọi là Tứ túc huyền đề ( một loài chó rất khôn )
“Chó khôn tứ túc huyền đề
Tai thì hơi cúp , đuôi thì hơi cong”
- Não chó rất phát triển nên rất thông minh
- Mắt chó có 3 mí , 1 mí trên , 1 mĩ dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thùi tai và mắt chó không tốt bằng
- Tai chó cực thính , chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác ( mũi ) chó rất tuyệt vời , con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp những chó có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những cây nấm con con nằm trong rừng sâu . Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
- Chó có 2 lớp lông , lớp ngoài mượt mà mmoij người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét . Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những gày oi bức.
- Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm ( Tự kể chuyện )
- Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương, lúc mới ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần uổi , chúng có đến 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của chó là 42 chiếc.
• Các giống chó : ( tham khảo thêm )
- Chó Phốc : là loại chó nhỏ, gọn và cơ bắp, có bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối , là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Sống lâu Khoảng 15 năm và có thể hơn nữa.
- Chó Chihuahua : trọng lượng chỉ từ 3kg .Nhanh nhẹn, thông minh và không gây nguy hiểm,tấn công người, thân thiện với trẻ con. -Có hai loại Chihuahua : lông ngắn và lông dài. mắt hơi lồi, to , sáng trong, nhanh nhẹn trông thật ngộ nghĩnh với đôi tai luôn "vểnh" và hướng theo tiếng động. Màu lông: khá phong phú với trắng vàng,nâu,đen ,…
- Chó Béc-giê Đức : là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có .
Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi, công an.
Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .
• Lợi ích :
- Chó là loài gần gũi với con người là loài rất thông minh , chân thành , sống có tình nghĩa , trung thành với chủ . Giúp con người nhiều việc như : trông nhà , săn bắt , cứu hộ. kéo xe , trinh thám ,…
- ( Tự kể một câu chuyện )
- Chó là đề tài của phim ảnh : ( kể tên một số bộ phim ) “ Sói hoang “ , “ Một trăm lẻ một chú chó đốm ”
- Thịt chó : có tính ấm , nhiều đạm, là đặc sản của một số nước ở châu Á , có tên gọi : Cầy tơ , Mộc tôn , cây Còn ,..
- Lông chó dễ bám bụi . chứa nhiều vi khuẩn , phải tắm rửa sạch sẽ cho chó , tiêm phòng dại …….
GỢI Ý LÀM BÀI
_Em phải viết một lá thư, kể chuyện về thăm trường cũ. Lá thư đó em phải miêu tả quang cảnh trường em 20 năm sau.Trường sẽ hiện đại, nguy nga, bề thế khác hẳn hiện giờ.
_Em cần tưởng tượng 20 năm sau em là một người như thế nào? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu?
_ Bạn em, người nhận thư, tên gì? Ở đâu? Gia cảnh thế nào?
_Em cần suy nghĩ trong trường hợp nào mà em về thăm trường? Vì sao em muốn kể cho bạn nghe những điều em nghe , em thấy ? ( Ví dụ: Em là một Việt kiều về thăm quê, một thầy giáo được cử về làm hiệu trưởng, một doanh nhân đến tìm hiểu để đầu tư, phát triển trường hay đơn giản là một người cha đến xin học cho con...)
_Em cần nghĩ đến một cốt truyện, em trở về trường, xúc động trước sự thay đổi vượt bậc của trường, em muốn làm gì đó để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, em viết thư kêu gọi bạn bè cùng tham gia chẳng hạn.
_ Em hãy hình dung, trường em sau 20 năm phải thay đổi như thế nào? ( Yếu tố miêu tả)
+Ví dụ như quy mô, diện tích, vị trí vẫn như cũ hay được mở rông, nâng tầng cao hơn v...v...
+Cổng trường, sân trường, cây cối, vườn tược, bãi đậu xe, căn tin có như hồi em học?
+Cầu thang. lớp học của học sinh, phòng làm việc của thày cô, sân thể dục, phòng thí nghiệm...đã được hiện đại hóa như thế nào? Cái gì đã mất? Cái gì có thêm?( vd: bể bơi, nhà ăn, sân khấu, tầng hầm để xe, thư viện mở 24/24...)
_Em có gặp ai trong số thầy cô và bạn bè cũ. Cuộc gặp gỡ có làm em xúc động? Những kỉ niệm nào ùa về trong em? Những so sánh , liên tưởng? ( Yếu tố biểu cảm)
_Em đừng quên thời điểm miêu tả là mùa hè. Khi đó trong trường có những hoạt động gì hay hòan toàn vắng lặng? Nếu có thì những hoạt động ấy ra sao?
B DÀN Ý CHUNG:
I/ Mở bài: Nơi gửi thư, ngày tháng năm.
Lời xưng hô đầu thư.
Lí do gửi thư.
II/ Thân bài: Nội dung chính của thư. Kể chuyện thăm quê, thăm trường cũ. Những thay đổi, những hồi ức, nghĩ suy, cảm động.
III/ Kết bài:Lời nhắn gửi, lời chúc sức khỏe, kí tên.
C BÀI THAM KHẢO:
Bảo Định, 10 tháng 10 năm 2026.
Loan thân mến,
Bồ có ngạc nhiên không khi lá thư này được gởi đến bồ từ làng Bảo định, quê hương tụi mình? Cũng đơn giản thôi bởi như bồ biết, mình về Việt nam đã được 10 ngày. Ở Đà nẵng, quê nội của Cu Tí một tuần thì mình và " ông xã" quyết định " hành phương nam", nghĩa là đưa cháu về thăm quê ngoại. Bồ biết đấy, mình phải thắp hương cho ba mẹ mình vì khi ông bà mất, mình không có mặt. Hơn nữa, mình muốn Cu Tí hiểu được trọn vẹn hai tiếng " quê hương".
" Về phương nam thiết tha câu hò..." Không hiểu sao câu hát ngày nào còn bé cứ hiện lên dai dẳng trong tâm trí mình. Ra đi thấm thoắt đã gần 20 năm. Học hành, làm ăn, lấy chồng, sinh con...cuộc sống cứ như là cơn lốc cuốn mình trôi đi chẳng lúc nào dừng.Bởi vậy, về nước, bước xuống sân bay, mình có cảm tưởng như vừa sống lại. Mình chỉ còn là cô bé 17 tuổi ngày nào bước chân đi du học với bao hăm hở. Giờ đây đến lúc trở về, tuổi gần 40 mà sự hăm hở, háo hức vẫn còn nguyên vẹn. Cu Tý, con mình thì ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Cháu luôn miệng hỏi: " Tới rồi hả mẹ", " Mình đi đâu mẹ"? Mình trả lời con mà thực ra là nói với bản thân mình: Về quê! Về quê con ạ!". Hai tiếng ấy giờ đây mình mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng!
Rồi mình cũng đặt chân về tới quê mình, làng Bảo Định bên bờ sông Tiền yêu dấu. Mình lại được trở về với mái nhà xưa, nơi ba mẹ mình yên nghỉ. Đứng trước mộ song thân, đốt nén hương tạ tội mình thấy lòng vô cùng xúc động. Giá như ngày này mình còn gặp được ông bà...
Nhưng chưa hết Loan ơi, một điều xúc động bất ngờ ngoài dự kiến đã xảy đến với mình trong chuyến về thăm quê ấy. Đó là tình cờ mình qua lại ngôi trường tiểu học ngày xưa của bọn mình, nơi đã từng " khai tâm mở trí " cho lũ con nít làng mình hồi đó. Loan biết không? Trường vẫn nép mìng bên dòng sông Bảo Định như xưa. Có điều dòng sông hiền hòa ngày ấy của mình bé xíu giờ được khơi dòng đẹp đến ngất ngây. Sông không rộng lắm, không dạt dào cuồn cuộn sóng xô, cũng không trong xanh soi bóng da trời. Nhưng sông vẫn thơ, vẫn mộng, vẫn hiền hòa như một người tình chung thủy. Trước sao, sau vậy, đôi bờ sông, giờ đã đựoc kè đá phẳng phiu, sạch sẽ vẫn là những hàng dừa ngăn ngát một màu xanh, vẫn là nhũng vườn cây trái sum xuê, những canh đồng lúa xanh mơn mởn. Và dòng sông nữa, vẫn đục ngầu đặc quánh phù sa như ngày nào mình thường tắm mát, chơi đùa... Không có con sông ấy định vị và cái bảng tên trường không đổi thì có lẽ mình đã không nhận ra trường cũ được rồi. Bồ biết tại sao không? Bởi nó không còn như trong kí ức của bọn mình nữa, nghĩa là không phải là một dãy nhà lợp ngói, vách cây , xây trên nền xi măng cao nhằm tranh lũ. Giờ đây trường được mở rộng, xây tầng, sơn vôi, ốp đá...hiện đại chẳng kém gì trường của Cu Tí nhà mình bên ấy nữa đâu . Nhìn cảnh ấy mình vừa vui, vừa buồn lẫn lộn. Vui vì quê mình tiến bộ, thoát cảnh nghèo nàn. Vui vì thế hệ đàn em giờ được học hành trong trường lớp khang trang, đẹp đẽ. Nhưng buồn vì tâm trạng " người cũ" nhưng " cảnh đã khác xưa rồi". Hai cây phượng mà hồi
Nguồn: Giúp em đề tập làm văn số 2 lớp 9!? | Yahoo Hỏi & Đáp
P/s: Vẫn chưa trả nick cơ à?
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ngoài tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, còn có tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng.
"Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa chân dung người lao động mới, tiêu biểu là anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, có ý thức tự học, tự rèn luyện. Anh cũng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu đời, luôn lạc quan, yêu mến cuộc sống.
"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trên biển đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta trước những thành quả lao động của nhân dân. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật khỏe khoắn, đầy sức sống. Họ là những người lao động cần cù, gan dạ, luôn hăng say lao động, cống hiến cho quê hương, đất nước.
Từ nội dung của hai tác phẩm trên, ta có thể thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động của cha ông. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Bài làm
"Từ hai tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và "Đoàn thuyền đánh cá", ta thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước."
Bài Mẫu Số 1: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực
Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.
Trên đây là phần Nghị luận xã hội về lòng trung thực bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn và cùng với phần Soạn bài Việt Bắc để học tốt Ngữ Văn 12 hơn.
Bài Mẫu Số 2: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực
Hiện nay, trong xã hội thường xảy ra một số vấn đề cần giải quyết như nói tục, chửi thề, bạo lực học đường... Bên cạnh những vấn đề đó thì trung thực đang là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Vậy tai sao chúng ta cần phải trung thực trong cuộc sống.
Trung thực là một đức tính rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Chúng ta biết trung thực là nói thật trong mọi việc, thật thà trong gia đình, trung thực với mọi người trong xã hội. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện qua những kì thi trong trường học hoặc những việc làm trong xã hội. Ví dụ như trong trường học, đức tính trung thực biểu hiện trong giới học sinh như không có hiện tượng quay bài, chép bài hoặc xem bài của bạn,... và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam. Trong kinh doanh, nhất là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng hay kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Từ đây, chúng ta biết nếu rèn luyện đức tính trung thực thì chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống và được nhiều người kính trọng, tin tưởng.
Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tùy và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra thiếu thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong cuộc sống chúng ta không có trung thực thì mọi người và bạn bè sẽ tránh xa và không còn tin tưởng ở mình nữa.
Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nhưng đôi khi nói dối cũng giúp chúng ta làm được việc tốt. Ví dụ như trong nghành nghề bác sĩ, bệnh nhân đang mắc một căn bệnh không thể chữa được, bác sĩ sẽ nói dối là căn bệnh đó có thể chữa được để người bệnh có hi vọng sống tiếp.
Nói tóm lại, trung thực là dấu hiệu đạo đức của con người và xã hội. Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hơn.
Bài Mẫu Số 3: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực
Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Mà trong số đó, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.
Đức tính trung thực tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng những biểu hiện của nó lại vô cùng đa dạng. Riêng đối với người học sinh thì trung thực được thể hiện trong nhà trường, trong gia đình. Một học sinh có đức tính trung thực thì không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, làm bài với đúng khả năng của mình. Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ. Hay như đơn giản hơn là ở ngoài chợ, người bán trả lại thừa tiền cho ta thì với người trung thực ta luôn trả lại số tiền thừa ra đó. Ra ngoài đường, thấy người khác đánh rơi đồ thì luôn tìm cách trả lại. Còn trong kinh doanh thì trung thực lại được thể hiện ra ở chỗ người làm kinh doanh đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá lên một cách bất hợp pháp.
Trung thực vốn là một đức tính truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức. Bởi đã là học sinh thì bất cứ ai cũng có những điếm kém, điểm xấu, bị phê bình. Nhưng trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm đó thì sẽ giúp thầy cô, bạn bè, cha mẹ có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt hơn, kiến thức dần đầy đủ. Trung thực trong kinh doanh thì sẽ đem lại uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, việc làm ăn sẽ ngày càng thuận lợi. Hay bất cứ ở đâu, có đức tính trung thực thì con người ta sẽ được mọi người nhìn lại với con mắt thiện cảm, kính trọng. Nói tóm lại, một xã hội mà mỗi con người đều có đức tính trung thực thì xã hội sẽ trở nên trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.
Chỉ đáng tiếc rằng, trong cuộc sống, đức tính trung thực ta lại không thể thấy ở một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kì thi, nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã hội. Không thể tưởng tượng ra được những con người như vậy sẽ làm việc, xây dựng đất nước ra sao, sẽ đưa đất nước phát triển đến thế nào? Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ lãnh dạo các cơ quan đã rút ruột các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt hại của nhà nước hàng trăm tỉ đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nổi cộm. Không thể kể hết những hậu quả, ảnh hưởng từ nhỏ tới lớn của sự thiếu trung thực trong đời sống.
Cũng may mắn rằng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Đức tính trung thực còn có ở ngày nay chính là do bề dày truyền thông lâu đời của dân tộc ta. Rồi nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục sâu sắc trong nhà trường mà đức tính trung thực vẫn còn được gìn giữ. Có đức tính trung thực trong mỗi một con người thì xã hội ngày càng trở nên văn minh, con người càng phát triển; còn thiếu sự trung thực sẽ chỉ làm cho xã hội thụt lùi đi so với sự phát triển của nhân loại cùng với những hậu quả khôn lường.
Có lẽ cùng chính vì vậy mà từ lâu, nhân dân ta đã đặt đức tính trung thực là một trong những đức tính cơ bản, hàng đầu. Chúng ta cần ngày càng phát huy đức tính truyền thống này ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời phải đẩy lùi, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của việc thiếu trung thực trong đời sống.
Gìn giữ, phát huy truyền thống vốn có của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi học sinh trong chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tôi tin rằng nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân chúng ta và cả xã hội.
Bài Mẫu Số 4: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực
Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng,... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: "Ăn ngay nói thẳng".
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là "đức tính trung thực". Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,...
Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ "tín" trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất việc dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự dối trá và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè, không ngừng học tập tốt Năm điều Bác Hồ dạy "...Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm".
Bài Mẫu Số 5: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực
Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những mặt xấu và những mặt tốt, trong một con người chúng ta cũng vậy, cũng có những mặt tốt và những mặt xấu. Mặt tốt ấy là những đức tính tốt còn mặt xấu là thói xấu. Mà những tật xấu lại rất dễ làm cho ta tha hóa về đạo đức còn những đức tính tốt lại phải rèn luyện cả đời mới có được. Một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải rèn luyện đó là đức tính trung thực trong cuộc sống.
Trước hết nên hiểu trung thực là gì?. Trung thực là một đức tính tốt của con người mà ở đó sự thật thà với những sự thật được biểu hiện rất rõ. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Tóm lại chân thực là những gì ngay thẳng chân chính cho nên nó trở thành một đức tính tốt đẹp của con người chúng ta. Cũng chính vì thế mà chúng ta nên rèn luyện và giữ gìn nó.
Đức tính tốt đẹp ấy được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày mà đơn giản nhất là trong học tập. Học đường là nơi rèn luyện tốt nhất tạo tiền đề cơ bản nhất về tính trung thực để làm nền tảng cho việc trở thành một con người có đức tính trung thực sau này. Trung thực trong học tập được thể hiện rất rõ khi những cô cậu học sinh biết chấp nhận những gì mình làm sai để sửa lại cho đúng, biết chấp hành nội quy của trường của lớp. Đơn giản là khi cô giáo giao bài tập về nhà thì phải làm và đến lớp trả bài cho thầy cô giáo. Trong những kì thi của trường tuyệt đối không sử dụng tài liệu hay quay cóp bài của người khác. Tự học và tự làm theo khả năng của mình. Như thế không những là trung thực mà còn giúp cho chúng ta học tập tốt hơn khi biết được những lỗ hỏng và kịp thời sửa lại.
Thứ hai là trong cuộc sống của chúng ta mà tiêu biểu nhất là khi đi làm việc. Khi lớn lên con người chúng ta càng ngày càng có nhận thức hơn và đồng thời cũng càng ngày càng có những cạnh tranh nhất định trong công việc với người khác. t. Tóm lại nếu đã trung thực thì con người ta vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi hay sự ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân của mình để tôn trọng chấp nhận những lẽ phải những chân lý, biết chấp nhận những kỉ luật của các cấp tổ chức cao hơn khi mình làm sai.
Thật vậy nhân dân ta có truyền thống trung thực và tổ tiên ta cũng rất coi trọng trung thực. Có lẽ vì thế cho nên tổ tiên đã thể hiện những lời khuyên của mình về tính trung thực cho chúng ta hiện nay qua câu tục ngữ " Cây ngay không sợ chết đứng". Tấm gương cho tính trung thực thì có nhiều nhưng có lẽ một tấm gương mà cả dân tộc ta ai cũng biết đến đó chính là Bác Hồ. Người hội tụ đầy đủ tất cả những gì về đức tính tốt đẹp con người. Trong đó có đức tính trung thực. Bác thẳng thắn chỉ ra những con đường sai của các bậc tiến bối của mình, phê phán những cán bộ Đẳng viên dấu dốt hay đạo đức giả. Không những thế đức tính trung thực còn là một trong những tư tưởng mà Hồ Chí Minh gây dựng tích lũy được trong quá trình hoạt động của mình.
Như vậy có thể nói đức tính trung thực là một đức tính vô cùng đẹp. Những người có đức tính này thường được mọi người quý trọng bởi vì lẽ phải hay chân lý thì luôn luôn được mọi người tán thành. Chỉ có những thứ giả dối mới không bền chặt được thôi chứ đã là sự thật thì dù cho không thích thì nó vẫn cứ là sự thật. Chính vì thế mà mỗi chúng ta nên xây dựng cho mình một đức tính trung thực để được sự yêu mến của những người xung quanh mình. hơn nữa có như thế thì chúng ta mới thật sự là con người trưởng thành.
#Buồn
Hình đâu vậy chị
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !
Chào mừng hội trại 26/3 kỉ niệm XX năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, sau đây là phần thuyết minh về trại của chi đoàn XX:
Biển đảo Việt Nam chính là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua muôn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt chính là đất nước, là cuộc sống và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt luôn ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương và vô cùng cảm động. Trên hết đó là lòng kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Trại 26/3 của lớp XX được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay phấp phới trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc và quê hương lên trên hết cũng như cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc chính là huy hiệu Đoàn, một biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…
Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (dáng chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng là vật đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Mặc dù trong phong ba bão táp thế nhưng nó vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta cùng hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn XX. Góc sáng tạo trẻ này chính là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, lòng nhiệt huyết và say mê của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.
Như nhà thơ Trúc Chi đã từng viết:
"Đêm trăm ngàn móng vuốt
Giá cào mặt sóng phủ đầu
Không tắt ngôi sao trong mắt
Đảo vẫn đứng bên nhau"
Đó chính là một bức tranh biển đêm trong mùa giông bão. Và giữa nơi đầu sóng ngọn gió ấy những người lính đảo vẫn bình thản, điềm nhiên ngay giữa bão giông, sóng gió khơi xa. Bởi lẽ, ở họ luôn hiện hữu một niềm tin rằng: “Tổ quốc nhìn từ biển” và vì biển đảo luôn là một phần máu thịt vô cùng thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu! Từ rất xa xưa, biển - đảo đã là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo nên một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn cũng như sự phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước chính là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá khứ. Với dân tộc ta, chiến tranh đã lùi xa thế nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt,... Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển đảo Việt Nam càng có tầm quan trọng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, 2 từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là một điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, hệt như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại và ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời quê hương.
Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, để chúng em có thể gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết minh của chi đoàn XX chúng em.
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Chúc hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất
Bông's Bánh's Béo's 2017-10-03 11:50:57
hay
2 9
2017-03-16 12:19:33
Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: biển đảo quê hương
Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn !
Để chào mừng Hội trại kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, tập thể Chi đoàn XX chúng em xin mang đến hội trại những thông điệp riêng của mình. Điều đó được thể hiện qua cổng trại này, chúng em muốn gởi gắm vào đó chính là tình yêu với biển đảo, với quê hương.
Trên cao nhất, theo hướng của huy hiệu Đoàn chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở chúng em rằng: đã là đoàn viên thanh niên thì phải luôn đặt Tổ quốc, quê hương lên hàng đầu và phải cố gắng học tập để vươn cao và vươn xa hơn nữa…
Với nguyên liệu đơn giản từ tre, trảy chúng em đã tạo nên hình ảnh mái nhà sàn của đồng bào dân tộc H’re anh em. Với mái lợp bằng rơm rạ cùng chiếc mõ gió quay suốt ngày đêm để thể hiện một cuộc sống bình yên và no đủ trên quê hương Ba Tơ. Và chiếm 1 phần không gian tương đối lớn của cổng trại là hình ảnh của 1 con tàu. Đó là những con tàu không số vượt biển năm xưa, và đấy cũng là những con tàu đánh cá hôm nay. Mặc dù chỉ với phương tiện thô sơ cùng với lòng dũng cảm và tình yêu đất nước, tình yêu biển cả vẫn mãi hiên ngang giong buồm hướng về phía biển Đông để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Khi nói về biển đảo, Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết rằng:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”
Những con tàu ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Dù cho hôm nay chiến tranh đã lùi xa nhưng những kẻ tham lam vẫn còn nhiều tham vọng, biển Đông chắc chắn vẫn còn dậy sóng vì vậy biển luôn cần sự sẻ chia, sự tiếp sức từ phía đất liền.
Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Trường Sa còn được biết đến thông qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo của Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của người lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực cũng như nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo.
Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất đối với các anh đó chính là phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian luôn khiến con người ta cảm thấy chơi vơi và đơn độc hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình trở thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc và trong đó có cả người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, các anh không chỉ mang đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà còn cho cả dân tộc.
Chúng em xin mượn âm thanh của sóng biển, xin mượn những âm thanh từ núi rừng Ba Tơ để gửi tới các chiến sĩ hải quân đang nơi đầu sóng ngọn gió, những người đang ngày đêm góp sức dựng xây dựng quê hương Ba Tơ sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết minh của em
Chúc cho hội trại thành công tốt đẹp
Một lần nữa xin cảm ơn!
bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất
3 11
2017-03-16 12:43:55
Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Tre Việt Nam
Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:
Kính thưa BGK! Nhìn vào cổng trại của chúng em thì có thể nhận ra hầu như được thiết kế bằng tre. Có thể nói rằng cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị, đầy sức sống, dẻo dai chống chịu mọi thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm.
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức của mỗi người Việt, cây tre chiếm vị trí vô cùng sâu sắc và lâu bền được coi như là biểu tượng của người Việt đất Việt,… Từ ngày bé, em cũng đã được học bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, đầy thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ bao đời nay đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt Nam. Tre hiến dâng bóng mát cho đời cũng như sẳn sàng hy sinh tất cả…
Ta cũng có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có nhiều nét tương đồng với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy hay rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt Nam. Tre có bộ rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì vậy, tre được ví như con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước cùng người Việt thì tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam và cũng là cái đẹp Việt Nam.
Tiếp theo, em xin mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào bên trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại chính là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng! Phía bên dưới là ảnh của Bác Hồ, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em muốn dâng lên cho Bác - Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa rực rỡ sắc màu mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần hơi đơn giản, không quá cầu kì. Thế nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng cùng những giọt mồ hôi và những đôi tay của các thành viên của lớp XX, nó sẽ mãi mãi tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em.
Một lần nữa, em xin thay mặt lớp cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa về ngày 26/3 dành chúng em. Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi cũng như không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Phần thuyết minh của em đến đây là kết thúc.
Kính chúc BGK cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe!
Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe.
Em xin hết!
bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất
Bông's Bánh's Béo's 2017-10-03 11:52:35
hay
4 7
2017-03-16 13:09:48
Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Khát vọng
Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:
Nhân kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường XX phối hợp với Đoàn xã tổ chức Hội trại để ôn lại những chặng đường vẻ vang phát triển của Đoàn. Về với hội trại lần này, chi đội lớp XX xin trình bày một kiểu cổng trại với tên gọi: Khát vọng
Tuổi trẻ chính là tuổi của những ước mơ, hoài bão và khát vọng muốn vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống, cũng chính là khoảng thời gian để cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Và cũng chính những khát vọng đã giúp tuổi trẻ bay cao, bay xa để vươn tới những chân trời mới, góp phần xây dựng đất nước như Bác Hồ kính yêu đã mong ước. Cổng trại của chúng em dùng nguyên vật liệu rất giản đơn nhưng vô cùng gần gũi với mọi người dân Việt Nam đó chính là tre, nứa. Tre nứa là thứ dễ kiếm, dể làm đồng thời giá thành cũng lại rẻ mà có ý nghĩa vô cùng. Từ ngàn đời nay, tre nứa được xem là một hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, ngay thẳng, dẻo dai và thuỷ chung. Nó gắn liền với cuộc sống thường ngày: “Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong vào xe tăng, đại bác của quân thù”.
Phía trên cổng trại, ở vị trí cao nhất chính là lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, như muốn nhắc nhở mọi người rằng hãy yêu quí mảnh đất thiêng liêng mà nhiều thế hệ đã dựng xây. Còn phía bên phải cổng trại là Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với cánh tay nắm chắc lá cờ hệt như muốn thể hiện về một chân lí sáng ngời: Đoàn thanh niên là đội hậu bị tin tưởng và cũng là cánh tay phải của Đảng, mỗi khi đất nước cần thì thanh niên có, mỗi khi đất nước khó khăn thì thanh niên luôn sẵn sàng. Phía bên trái chính là huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh, hình tượng măng non mọc thẳng chính là biểu hiện của sự mạnh mẽ, trẻ trung tiếp bước cha anh để tiếp quản đất nước trong tương lai.
Tóm lại, với cổng trại trên, chi đội chúng em mong muốn gửi đến các bạn học sinh một thông điệp rằng: Khát vọng là một yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh như chúng mình. Chúng ta phải sống có khát vọng trong học tập cũng như trong rèn luyện để mai sau trở thành những đứa con ngoan, những người trò giỏi có ích cho đời.
Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống.
Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
bài thuyết minh về trại 26/3 hay nhất
5 6
2017-03-16 13:26:03
Bài thuyết minh về trại 26/3 với chủ đề: Ra khơi
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Em là XX xin thay mặt tập thể lớp XX trình bày bài thuyết minh về cổng trại với chủ đề: "Ra khơi''. Em xin được phép bắt đầu.
Như quý thầy cô đã thấy, tổng thể cổng trại của chúng em có hình chiếc thuyền, con thuyền mang tên “Chi đoàn XX”. Con thuyền này là thứ chở những niềm tin, ước mơ, hy vọng của chúng em vươn xa đến những chân trời mới.
Tiếp theo, em xin mời mọi người cùng hướng mắt lên phía trên, là nơi có hình tượng hai bàn tay chụm vào nhau. Thưa quý thầy cô cùng các bạn! nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết rằng:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Vâng! Bàn tay chính là kết tinh sức mạnh của con người, là thứ công cụ tốt nhất để con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. Đối với chúng em – thế hệ tương lai của đất nước, bàn tay ấy còn chứa đựng tất cả sức lực, tinh thần cũng như lòng nhiệt huyết để chúng em có thể vững bước, tự tin xây dựng đất nước. Dù cho biết rằng con đường ấy còn lắm gian nan, trắc trở thế nhưng chúng em luôn tin rằng dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Đoàn TNCS HCM, thì không gì là không thể.
Trải qua những chặng đường đầy thử thách. Ngày hôm nay, bàn tay này sẽ mang theo những thành tích, những hoa thơm trái ngọt để dâng lên Bác Hồ kính yêu, cùng với đó là những lời hứa sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa "hồng" vừa "chuyên": “Hồng” là đạo đức, tư tưởng và “chuyên” là chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, để thực hiện được những điều lớn lao ấy, việc đầu tiên mà chúng em cần làm ngay lúc này đó chính là phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức cũng như nhân cách, đạo đức của mình. Dưới mái trường này, trong khoảng thời gian qua đã có biết bao lớp người học tập, lớn lên và trưởng thành, cũng như đã đào tạo biết bao công dân có ích cho đất nước, và chúng em luôn cảm thấy tự hào khi mình là một trong những thế hệ đó.
Nhân dịp kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn, tuổi trẻ chúng em quyết tâm thi đua lập thành tích, phát huy hơn nữa những thế mạnh của bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng em cũng hy vọng năm học này sẽ đạt được nhiều điểm 10, nhiều thành tích để dâng tặng thầy cô, khiến thầy cô vui lòng.
Con thuyền "" Chi đội XX"" ra khơi chở theo tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết và chở cả những hoài bão, hy vọng dưới nền tảng vững chắc, tự hào bởi những thế hệ đã đi qua, sẽ từng bước vươn ra đại dương, đương đầu với mọi con sóng dữ và một ngày không xa nó sẽ quay về chất đầy những thành quả tươi đẹp.
Bài thuyết minh của em đến đây là kết thúc. Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.