K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

Năm 1954 là cuộc chiến diễn ra ơ điện biên phủ,1 nơi đã đô bn sương máu của các anh hùng liệt sĩ cho chúng ta dc hưởng nền độc lập hôm nay.Tôi thật sự rất biết ơn những n đã hi sinh vì to quốc này và sẽ cô gắng trở thành 1 con người thật tốt cho nc nhà

21 tháng 1 2022

bn là gì đấy

23 tháng 1 2022

Tham khảo:
Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.
 

23 tháng 1 2022

Tham khảo

Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.

 
12 tháng 1 2023

Lúc mới là một thanh niên Bác Hồ đã lo tìm đường cứu nước. Một người thông minh, dũng cảm đã thế còn đề cao nhân dân lên trước ấy vậy mà khiêm tốn vô cùng. Thế nên mọi người trên nước ta và ngoài nước luôn luôn kính trọng bác. 
nhớ tick cho mình nhé

19 tháng 1 2023

Nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.

 

26 tháng 11 2023

1.

- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.

- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. 

- Diễn biến: 

+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.

+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. 

+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. 

+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. 

+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.

- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

- Thân bài: 

+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.

30 tháng 9 2023

Dưới đây là đoạn văn viết về người bố trong câu chuyện : Cái răng khểnh       

Người bố trong văn bản là một người bố yêu thương con, dạy dỗ cho con nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ông đã kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn. Ông bảo con nhắm mắt, dẫn đi chạm từng bông hoa một, chỉ cho con ngửi rồi gọi tên bông hoa. Ông đã thành công gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình. Không chỉ vậy, người bố còn gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết. Ông dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời. Như vậy có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu. 

25 tháng 11 2023

Bày cho tui với 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Tuy anh còn nhỏ tuổi nhưng rất thích hoạt động cách mạng ,mọi công việc được giao anh đều hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc . Kim Đồng thường cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Anh đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu khi tuổi đời còn nhỏ. Dù đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh anh sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Kim Đồng đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo!

26 tháng 11 2023

Bài tham khảo: Chọn đề 1

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

29 tháng 9 2023

Tham khảo: 

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.1. Chuẩn bị.- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),- Điều gì ở...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

1. Chuẩn bị.

- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),

- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)

- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào? 

2. Tìm ý.

3. Góp ý và chỉnh sửa.

- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.

- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.

- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1.
Bài tham khảo:

- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.

- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.

Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.

Triển khai:

- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: 

+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.

+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.

+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.

Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có

24 tháng 1 2024

có bài văn nào vừa dài vừa hay không ạ?

29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo: 

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn. 
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu 1:

Đề 1.

- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.

Đề 2

- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu 2:

Đề 1.

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình.

Triển khai

- Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con.

- Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn.

Kết thúc

- Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động.

- Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ.  

Đề 2

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật.  

Triển khai

- Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ.

- Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người.  

Kết thúc

Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.