Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. ... Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.
-Hiện tượng sấm sét là một hiện tượng vật lý.
-sấm sét là một hiện tượng vật lý do sự tương tác giữa các điện tích và dòng điện trong không khí.
ALO còn ai không năm 2023 sao toàn tin nhắn năm 2021 , 2016
- Trong cơn mưa giông có sấm sét, góp phần biến O2 thành O3 theo phương trình:
3O2 --tia lửa điện cao áp--> 2O3.
Ozon có màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, có tính oxi hóa rất mạnh dùng để tẩy trắng & diệt khuẩn. Với một hàm lượng nhỏ O3 trong không khí, người ta không cảm thấy mùi nồng đặc trưng, mà trái lại O3 cho ta cảm giác trong lành, thanh khiết.
- Một phần mưa cuốn đi bụi bẩn trong không khí, góp phần làm cho không khí trong lành hơn.
Câu 4:
Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
3O\(_2\) → 2O\(_3\)
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Câu 5:
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
Câu 1:
- Vì khi ở phòng kín lượng oxi càng ngày càng giảm vì cơ thể đã lấy để sử dụng và khí cacbonic càng nhiều vì cơ thể đã thải ra nên khi đông người thì không có đủ oxi để dùng nên thấy ngột ngạt
Câu 2: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100314041838AAz7o0e
a)
Khi đun nóng miếng đồng sẽ xảy ra phản ứng:
2Cu + O2 --to--> 2CuO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mCu + mO2 = mCuO => mCuO > mCu
=> Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên.
b) Vì Ca(OH)2 sẽ tác dụng với CO2 có trong không khí, tạo ra kết tủa trắng CaCO3
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3\(\downarrow\)
c) Vì sắt tắc dụng với O2 trong không khí
3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
- Biện pháp:
+ Bôi dầu, mỡ chống gỉ sét lên đồ vật nhằm không cho kim loại tiếp xúc với không khí.
+ Tránh để đồ dùng nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Sau cơn mưa, nếu bạn dạo bước trên đường phố hoặc trên đồng ruộng bạn sẽ cảm thấy không khí trong lành hơn. Đó là vì hai nguyên nhân: Một là, nước mưa đã rửa sạch hầu hết các luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí. Hai là, tia sét gây nên các biến đổi hóa học, trong đó có một lượng ô-xi biến đổi thành ô-zôn.
Ô-zôn cũng là ô-xi, nhưng là ô-xi ở trạng thái mới, một phân tử ô-xi có 2 nguyên tử còn một phân tử ô-zôn có 3 nguyên tử ô-xi.
Khi bạn đóng động cơ điện trong xưởng máy, bạn sẽ thoáng ngửi thấy mùi hắc của ô-zôn. Đó là các phân tử ô-zôn đã lan truyền trong không khí và đi vào mũi của bạn.
Thế ô-zôn từ đâu mà có? Thực ra ô-zôn được sinh ra khi các tia lửa điện đánh trong không khí, khi đó các phân tử ô-xi ở xung quanh tia lửa điện sẽ bị kích thích và biến thành ô-zôn. Tia lửa điện có thể được sinh ra do sấm sét hoặc tại các chỗ tiếp xúc của nguồn điện áp cao, …
Ô-zôn đậm đặc thường có màu tím nhạt, mùi rất hắc, có khả năng ô-xi hóa rất mạnh, ô-zôn có khả năng tẩy trắng và sát trùng. Ngày nay người ta thường dùng ô-zôn để lọc sạch nước (thay cho việc dùng Clo) để tiêu độc, sát trùng và cải thiện chất lượng nước sinh hoạt.
Ô-zôn nồng độ loãng sẽ không gây mùi hắc, mà còn khiến ta có cảm giác tươi mát. Sau cơn giông, trong không khí có một lượng nhỏ ô-zôn vì thế mà không khí sạch sẽ và trong lành hơn.
Trong các rừng tùng, rừng thông, nhựa thông rất dễ bị ô-xi hóa để giải phóng ô-zôn. Vì vậy không khí trong các khu rừng này thường trong lành hơn và các khu điều dưỡng, chữa bệnh thường được bố trí gần các rừng thông.
Nguyên tử ozone gồm 3 nguyên tử Oxy (O3), vốn là chất khí không bền nên dễ dàng chuyển hóa thành Oxy.
Trong tự nhiên, sau các cơn mưa có giông, sấm sét, dưới tác dụng của điện trường cao đã kích thích các nguyên tử Oxy tạo thành Ozone. Trên tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia tử ngoại (UV) từ mặt trời, các nguyên tử Oxy hấp thụ các bức xạ tử ngoại này biến thành Ozone, do Ozone không bền vững nên nhanh chóng biến thành Oxy và chu trình mới được lặp lại. Khí Ozone có tính khử độc cao do đó sau cơn mưa có sấm sét bầu không khí trở nên trong lành hơn.