Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để viết bài tập làm văn theo đề bài: " Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập" chọn hệ thống luận điểm (1 ) vì:
+ Luận điểm có tính đúng đắn.
+ Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.
+ Được sắp xếp theo trình tự hợp lý
Tham khảo nha em:
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Tham khảo nha em:
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lý ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đấy đủ nguyên lý ấy, chân lý ấy.
Vậy thế nào là "’học đi đôi với hành”? Thế nào là "theo điều học mà làm"? Học là học tập, học văn hoá, ngoại ngữ… học lý thuyết về khoa học kỹ thuật… Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hoá, lý thuyết, vừa tập tành vận dụng; lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lý thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được để làm ăn, phải biết làm theo điều đã học để phục vụ sản xuất, phục vụ cho việc tu dưỡng rèn luyện của bản thân và ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ "Học là bắt chước, học là cần cho biết, học là để mà làm".
Học đi đôi với hành là cách học phải hiểu và ứng dụng điều học có hiệu quả, điều đó khác với việc học chay, học vẹt, học lý thuyết suông, học một cách máy móc, sáo rỗng, có thể đọc nghìn cuốn sách "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn Phu Tử chê trách. Cho nên học tập phải thu nhận được kết quả thiết thực và hữu ích.
Học luân lí để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội và nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa… mà còn để bồi dưỡng tâm hồn… Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nóỉ một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật… cho oai! Nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên cực kỳ quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kỹ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính… đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phổ thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xoả đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh… không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp… là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo… trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng, cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lý thuyết được khắc sâu, lý thuyết được thực hành soi sáng, vừa học tập, vừa ôn vừa luyện nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi: "Tuổi trẻ sáng tạo" ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phật minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập; sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kỹ thuật, để phục vụ công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật”, mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" – 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hoà bình"…
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.
II.Thân bài
1.Giải thích
- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…
2.Tại sao phải bài trừ ma tuý
- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội.
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.
- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS,lao phổi...
-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.
3.Làm sao để nói không với ma tuý?
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.
III.Kết bài:
- Rút ra kết luận
- Nêu ra suy nghĩ của bản thân
Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm.
Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp.
Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt.
Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích
Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn.
I/ Mở bài:
Theo vòng quay của thời gian, chúng ta trưởng thành dần. Trình độ học vấn cũng nâng cao theo. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải học nhiều môn học hơn với một lượng kiến thức không nhỏ. Nếu chúng ta vẫn giữ cách học thuộc lòng ê a như những năm Tiểu học, chắc chắc sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chương trình học bậc Trung học cơ sở. Do vậy, việc đổi mới phương pháp học tập và một việc làm cần thiết đối với học sinh bậc Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 8
. II/ Thân bài:
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 – 1791, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết : “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm…”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp học tập. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh chúng ta hiện nay.
Trước đây, trong xã hội cũ, người thầy luôn đóng vai trò trung tâm của mọi hoạt động học tập trong nhà trường. Việc học của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào người thầy giảng dạy. Cho nên, cách học tập của học sinh là cách học thụ động theo sự điều khiển định hướng dẫn dắt của thầy cô. Thầy ôn gì, trò học nấy, thầy chỉ dẫn sao trò nghe và làm theo như vậy. Cách học từ chương theo kiểu cũ thường được gọi là học gạo, học vẹt, học làu làu mà không hiểu hết những gì mình đọc. Vì thế, khi gặp một bài tập hay một tình huống thực hành hơi phức tạp, học sinh không thể chủ động giải quyết một cách rốt ráo được.
Về chương trình học tập ở bậc trung học của chúng ta hiện nay, so với chương trình Tiểu học thì số lượng môn học và số lượng kiến thức trong từng bài học cũng tăng vọt lên đáng kể. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cách học như thế nào cho phù hợp?
Chắc chắn, ta không thể giữ phương pháp học tập thụ động, máy móc theo kiểu học gạo, học vẹt mà xa rời thực tế như cách học truyền thống trước đây rồi. Những cách học ấy ngày nay không còn phù hợp với yêu cầu học tập ngày một tăng cao, khi mà tính năng động sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình giải bài tập luôn được các nhà giáo dục chú trọng. Một phương pháp học tập không còn phù hợp với chương trình học tập, tất yếu sẽ không đưa lại kết quả tốt đẹp.
Theo phương pháp học tập mới, học sinh chúng ta đóng vai trò chủ động trong việc tiếp cận với kiến thức mới qua sự định hướng gợi mở của thầy cô. Muốn thực hiện được vai trò này, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, thay thế cách học thụ động bằng phương pháp học chủ động, sáng tạo, học kết hợp với thực hành. Nhờ chủ động đọc sách tìm hiểu bài trước khi đến lớp mà chúng ta sẽ nhanh chóng nắm vững nội dung bài giảng của thầy cô, nhờ biết kết hợp việc học với luyện tập các hình thức bài tập khác nhau, hoặc tăng cường các thao tác thí nghiệm thực hành mà kiến thức đã học được củng cố và khắc sâu.
Tuy nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ thay đổi, chất lượng học tập sẽ nhanh chóng được nâng cao. Thậm chí, khi thay đổi một thói quen cố hữu trong việc học , thời gian đầu chất lượng học tập có thể bị sút giảm là khác. Nhưng, nếu biết vận dụng đúng đắn các phương pháp học tập và biết kiên trì bền bỉ thay đổi những thói quen xấu, chất lượng học tập sẽ dần dần được cải thiện và nâng cao hơn.
Đổi mới phương pháp học tập cũng không có nghĩa là bắt chước cách học của người khác một cách máy móc, tuỳ tiện. Nên nhớ, phương pháp học tập ngoài phần cốt lõi là các yếu tố năng động, sáng tạo, kết hợp với thực hành, ta còn phải căn cứ vào điều kiện khách quan chủ quan của bản thân để đề ra một cách học đúng đắn. Một bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ít có thời gian học thêm ngoài giờ, ít có thời gian nhà rỗi vì bận việc nhà chắc chắc sẽ phải chọn cho mình một cách học khác với các bạn có điều kiện về thời gian và vật chất..
Một điều nữa, sau khi thay đổi phương pháp học tập và đạt được những kết quả khả quan thì ta không nên thay đổi nữa. Bởi vì việc thay đổi ấy chỉ tổ mang lại những khó khăn, phức tạp và bất lợi hơn mà thôi.
III/ Kết bài:
Tóm lại, để đáp ứng xu thế đổi mới trong việc dạy và học của nền giáo dục đương đại, học sinh chúng ta cần phải biết thay đổi cách nhìn về việc học, cần thay đổi các phương pháp học tập sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân. Có như vậy, chất lượng học tập mới được nâng cao.
Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm.
Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp.
Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt.
Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích
Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn
yahoo phải ko bạn
mink thấy cũng hay nhưng hơi ngắn