K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

Tham khảo:

*Tác dụng của Ngôi kể thứ nhất : 

 Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả 

Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện 

Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.

 

 * Tác dụng của Ngôi kể thứ ba

 

Kể theo ngôi thức ba: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. 

VD: trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể. 

 

25 tháng 10 2021

Gửi bạn @themtrut

`->` Tác dụng của Ngôi kể thứ nhất :
 Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả 

14 tháng 11 2021

Hãy lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

 Cu(ll) và O Fe(lll) và CI(l) Na(l) và S(ll)

Mg(ll) và OH(l) AI(lll) và No³(l)

14 tháng 11 2021

Giúp mình đi

Giúp mk vs ạCâu 1: “Cô bé bán diêm” thuộc loại truyện nào? *1 điểmA. Tiểu thuyết.B. Truyện ngắnC. Truyện dàiD. Truyện kíCâu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? *1 điểmA. Ngôi thứ nhấtB. Ngôi thứ haiC. Ngôi thứ baD. Ngôi thứ nhất số nhiềuCâu 3: Trong câu văn: “Mọi người bảo nhau:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất...
Đọc tiếp

Giúp mk vs ạ
Câu 1: “Cô bé bán diêm” thuộc loại truyện nào? *

1 điểm

A. Tiểu thuyết.

B. Truyện ngắn

C. Truyện dài

D. Truyện kí

Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? *

1 điểm

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3: Trong câu văn: “Mọi người bảo nhau:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”, các vế của câu được nối với nhau bằng phương tiện nào? *

1 điểm

A. Cặp quan hệ từ và dấu phẩy

B. Một quan hệ từ và dấu phẩy

C. Dấu phẩy, quan hệ từ và dấu hai chấm

D. Dấu hai chấm và dấu phẩy

Câu 4: Dấu hai chấm trong câu văn: “Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm !”...” được dùng để: *

1 điểm

A. Đánh dấu phần thuyết minh

B. Đánh dấu phần bổ sung thêm

C. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích.

D. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

Câu 5: Từ “Chắc” được tác giả sử dụng trong câu“Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” thuộc từ loại: *

1 điểm

A. Thán từ

B. Tình thái từ

C. Trợ từ

D. Đại từ

Câu 6: Câu văn:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” ta thấy thái độ của người qua đường đối với em bé như thế nào? *

1 điểm

A. Thờ ơ vô cảm

B. Tò mò

C. Thương hại

D. Quan tâm xót thương

Câu 7: Câu văn:“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? *

1 điểm

A. Nói quá

B. Liệt kê

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích là: *

1 điểm

A. Không khí tươi vui ngày đầu năm mới

B. Thể hiện niềm thương xót của người qua đường

C. Cái kết đầy tính nhân văn của truyện

D. Cái chết thương tâm của em bé bán diêm

0

TK
- Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì đã diễn ra với nhân vật.
-“Anh Tuấn và cậu Tú cùng đi chơi với nhau. Hai anh em đang tung tăng vừa đi vừa nhảy như sáo trên con đường làng. Bỗng có tiếng người kêu cứu ngoài bờ sông:
-Bà con ơi, có người chết đuổi. Ngay lúc đó anh Tuấn và cậu Tú cùng ra bờ sông xem sao. Ra đến bờ sông, thấy một em bé đang kiệt sức không bơi được. Anh Tuấn liền cởi áo nhảy xuống sông bơi ra cứu đứa bé”.

9 tháng 12 2021

 Khi người kế giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kế như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 1: “Cô bé bán diêm” thuộc loại truyện nào? *1 điểmA. Tiểu thuyết.B. Truyện ngắnC. Truyện dàiD. Truyện kíCâu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? *1 điểmA. Ngôi thứ nhấtB. Ngôi thứ haiC. Ngôi thứ baD. Ngôi thứ nhất số nhiềuCâu 3: Trong câu văn: “Mọi người bảo nhau:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy...
Đọc tiếp

Câu 1: “Cô bé bán diêm” thuộc loại truyện nào? *

1 điểm

A. Tiểu thuyết.

B. Truyện ngắn

C. Truyện dài

D. Truyện kí

Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? *

1 điểm

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3: Trong câu văn: “Mọi người bảo nhau:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”, các vế của câu được nối với nhau bằng phương tiện nào? *

1 điểm

A. Cặp quan hệ từ và dấu phẩy

B. Một quan hệ từ và dấu phẩy

C. Dấu phẩy, quan hệ từ và dấu hai chấm

D. Dấu hai chấm và dấu phẩy

Câu 4: Dấu hai chấm trong câu văn: “Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm !”...” được dùng để: *

1 điểm

A. Đánh dấu phần thuyết minh

B. Đánh dấu phần bổ sung thêm

C. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích.

D. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

Câu 5: Từ “Chắc” được tác giả sử dụng trong câu“Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” thuộc từ loại: *

1 điểm

A. Thán từ

B. Tình thái từ

C. Trợ từ

D. Đại từ

Câu 6: Câu văn:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” ta thấy thái độ của người qua đường đối với em bé như thế nào? *

1 điểm

A. Thờ ơ vô cảm

B. Tò mò

C. Thương hại

D. Quan tâm xót thương

Câu 7: Câu văn:“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? *

1 điểm

A. Nói quá

B. Liệt kê

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích là: *

1 điểm

A. Không khí tươi vui ngày đầu năm mới

B. Thể hiện niềm thương xót của người qua đường

C. Cái kết đầy tính nhân văn của truyện

D. Cái chết thương tâm của em bé bán diêm

0
6 tháng 11 2017

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

 Câu trả lời hay nhất:  Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

9 tháng 12 2021

Ngôi kể thứ 1 : Hôm nay tôi đi học

Ngôi kể thứ 3 : trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể. 

9 tháng 12 2021

Tham khảo:

 * Tác dụng của Ngôi kể thứ ba

Kể theo ngôi thức ba: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. 

VD: trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể. 

20 tháng 8 2019

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể.

- Ngôi thứ nhất - xưng "tôi" (Tôi đi học, Trong lòng mẹ,…) ;

- Ngôi thứ ba - dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như "người ta kể" (Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng,…). Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện.

Ngôi kể thứ nhất (tôi) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng "tôi" chỉ kể những gì "tôi" biết, "tôi" chứng kiến.

23 tháng 10 2016

Trình bày được cảm xúc cuae người viết. Tạp ra hình ảnh thực để người đọc, người nghe thấu hiểu về tác phẩm. Mang lại cho tác phẩm những tình huống xúc động. Ngoài ra, còn mang lại ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm văn học Việt.