Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:
- Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.
- Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).
- Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.
Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: D
Mối quan hệ giữa khí áp và gió:
- Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Áp thấp hút gió, áp cao đẩy gió
=> Do vậy dưới các khối áp thấp (áp thấp xích đạo hoặc ôn đới) thường có mưa nhiều do có gió thổi đến, mang theo mưa. Ngược lại dưới các khối áp cao (áp cao cận chí tuyến, cực) thường hình thành các hoang mạc khô hạn do chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao, không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế không khí nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bức xạ bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.