K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2023
 

 

 Nói rằng  trẻ con được sinh ra trước nhất, còn bố mẹ sinh ra sau. Cách lí giải đó cũng hợp lí. Còn về phần độc đáo thì do tác giả nghĩ rằng từ trẻ con nhỏ bé lớn lên sẽ thành người lớn rồi lại thành cha mẹ. Và cứ dần dần như thế về sau. Hay là trẻ con, con cái sinh ra trước bố mẹ cũng không có nghĩa là bố mẹ là người cao trọng hơn.

25 tháng 11 2021

a) 

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non.

b) Trích trong trong bài Cửa sông. Tác giả Quang Huy

c) Cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá). Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng

cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Bỗng nhớ vùng núi non

1 tháng 12 2021

thanks b nhìu !!!

 

Câu 1.Đọc thầm văn bản sau:CON GÁI BA … CUỐI CÙNG THÌ CŨNG …Ba muốn có con trai. Ba đã rất thất vọng khi tôi được sinh ra và ba càng tuyệt vọng hơn khi mẹ không còn khả năng sinh con sau khi sinh tôi.Ba không hề che giấu cảm giác thất vọng ấy. Ba đã thành thực một cách thật thô bạo. Tôi sống trong một trang trại ở I-ô-va nên tôi có thể hiểu cảm giác thất vọng của ba. Ba mong có con trai để...
Đọc tiếp

Câu 1.

Đọc thầm văn bản sau:

CON GÁI BA … CUỐI CÙNG THÌ CŨNG …

Ba muốn có con trai. Ba đã rất thất vọng khi tôi được sinh ra và ba càng tuyệt vọng hơn khi mẹ không còn khả năng sinh con sau khi sinh tôi.

Ba không hề che giấu cảm giác thất vọng ấy. Ba đã thành thực một cách thật thô bạo. Tôi sống trong một trang trại ở I-ô-va nên tôi có thể hiểu cảm giác thất vọng của ba. Ba mong có con trai để giúp ba làm việc chăm sóc nông trại và nối dõi khi ba trăm tuổi. Chứ con gái… chỉ là vịt giời.

Tôi cố sức làm ba vừa lòng. Tôi có thể trong nháy mắt đã leo vù lên ngọn cây, ném quả bóng xa hơn bất kì một tên con trai nào bằng tuổi tôi, ngang nhiên nhìn thẳng vào mắt một tên quậy nhất vùng.

Nhưng ba vẫn không đếm xỉa gì đến tôi. Cho dù tôi có đem về nhà bao nhiêu điểm mười và phần thưởng, ba vẫn không mảy may động lòng.

Tôi vẫn quyết tâm hoạt động hết sức mình để lấy được tình thương và niềm tự hào của ba.

Tôi làm việc gấp hai lần người khác bằng cách dậy sớm vắt sữa bò và nhặt trứng rồi mới đi học.

Vậy mà ba vẫn chẳng hề khen lấy một lời. Mẹ luôn cố gắng xoa dịu phần nào nỗi thất vọng và tủi thân của tôi. Mẹ bảo:

- Rồi sẽ có ngày ba con nghĩ lại thôi.

Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu. Mẹ đã bí mật gửi ảnh tôi dự thi. Thật bất ngờ, tôi được chọn. Vậy mà ba vẫn không tỏ ra quan tâm chút nào đến chuyện này.

Cuối cùng, ngày diễu hành cũng đến. Mẹ mặc cho tôi một chiếc váy dài màu trắng thật đẹp. Ban đầu tôi hơi ngượng nghịu - tôi hiếm khi mặc váy. Nhưng rồi, tôi cảm thấy mình đẹp như một cô công chúa trong truyện cổ tích.

Khi đoàn diễu hành đi xuống đường phố chính, tôi thấy ba và mẹ đứng cạnh nhau bên lề đường. Mẹ giơ cao cờ lên vẫy chào. Còn ba… Ôi, nom ba khác hẳn! Ba đứng đó, nở nụ cười mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây! Khi đi ngang qua ba, tôi như thấy mắt ba lóng lánh nước mắt. Ngay lúc đó tôi biết cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải có đứa con thay thế đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào về chính đứa con gái là tôi.

Theo Các-đết Gô- lô-đối- pơ

Vì sao người cha thất vọng và tuyệt vọng khi cô gái được sinh ra?

A. Vì cô nên mẹ cô không sinh con được nữa.

B. Vì theo ông, con gái chỉ là vịt giời không thể làm việc nông trại và nối dõi.

C. Vì ông cho rằng con gái lớn lên sẽ khổ.

Câu 2. Cô gái không làm để cha vừa lòng?

A. Leo vù lên ngọn cây, ném quả bóng thật xa, ngang nhiên nhìn thẳng vào mắt một tên quậy nhất vùng.

B. Mang nhiều điểm mười và phần thưởng về nhà.

C. Mặc những bộ váy thật đẹp.

D.  Làm việc gấp hai lần người khác bằng cách dậy sớm vắt sữa bò và nhặt trứng rồi mới đi học.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng thái độ của người cha trước mọi sự cố gắng của con gái?

A. Không đếm xỉa, không mảy may động lòng, không hề khen lấy một lời.

B. Rất bực mình, quát mắng con.

C. Mỉm cười, khích lệ, động viên con.

Câu 4. Những chi tiết nào cho thấy sự thay đổi thái độ của người cha?

A. Gửi ảnh của con gái để dự thi.

B. Mua váy cho con gái mặc trong buổi lễ diễu hành.

C. Đến dự buổi lễ diễu hành với nụ cười mà cô gái chưa từng thấy trước đây, mắt ông lóng lánh nước mắt vì cảm động.

Câu 5. Sự thay đổi của người cha đã giúp cô gái nhận ra điều gì?

A. Cha cô tự hào về chính đứa con gái là cô chứ không phải là đứa con gái có thể đóng vai đứa con trai.

B. Cha cô tự hào vì cô có thể đóng vai đứa con trai mà ông hằng mong ước.

C. Cha cô thích cô ăn mặc đẹp, dịu dàng như một thiếu nữ.

Câu 6. Câu sau có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào?

Vào lúc đó tôi biết cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải có đứa con thay thế đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào về chính đứa con gái là tôi.

A.   8 quan hệ từ. Đó là: vào, rằng, của, vì, cho, là, mà (mà là), về.

B.   7 quan hệ từ. Đó là: rằng, của, vì, cho, là, mà (mà là), về.

C.   6 quan hệ từ. Đó là: của, vì, cho, là, mà (mà là), về.

D.   5 quan hệ từ. Đó là: vì, cho, là, mà (mà là), về.

Câu 7. Dòng nào nêu đúng trạng ngữ của câu sau:

Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu.

A. Năm tôi mười ba tuổi.

B. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập.

C. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập trên xe hoa dẫn đầu.

2
28 tháng 3 2022

1. B

2. A, B, D

3. A

4. C

5. A

6. D

7. B

6 tháng 12 2024

   

19 tháng 6 2021

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

19 tháng 6 2021

Tham khảo:

- Nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, qua đó khẳng định sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Bằng cách thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau/ Mai sau/ Mai sau ), với biện pháp sử dụng điệp ngữ “Mai sau”, tác giả đã khiến cho người đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 9 2021

Tham khảo :

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

Câu 16. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa? A.                Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.B.                 Vì con mẹ khổ đủ điều        Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.C.                 Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của...
Đọc tiếp

Câu 16. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả

Trần Đăng Khoa?

A.                Nắng mưa từ những ngày xưa 

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

B.                 Vì con mẹ khổ đủ điều 

       Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

C.                 Rồi ra đọc sách, cấy cày 

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

D.                Đêm nay con ngủ giấc tròn,       Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 17.  Hãy sắp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

 

(1)  Mỗi cuống hoa ra một trái.

(2)  Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

(3)  Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

(4)  Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

(5)  Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. (6) Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

 

A.(5) – (3) – (4) – (2) – (1) – (6)          C.  (5) – (4) – (1) – (3) – (2) – (6)             

     B. (5) – (4) – (2) – (3) – (1) – (6)               D.  (5) – (3) – (2) – (4) – (1) – (6)     MÌNH SẼ TÍCH NHA

6
1 tháng 8 2021

16. D

17. A

1 tháng 8 2021

16D

17B

Chú chim sâuMột hôm, Chim sâu vào rừng chơi và được nghe Hoạ Mi hót. Về tổ, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là họa mi, mà lại là chim sâu ?- Bố mẹ là chim sâu thì con phải là chim sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.Chim sâu con lại hỏi:- Chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ ?- Tại sao con lại muốn trở thành hoạ mi?- Vì con muốn có tiếng hót hay...
Đọc tiếp

Chú chim sâu

Một hôm, Chim sâu vào rừng chơi và được nghe Hoạ Mi hót. Về tổ, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:

- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là họa mi, mà lại là chim sâu ?

- Bố mẹ là chim sâu thì con phải là chim sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.

Chim sâu con lại hỏi:

- Chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ ?

- Tại sao con lại muốn trở thành hoạ mi?

- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.

Chim bố nói:

- Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót đâu, con ạ! Con hãy cứ là chim sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.

Một thời gian sau, chim sâu đã khôn lớn.Một buổi chiều, trời đầy bão giông. chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới  nâng chim sâu lên và đặt chim sâu trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh.  Chú bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Ông bố chú  bé nói:

- Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này rất đáng quý vì nó có ích với vườn cây lắm đấy!

Chú chim sâu chợt nhớ lại lời chim bố ngày nào: “Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót”. Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung chim sâu lên cho chú bay đi.

 Chú chim sâu liền bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu. Chú vừa nghiêng nghiêng đầu tìm sâu vừa kêu những tiếng “ tích tích”. Những tiếng kêu“ tích tích” của chim sâu khiến chú bé rất thích thú.

     Sau đó, chim sâu làm tổ ở khu vườn ấy. Chú còn rủ thêm nhiều bạn chim tới trú ngụ, cùng nhau bắt sâu bảo vệ cây cối trong vườn.

                                                                                                    ( Theo Nguyễn Đình Quảng )

Qua câu chuyện trên, em đã rút ra được bài học gì?

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2
30 tháng 7 2021

Đừng vì vẻ bên ngoài mà đánh giá bên trong. 

5 tháng 3 2022

vẻ bề ngoài quan trọng như thế sao