Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Thể loại:tiểu thuyết
-NX cụ Bơ-men:cụ là 1 người có tấm lòng hi sinh cao cả
Chao ôi!( thán từ) Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Chính( trợ từ) vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền cảu con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động( câu ghép). Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tựu trọng với mọi người xung quang, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bán thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.
Em đồng ý với ý kiến này
Vì :
Căn bệnh của giôn - xi tuy khoa học đã ko thể cứu chữa nhưng một phần cũng do tinh thần của giôn-xi bi quan ,mất hết nghị lực sống. Đó cũng là lí do mà bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng. Cô buông xuôi tất cả và tin vào những điều viễn vông phó mặc số phận của mình rằng khi nào chiếc lá cuối cùng đó rụng xuống thì cô cũng lìa đời . Nhưng sau đêm mưa gió ấy chiếc lá cuối cùng ấy vẫn ở trên cành làm cho giôn-xi hết sức ngạc nhiên và thay đổi suy nghĩ của mk. Cô cảm thấy sấu hổ trước những suy nghĩ bi quan của mk. Một chiếc lá nhỏ nhoi nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt trái ngược lại với giôn-xi yếu đuối buông xuôi. Nhờ sự gan góc của chiếc lá, bám trụ lấy cuộc sống ,chống trọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt đã khiến cho giôn -xi đc hồi sinh: mong muốn đc sống,khao khát đc sống và quyết tâm sống
Trên đây chỉ là suy nghĩ của mk thôi . Mk ko chắc là những suy nghĩ này là đúng đâu nha, vì vậy bạn hãy đọc rồi góp ý cho mk nha!
Có vì cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống đã bất chấp tuổi già và gió rét để vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời. Còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.
1. Lão Hạc đã đối diện với cái chết 3 lần.
- lần 1: Lão không lấy được vợ cho con, con trai lão bỏ đi đồn điền cao su nên lão đành thui thủi sống 1 mình, không người chăm sóc, nương tựa, đỡ đần lúc tuổi già. Chỉ có ông giáo hàng xóm để trút bầu tâm sự. Lão quyết không tiêu vào tiền bòn vườn và quyết không bán khu vườn. Lão bị ốm một trận thập tử nhất sinh, việc không có, tiền tiết kiệm tiêu sạch. Đó là lần thứ nhất lão đối diện với cái chết.
- Lần 2: lão bán cậu Vàng. Lão coi cậu vàng như con trai vì đó là sợi dây tình cảm nối giữa lão Hạc và con trai. Lão chăm sóc trò chuyện với cậu Vàng như với con trai. Nhưng sau trận ốm, lão không đủ sức nuôi bản thân huống chi con chó. Mà cậu Vàng lại ăn tốn quá. Nên lão quyết định bán cậu Vàng. Lúc này là lão "chết" về tinh thần. Ân hận dằn vặt đau đớn vì già đời rồi mà còn chót lừa một con chó.
- lần 3: lão chết vì bả chó. Lão quyết định kết liễu cuộc đời mình để có thể không cảm thấy có lỗi với con, cậu vàng và không phải tiêu vào tiền dành dụm cho con trai.
Câu 2.
- Lão Hạc và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo khổ sống dưới thời xã hội thực dân nửa phong kiến. Đều chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và Nhật - Pháp. Vừa bị cướp ruộng đất, trở thành nông dân vô sản lại vừa chịu cảnh phu phen tạp dịch, thuế khóa nặng nề.
- Họ đều là những người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão Hạc không vì nghèo khó mà tha hóa. Chị Dậu cũng vậy, không vì thiếu sưu mà trộm cướp, chỉ có đường cùng là bán con bán chó, đi ở vú.
- Họ đều là những người giàu tình cảm, giàu tình yêu thương con, gia đình. Lão Hạc vì thương con mà dồn tình yêu và gửi gắm qua những lời trò chuyện với cậu Vàng. Còn chị Dậu lại hi sinh, dành hết cho chồng con (chờ chồng xem ăn có ngon miệng hay không, bảo vệ chồng đau ốm trước những đòn roi của cai lệ)...
Câu 3.
- Người kể chuyện trong tác phẩm "Lão Hạc" là ông giáo.
- Ông giáo là người nghèo khổ, cũng như bao người trí thức tiểu tư sản khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến: sống chật vật bằng những đồng lương còm cõi. Có nhận thức nên thấy được những bất công và những tồn tại trong xã hội nhưng bất lực, không thể làm gì đó để thay đổi xã hội ngột ngạt, tù túng ấy. Chỉ biết sống lay lắt, chứng kiến và chia sẻ với lão Hạc. Ông giáo là người quan sát, kể lại câu chuyện và bày tỏ những nỗi niềm tâm tình thay cho tác giả.
Tớ đưa tạm mấy dẫn chứng rồi cậu có thể tự viết nhé:
1. Tình phụ tử trong văn bản Lão Hạc thật thiêng liêng.
- Lão cố gắng dành dụm tiền để cho con cưới vợ.
- Sẵn sàng chịu cô đơn để cho con đến đồn điền cao su làm việc. ( Con người khi về già sẽ luôn cảm thấy cô đơn, muốn có con cháu sum vầy. Lão Hạc thì khác. Lão sẵn sàng để con trai Lão đi đồn điền sao su, còn mình thì cô đơn lẻ loi, cũng là một điều đáng hi sinh)
- Dành dụm tiền hoa màu mà bấy lâu nay lão cố bán kiếm tiền, không bán mảnh vườn tự hứa đã dành cho con, giữ lời hứa lúc trước với con.
- Ăn rau má, củ ráy, dù không ngon lành nhưng vẫn chấp nhận để không phạm vào tiền của con. Một phần lão chấp nhận chết là vì lão không muốn phạm vào phần ăn của con, vì những thứ có thể ăn xung quanh lão đã hết mất rồi.
2)Gợi ý
*Hoàn cảnh:
- Gia cảnh nghèo, thuộc hạng cùng đinh trong làng
- Bắt đóng sưu cho cả người em chồng của chị vừa mất
- Phải bán cả con mình đi mà vẫn không đủ trả nợ
- Chồng bị hành hạ, đánh đập mới vừa được thả về
* Vẻ Đẹp Của Nhân Vật:
- Đảm đang, chu đáo, hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình.
+ Chị nhanh chóng nấu cháo cho chồng ăn lót dạ
+ Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an vừa ân cần hỏi xem chồng ăn có ngon miệng không
+ Dùng lời lẽ thật dịu dàng để động viên chồng
+ Múc cháo cho con
- Khéo léo, thấu tình đạt lí
+ Xin cai lệ thư thư cho mấy bữa để chuẩn bị tiền đóng sưu cho chồng
+ Cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị.
+ Những lời văn xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ".
- Sức phản kháng mạnh mẽ:
+ Khi chúng vẫn ngang nhiên hành hạ, chị nghiến chặt hai hàm răng của mình mà nói: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" → Hành động: đẩy tên cai lệ ngã
=> Sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân.
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.