K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Tự giác trong học tập là tinh thần tự học không cần ai nhắc nhở, có ý chí cầu tiến siêng năng cần cù cố gắng học.

- Tự giác là một yếu tố rất quan trọng trong học tập. Nếu không có sự tự giác, chúng ta sẽ khó có thể đạt được thành công trong học tập và cuộc sống.

- Vai trò của sự tự giác trong học tập:

+ Giúp cho chúng ta có thái độ tích cực và năng động trong học tập. Khi chúng ta tự giác, chúng ta sẽ tự đặt ra mục tiêu và kế hoạch học tập cho bản thân, đồng thời cũng sẽ cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất có thể.

=> Điều này giúp cho chúng ta có thể tiến bộ và phát triển trong học tập.

+ Giúp cho chúng ta có thể tự quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả. Khi chúng ta tự giác, chúng ta sẽ biết cách sắp xếp thời gian để hoàn thành những nhiệm vụ học tập một cách đúng hạn và đầy đủ.

=> Điều này giúp cho chúng ta có thể tránh được sự lười biếng và lãng phí thời gian trong học tập.

+ Sự tự giác còn giúp cho chúng ta có thể phát triển kỹ năng tự học và tự nghiên cứu. Khi chúng ta tự giác, chúng ta sẽ tìm kiếm và khám phá những kiến thức mới một cách chủ động, đồng thời cũng sẽ học cách tự đánh giá và cải thiện bản thân.

=> Điều này giúp cho chúng ta có thể trở thành những người học tập tự động và có khả năng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Kết luận: Nếu chúng ta muốn đạt được thành công trong học tập và cuộc sống, chúng ta cần học cách tự giác và tự quản lý bản thân một cách tốt nhất có thể.

3 tháng 5 2023

C ơn nhiều ạ

 

15 tháng 2 2022

Tham khảo: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

15 tháng 2 2022

tham khảo:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.

 

27 tháng 4 2021

Tham khảo:

Nhà bác học Đacuyn từng nói khi về già: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Trên khắp mặt đất, từ nơi sa mạc đến chỗ tuyết phủ, từ người lớn đến trẻ nhỏ, khi mặt trời lên đến lúc đêm khuya bên đèn, đều có một cuộc hành hương vĩ đại về cội nguồn của tri thức liên tục diễn ra. Bởi vì sao vậy, một lý do thật giản dị “Tri thức là sức mạnh”.

Nguồn kiến thức chính là tài sản lớn nhất của chính mình khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp. Học tập chính là tiềm tòi, tự giác, cái quan trọng lúc nào cũng là tự giác, tự ý thức được chính mình. Học ở ngoài cuộc sống nhiều hơn sách vở, nhưng không phải như thế mà lơ là việc học, đi từ lý thuyết đến thực hành chứ không phải lúc nào cũng muốn thực hành trước. Khối lượng kiến thức nhiều nhất là nằm trong sách vở, tự tìm tòi nghiên cứu. Cuộc sống cho ta thêm kinh nghiệm, sách vở cho ta có được kỉ năng. Con người muốn thành công thì đừng bao giờ lười biến, đừng than phiền hay đừng chê trách. Nếu như có “tâm” thì tự ắt bản thân sẽ hoàn thiện.

Cuộc sống là như thế, đau thương một chút, nhẫn nại một chút. Cuộc đời là của chính mình nên đừng bắt ai lựa chọn nó. Không quan trọng là học ít hay học nhiều, quan trọng là có ý chí hay không. Vẫn có rất nhiều người học không nhiều nhưng vẫn thành công, đó chính là nỗ lực, chính là ý chí. Họ có niềm tin, có ý chí phấn đấu. Vì cuộc đời không bao giờ hoàn hảo, mất cái này được cái kia. Họ không có điều kiện để ăn học đến nơi nhưng họ có niềm tin và sự nhẫn nại. Họ không thể lựa chọn đi đường thẳng để đến thành công, nhưng họ hoàn toàn có thể chọn đường vòng. Xa một tí, khó khăn một tí, nhưng họ hoàn toàn xứng đáng với công sức nổ lực của họ. Còn chúng tá, ở đây cố thủ tướng muốn nói là chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện để học tập, nhưng không phải vì thế mà lơ là, lười biếng. Nếu như không có khả năng thiên phú như người khác, ít nhất cũng phải để mọi người thấy được tài lẽ riêng biệt của mình. Không đòi hỏi chúng ta phải tài giỏi hơn ai nhưng ít nhất cũng phải có nguồn kiến thức riêng của mình. Học vấn chính là chùm rễ đắng cay, thử thách càng nhiều chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm. Cũng như Bill Gates, doanh nhân người Mỹ luôn có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới, là hình mẫu của sinh viên bỏ học và khởi nghiệp thành công. Bill Gates đã rời khỏi Đại học Harvard để theo đuổi hoài bão trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Năng khiếu của ông được bộc lộ từ khi còn bé, tuy nhiên quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới đã cho thấy con đường dẫn đến thành công vốn không quá cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên điều đó không chứng minh rằng bạn sẽ thành công mà không cần học nhiều. Thật ra để đến được thành công mà chúng ta thấy, họ – những người vĩ nhân đã bỏ biết bao công sức, tâm huyết và cố gắng. Họ học hỏi những kinh nghiệm và tự mình trải nghiệm, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm ấy bạn sẽ học được nhiều trên ghế nhà trường và từ bạn bè, thầy cô.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các mặt tiêu cực. Con người xem thường kiến thức, chạy theo những thứ xa xỉ vốn không thuộc về mình. Cho rằng bản thân rất tài giỏi, chỉ cần thực hành mà không ngó ngàng đến lý thuyết. Cũng như giữa một người lười biến mà nghèo hèn và một người siêng năng mà giàu có. Cần nhẩn, siêng năng cần cù chắn chắn sẽ thành công, họ biết ý thức được mọi việc. Còn kẻ lười biếng thì vẫn mãi theo sau vẫn mãi thất bại.Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự ỷ lại, xem thường sách vở, lười biếng. Một cuộc sống tốt đẹp là khi không giả định, đòi hỏi ít hơn, làm nhiều hơn và cũng đừng bao giờ đánh giá thấp ai cả. Vì thành thật mà nói ai cũng một lần yếu hèn trước người khác, khi cuộc sống đẩy chúng ta vào những tình huống khó khăn đừng hỏi “ tại sao lại chọn tôi” mà hãy hỏi “ hãy thử thách tôi đi”. Đó chính là vũ khí trong tay, có thể dựng cơ đồ bằng tay trắng nhưng không thể chiến đấu không một tất gươm. Lấy sự thông minh và kiến thức để chế ngự. Giải pháp tốt nhất chính là, tự giác nhiều hơn, cần cù nhẫn nại nhiều hơn, đọc sách và rèn luyện kỉ năng nhiều hơn. Vì kiến thức chính là khối tài sản vô giá của chúng ta hãy biết trân trọng và phát triển,chúng là khởi đầu của thành công.

Tóm lại qua lời căn dặn của cố thủ tướng cho chúng ta biết được, thành công không phải chạm tay là có được, mà nó phải trãi qua rất nhiều khó khăn, cần sự phấn đấu nổ lực, cần sự nhẫn nại. Biết tự mình tạo dựng kiến thức, biết mạnh mẽ và có lòng tin. Và dạy cho ta biết rằng không có bí quyết để thành công. Đó chính là kết quả của việc chuẩn bị, làm việc cật lực, và học hỏi từ thất bại.

10 tháng 10 2024

   Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

    Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội.

    Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/module-gvpt-12-phoi-hop-giua-nha-truong-gia-dinh-va-xa-hoi-de-thuc-hien-hoat-dong-day-hoc-cho-hoc-sinh-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong