Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời gian này, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn làm nức lòng nhân dân trong nước và được cả thế giới ngưỡng mộ. Nền kinh tế-xã hội Trung Quốc giữ vững xu thế phát triển tốt đẹp. Thực lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp và địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao rõ rệt. Trung Quốc đã khống chế có hiệu quả những nhân tố không ổn định trong quá trình phát triển, chiến thắng những thách thức của dịch bệnh và thiên tai lớn, ứng phó thành công với những biến đổi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Giá trị tổng sản lượng quốc nội (GDP) tăng trung bình 8,8%/ năm. GDP bình quân đầu người từ mức 856 USD của năm 2000 tăng lên tới khoảng 1.380 USD của năm 2005. Hiệu quả kinh tế được nâng cao rõ rệt. Lợi nhuận xí nghiệp công nghiệp từ mức 439,3 tỷ Nhân dân tệ (NDT- 1 NDT bằng khoảng 1.900 VND), tăng lên mức 1.134,2 tỷ NDT.
Về mặt công nghệ, tiến trình công nghiệp hoá, tin học hoá được đẩy nhanh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2001-2004 đạt bình quân 10,7%. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế từ 43,6% năm 2001 tăng lên 45,9% năm 2004. Sản lượng các sản phẩm quan trọng tăng mạnh, như thép phôi tăng 144 triệu tấn, thép thành phẩm tăng 165,77 triệu tấn, xe hơi tăng 3 triệu chiếc, đều gấp hơn hai lần; xi măng tăng 373 triệu tấn, tăng 62%; điện lực tăng 831,4 tỷ kWh, tăng 61,3%.
Xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng cao; 3 quý đầu năm nay đạt 1.024,5 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2004; dự tính năm 2005 có thể đạt tổng mức 1.300 tỷ USD, tăng hơn 2,7 lần so với năm 2000, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 8 vượt lên vị trí thứ ba về thương mại trên thế giới. Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện thêm một bước, sản phẩm cơ điện và sản phẩm công nghệ cao và mới chiếm lần lượt 54,5% và 27,9% trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dự tính năm 2005 mức thu nhập của dân cư thành thị có khả năng đạt 10.000 NDT, tăng 59% so với năm 2000; thu nhập của nông dân vào khoảng 3.200 NDT, tăng 42% so với năm 2000. Số người nghèo khó ở nông thôn từ 32,09 triệu năm 2000 giảm xuống còn 26,1 triệu năm 2004. Mức độ chênh lệch giàu-nghèo giảm bớt đáng kể.
Các sự nghiệp phúc lợi xã hội phát triển nhanh. Nhà nước tăng mạnh ngân sách và trợ giúp cho khoa học công nghệ, giáo dục, văn hoá, y tế, thể dục thể thao. Các công trình khoa học công nghệ cơ sở quan trọng được xây dựng nhiều. Thành tựu lớn tiêu biểu cho sự tiến bộ về khoa học công nghệ của Trung Quốc là việc phóng thành công tầu vũ trụ Thần Châu-6, trong đó lần đầu tiên hai nhà du hành vũ trụ Trung Quốc đã bay nhiều ngày trong vũ trụ.
Việc xây dựng pháp chế dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng văn minh tinh thần được chú trọng và tăng cường.
Tuy thành tích đạt được là to lớn và cơ bản, song giai đoạn phát triển vừa qua của Trung Quốc cũng làm nổi rõ một số mâu thuẫn và vấn đề bức thiết phải khắc phục như nền kinh tế phát triển quá nóng đã dẫn đến tình trạng phát triển thiếu vững chắc; vấn đề cung ứng năng lượng trở nên rất cấp bách; mâu thuẫn giữa tăng trưỏng kinh tế và tài nguyên-môi trường cũng trở nên gay gắt hơn v.v... Để có thể tiếp tục đưa đất nước phát triển vững chắc hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra quan điểm chiến lược về "phát triển khoa học" nhằm giải quyết hoặc giảm bớt những mặt hạn chế của nền kinh tế hiện nay.
Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm thứ 11( 2006-2010) được Hội nghị Trung ương 5 khoá 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định là thời kỳ then chốt để đưa phát triển kinh tế-xã hội vào quỹ đạo phát triển khoa học nhằm tiếp tục duy trì sự phát triển tương đối nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
Mục tiêu của thời kỳ này là đến năm 2010 tăng gấp đôi mức GDP bình quân đầu người của năm 2000; nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng tài nguyên-năng lượng; hạ mức tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị giá trị tổng giá trị sản lượng khoảng 20%; giảm số người nghèo khó; nâng cao mức sống của nhân dân; cải thiện đáng kể các điều kiện về nhà ở, giao thông, giáo dục, văn hoá, y tế và môi trường... Việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa được đặc biệt nhấn mạnh và coi là nhiệm vụ lịch sử trọng đại của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hoá nhằm xây dựng nông thôn hiện đại và tăng thu nhập cho nông dân.
Chủ trương chiến lược Phát triển khoa học thực sự sẽ đưa Trung Quốc bước sang một thời kỳ phát triển mới với mục tiêu xây dựng một xã hội hài hoà, theo nguyên lý: bắt đầu từ con người và trở lại phục vụ con người./.
tham khảo
1.
Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.
2
Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.
Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.
3.
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
Dân cư Nam Á dân số năm 2001(triệu người) gồm bao nhiêu?Ấn Độ đã đạt những thành tựu phát triển gì?Các nghành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Ấn độ phát triển như thế nào?
Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước, ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò quan trọng. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể. Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?.