K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2016

Tóm tắt truyện Những ngôi sao xa xôi

Truyện Những ngôi sao xa xôi kể về một tổ thanh niên xung phong nhận nhiệm vụ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trinh sát gồm ba cô gái là Định, Nho và Thao. Họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong những lần phá bom, thậm chí mấy lần trong một ngày. Cuộc sống giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có được niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản và thơ mộng. Cả ba cô gái gắn bó và yêu thương nhau như là chị em. Phần cuối truyện, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là Phương Định. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, cô được sự săn sóc chu đáo của hai đồng đội.

11 tháng 3 2016

Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm nhưng 3 cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Và đặc biệt họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí đồng đội. Trong 1 lần phá bom, Nho đã bị thương và đc sự chăm sóc, lo lắng chu đáo của 2 ng đồng đội.
truyện đc trần thuật theo ngôi thứ nhất, theo lời kể của Phương Định - nv chính. Sự lựa chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm, thuận lợi cho việc miêu tả, đồng thời biểu hiện đc thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của 3 cô gái .

3 tháng 3 2016

+ Đoạn trích miêu tả cuộc chiến của ông lão với đàn cá mập hung dữ .

+ Cuộc chiến diễn ra trong đêm tối khi Xanchiagô đã kiệt sức  bởi nhiều ngày đêm vật lôn với sóng gió và từng đàn cá mập hung dữ để giữ gìn con cá Kiếm . Cuộc chiến coi như vô vọng ,ông lão hoàn toàn đơn độc trước biển cả, trước từng đàn cá mập tấn công liên tục . Tuy vậy ,ông lão không hề nhụt chí, ngược lại vẫn kiên cường đương đầu với chúng .

+ Khi  vào tới bờ, ông mệt rã rời thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.

Ai giúp mình tóm tắt gấp đoạn 1 và đoạn 2 trước ngày thứ 7 !! Tks !!!a. Đoạn 1:   9 câu đầu  :                                     “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi                                       ………………………………….                                       Đất Nước có từ ngày đó.”- Ba câu đầu:...
Đọc tiếp

Ai giúp mình tóm tắt gấp đoạn 1 và đoạn 2 trước ngày thứ 7 !! Tks !!!

a. Đoạn 1:   9 câu đầu  :

                                     “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                                       ………………………………….

                                       Đất Nước có từ ngày đó.”

- Ba câu đầu: diễn tả về sự ra đời của ĐN.

+ Câu thơ thứ nhất:  ………………………………………………………………………………………………..

+ Từ “có trong” kết hợp cụm từ “ngày xửa ngà xưa” ……………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………

+ Hình ảnh “miếng trầu” …………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Câu 4: diễn tả quá trình phát triển của ĐN

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Bốn câu tiếp: tiếp tực nói về sự phát triển của ĐN

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

- Câu cuối: Khẳng  định……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

- Cả đoạn thơ: (Đánh giá chung)

 

 

 

 

b. Đoạn 2: 20 câu tiếp:

                         “ Đất là nơi anh đến trường

                           ……………………………..

                          Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

- 4 câu đầu: giải thích về đất nước

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Hai câu tiếp   ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Câu 7,8,9 từ phương diện lịch sử tác giả nhận định:   (trích 3 câu)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- 4 câu tiếp: tiếp tục giải thích về đất nước

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- 7 câu còn lại: cảm nhận đất nước ở phương diện chiều dài thời gian, từ quá khứ đến hiện tại

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Cả đoạn thơ: (Đánh giá chung)

0
23 tháng 4 2019

Cấu trúc tự sự của Hoàng Lê Nhất thống chí về cơ bản giống với kết cấu của thể loại tiểu thuyết chương hồi, tuy nhiên có một số biến cải cho phù hợp.

- Phần Mở đầu: luôn là thời gian, niên biểu và một cặp câu biền ngẫu tóm tắt sự kiện của chương đó.

- Phần Thân của chương đó luôn kể khách quan, ghi chép lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử.

- Phần kết của chương:

+ Nếu chương chưa hết sẽ ghi là: muốn biết kết cục thế nào/ mời xem hồi sau sẽ rõ.

+ Nêu kết cục, đánh giá/ bình phẩm của người kể.

3 tháng 3 2016

Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923 .

Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh .  Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn

Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa  bị chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.

Năm sau vào tiết Thanh minh  , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau  . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên  mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm  tiếp bước người đã khuất .

          

24 tháng 6 2016

Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, "họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.

Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.

Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ "người tóc hoa râm" đến "anh chàng hai mươi tuổi". Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm "giặc". Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.

 

Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?". Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.

24 tháng 6 2016

- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.

-  Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh

- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .

- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng . 

13 tháng 5 2016

Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này. Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị. Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành. Kinh thành Huế. Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau. Về tình hình ở Tòa khâm sứ vào đêm hôm đó, A.Delvaux (ngoại vụ Pais) đã viết trên BAVH- 1916 như sau (BAVH 1916, sdd tr 76): "Một trong những phát đạn đại bác bắn từ ổ pháo phía Đông đã làm thủng mái và nền nhà của nhà Phái bộ (tức Tòa Khâm sứ). Các trại lính của đại đội 27 và 30 của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến bị cháy cùng một lúc với chỗ để đồ đạc của Phái bộ và các nhà hậu cần. Binh lính chạy đến bức tường bằng cửa phía trước của tòa nhà đối diện với trại binh. Ông De Courcy chỉ huy 160 người, bố trí cứ một cửa sổ hai người, biến ngôi nhà thành một pháo đài. Hàng loạt đạn súng trường bắn ra nhưng quan trọng nhất là sáu cỗ đại bác ở góc đông của Kinh thành đã cầm chân 1500 quân tấn công không có nhiều súng ống và ở cự ly xa. Cũng may là căn nhà để điện thoại ở cách xa nhà phái bộ 300m không bị đạn, nhờ vậy mà ông tướng (tức De Courcy) có thể liên lạc với đồn Thuận An. Ông tướng bị kẹt trong gian nhà chính giữa rất lo cho số phận của đồn Mang Cá. Đến sáng thì khẩu đội pháo gồm hai khẩu đại bác hướng nòng về phía Tây nhà phái bộ đã bị một trung đội thủy quân lục chiến tiến đánh tập hậu và chiếm được..." Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạmJavelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội). Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận. Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này. Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh. Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.

Mk chỉ bik lm thế thôi, phần còn lại bn tự lượt bỏ và tóm  tắt lại giúp mk nha

13 tháng 5 2016

Đêm mồng 4 rạng sáng mùng 5  - 1885 , trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế , bỗng có tiếng súng " thần công "   rầm trời , lửa cháy sáng rực . Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thuất Thuyết . Bị đánh bất ngờ , quân Pháp vô cùng bối rối . Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí , chúng ra sức cố thủ , đến gần sáng thì đánh trả lại . Quân giặc tiến vào kinh thành , mặc sức cướp của , tàn phá . Trước tình hình đó , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên rừng núi Quãng Trị tiếp tục khánh chiến .