K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2017

Lão Hạc là một người nông dân nghèo sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa Lão Hạc ở nhà cho con về làm thuê để kiếm sống sau một trận ốm dai dẳng lão không còn sức đi làm thuê nữa .Không còn đường sinh sống Lão Hạc lặng lẽ đi tới một quyết định quan trọng Lão bán con chó vàng mà Lão rất mực yêu thương mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói , chỉ ăn khoai và sau do lão chế được món ăn gì ăn món nấy .Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ những lao tìm cách từ chối, một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói để đánh bả cho làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu.Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.Lão Hạc bỗng nhiên chếtmot cái chết thật dữ dội .Cả làng không hiểu vì sao lão chết chỉ có Binh Tư và ông Giáo biết Lão ăn bả chó để tự tử

18 tháng 7 2017

Lão Hạc là một lão nông nghèo trong làng. Vợ lão mất sớm, đề lại cho lão một đứa con trai và một mảnh vườn do bà cố công tích góp mãi mới mua được. Vì nghèo quá, lão không có tiền để cưới vợ cho con, con trai lão vì thất tình nên quyết tâm vào đồn điền cao su đi làm kiếm tiền để không bị người ta coi khinh nữa.Vậy là một mình lão ở nhà với con Vàng ( con chó của người con trai để lại), lão có một người hàng xóm tốt bụng là ông giáo. Chuyện gì của lão, lão cũng kể với ông giáo. Rồi lão bán con Vàng, được bao nhiêu tiền lão đưa hết cho ông giáo giữ để lo ma chay cho mình với để cho con trai lão. Lão gặp Binh Tư và xin ông ta một ít bả chó, vài ngày sau lão chết. Cái chết của lão rất đau khổ, vật vã, những cơn đau hành hạ lão tận hai giờ đồng hồ. Trong làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư mới hiểu.

18 tháng 10 2019

A. Mở bài: giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật cần phân tích

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc: “Lão Hạc” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn hiện thực- nhân đạo Nam Cao.

- Giới thiệu và khái quát những nét chính về nhân vật ông giáo: Nhân vật ông giáo trong tác phẩm tuy không phải là nhân vật chính nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả.

B. Thân bài: phân tích nhân vật ông giáo

Luận điểm 1: Lý lịch và hoàn cảnh nhân vật.

- Ông giáo là một tri thức nghèo ở nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn.

  • Nếu như với một người nông dân như lão Hạc, sự nghèo đói khiến lão phải bán đi con chó – người bạn thân nhất của lão, thì với một trí thức như ông giáo, thứ ông quý trọng nhất, nâng niu nhất nhưng cuối cùng ông vẫn phải bán chúng đi để chữa bệnh cho con – đó là sách.
  • Cuộc sống khó khăn của ông giáo còn được thể hiện qua hình ảnh người vợ của ông. Sự nghèo đói, khổ cực đã khiến thị trở nên ích kỉ với tất cả mọi người, ngoại trừ những đứa con của thị.

⇒ Cuộc sống khó khăn bao trùm lên ngôi làng nhỏ, dù là một người trí thức cũng không thể thoát khỏi vòng vây của cái đói, cái khổ.

Luận điểm 2: Ông giáo là một người giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương.

- Ông giáo khác vợ ông ở chỗ, dù nghèo đói, túng quẫn, nhưng ông vẫn giữ được cái phẩm chất, cái lòng thương người, đồng cảm của mình, đặc biệt là với ông bạn già – lão Hạc.

  • Từ khi con trai lão Hạc ra đi, ngoài cậu Vàng thì có lẽ, ông giáo chính là người thấu hiểu và đồng cảm với lão nhất, ông luôn lắng nghe mọi tâm sự của lão Hạc, từ việc con trai không có tiền cưới vợ phải bỏ đi đồn điền, đến việc lão muốn bán chó, muốn gửi vườn, gửi tiền,…
  • Ông giáo luôn muốn giúp đỡ lão Hạc, dù chỉ là củ khoai, chén rượu, khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của ông, ông giáo vừa buồn vừa thông cảm. Sự giúp đỡ duy nhất của ông dành cho lão, có lẽ là giữ vườn và tiền làm ma hộ lão.

- Không chỉ với lão Hạc, ông giáo cũng hiểu và thông cảm cho sự ích kỉ của người vợ: “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi”

Luận điểm 3: Ông giáo là một trí thức vừa đáng thương vừa đáng quý.

- Tưởng như trong câu chuyện này, lão Hạc đã là người khổ nhất, đáng thương nhất, nhưng nếu như nhìn lại tất cả, có lẽ ông giáo mới là người đáng thương nhất.

  • Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
  • Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.
  • Ông giáo không chỉ gánh trên vai sựu thiếu thốn về vật chất mà còn gánh cả nỗi đau về tinh thần, đó là sự dày vò, day dứt khi không thể làm gì cho xã hội, cho đất nước, như chính trách nhiệm của một nhà nho, nhà trí thức đương thời.
  • Khi vợ ông ích kỉ với lão hạc, ông chỉ “buồn chứ không nỡ giận”, khi nghe Binh Tư nói lão Hạc muốn đánh bả chó, ông chỉ biết thốt lên “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Và cho đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, điều duy nhất ông có thể làm đó là giữ trọn lời hứa với lão.

⇒ Tình cảnh bế tắc và tấm lòng nhân đạo của ông giáo khiến người đọc thấy đâu đó trong con người ông là nỗi lòng, tâm sự của chính tác giả - nhà văn Nam Cao.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại phẩm chất của nhân vật ông giáo và vai trò của nhân vật trong toàn bộ tác phẩm: Ông giáo có những phẩm chất đại diện cho tầng lớp trí thức đương thời.

- Liên hệ và đánh giá về cảm hứng nhân đạo, nhân văn của truyện: Đọc truyện, người ta thấy lấp ló đằng sau nhân vật ông giáo ấy chính là hình ảnh tác giả với tấm lòng nhân đạo cao cả và nỗi lòng bế tắc trước cảnh ngộ của những người dân lao động.

23 tháng 11 2017
Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền . Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do sức không còn nên công việc đồng áng cũng tạm dưng, công việc do người khác thuê mướn cũng không có.

Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Tuy nhiên, vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (Người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.

Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa.

Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - ông giáo, và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.

23 tháng 11 2017

MK vua dang ma bn da danh xong ngan nay chu roi a ?

23 tháng 10 2017

thank you

30 tháng 11 2017
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
10 tháng 12 2019

Những câu hỏi này thì bạn nên lên Google tra tham khảo nha. Chứ ở đây ai rảnh mà nghĩ nát óc rồi viết dãi dài ra cho bạn được.

Bạn cx có thể tham khảo ở đây nhé: https://vndoc.com/thuyet-minh-gioi-thieu-ve-nha-van-nam-cao-va-tac-pham-lao-hac/download

Học tốt nha..!##

10 tháng 12 2019

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng sạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.

Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính - lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đó

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng sạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.

Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính - lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đó

i kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.

Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh rằng: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người.

Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.

Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí.

Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình.

Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.

16 tháng 4 2018

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

16 tháng 4 2018

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

11 tháng 9 2020

https://h.vn/hoi-dap/question/422111.html

15 tháng 12 2019

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

15 tháng 12 2019

nhanh vậy ,may quá ,thứ 3 thi vănhaha