Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, người ta thường dễ tiếp thu những lời khen và những cử chĩ nhẹ nhàng, nhưng lại khó chấp nhận những lời nói ngay thẳng hoặc hành động kiên quyết đối với thói hư tật xấu của mình. Nhân dân ta đã thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề này trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.
Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào để có thái độ tiếp nhận phù hợp?
Trong nội dung mỗi câu tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nội dung trực tiếp. Nghĩa bóng là ý nghĩa được suy ra từ nghĩa đen. Nghĩa bóng chính là bài học đích thực được đúc rút từ câu tục ngữ.
Trong câu “Thuốc đắng dã tật”: thuốc đắng là thuốc khó uống; dã là làm tan, làm mất đi; tật là bệnh tật. Nghĩa đen cả câu: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi. Từ đó suy ra nghĩa bóng của câu: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp.
Về việc nói năng, nhân dân ta có câu “Nói ngọt lọt tới xương”. Thói đời, người ta thích nghe những lời đường mật cho dù lời đó là không thật. Giả dụ, do ham chơi hơn ham học, bạn thường xuyên bị điểm kém, nhưng cả nhà không ai dám nói thẳng rằng bạn học dốt vì sợ bạn nổi khùng mà bỏ cơm, thậm chí trốn học. Lời bạn muốn nghe từ bố mẹ là: “Trong lớp nó, có đứa còn kém hơn nhiều”. Cũng có thể, do không muốn hàng xóm biết chuyện nên bố mẹ bạn đành im lặng, không mắng mỏ bạn. Thế là “chứng nào, tật ấy” bạn lại tiếp tục lĩnh điểm kém do học ít hơn chơi. Với bạn và mọi người, điều này chẳng hay ho gì, nhưng còn hơn là thừa nhận sự thật. Trong trường hợp này, do người thân không dùng “thuốc đắng”, nên bạn không “dã” được “tật”.
Nhà văn kiêm triết gia An-be Ca-muy nhận xét: “sự thật giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên cảnh vật”.
Cố tổng thống Mĩ A-bra-ham Lin-côn đã viết trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai ông theo học: “xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn”. Điều này cũng có nghĩa là lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp.
“Thuốc đắng”, theo quan niệm của nhân dân là thứ khó uống, khó nuốt, khiến người ta sợ, nhưng lại là thứ có công hiệu trị bệnh, muốn khỏi bệnh phải dùng.
Thời xưa, đời nhà Nguyễn có một ông quan tên là Phạm Phú Thứ nổi tiếng bộc trực, ngay thẳng. Có lần, ông đã khẳng khái can vua Tự Đức không nên mê đàn hát mà trễ nải việc triều đình. Vua không nghe mà còn giáng chức ông xuống làm lính. Hoàng Thái Hậu Từ Dũ đã khuyên vua Tự Đức: “Chính ông Thứ là bề trung, dám can gián vua. Kẻ xu nịnh, cúi đầu vâng dạ để lấy lòng bề trên, chắc gì họ hết lòng vì Hoàng đế”. Nghe những lời dạy thẳng thắn của Hoàng Thái Hậu, vua Tự Đức đã nhận ra sai lầm của mình, quỳ lạy mẹ và tha cho Phạm Phú Thứ.
Thời nay thì sao?
Chúng ta đang có phong trào chông bệnh thành tích trong thi cử. Báo chí đưa tin ở một tỉnh nọ có kết quả thi gây “sốc” cho mọi người: cả tỉnh có 19.713 thí sinh nhưng 7.067 thí sinh đã bị rớt; tỉ lệ đậu dạt 64,15%. Trong đó, đạt tỉ lệ cao nhất tỉnh lại là ở hai huyện miền núi (92, 99%) và (86, 34%). Các huyện, thị còn lại chỉ đạt 56 - 61%. Riêng thành phố đạt tỉ lệ 71,55% và trong 27 trường THCS thì có bốn trường đạt kết quả dưới 50%; thấp nhất là Trường Trần Quốc Toản, chỉ được 20% và Trường Nguyễn Trường Tộ chỉ có 36,19%... Kết quả này hầu như chưa có “tiền lệ trong thành tích thi cử” của tỉnh đó. Nó đã khiến nhiều người giật mình, nhất là ở những người quen thích thành tích cao.
Đó phải chăng là một thứ “thuốc đắng” nhằm “dã tật” của ngành giáo dục?
Trong luật giao thông, những hành vi tham gia giao thông không đúng luật như đi trái làn đường qui định, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,... đều bị phạt nặng.
Toà án là để bảo vệ luật pháp; trại giam sinh ra là để cải tạo người phạm tội, đảm bảo an ninh xã hội,...
Đó là những thứ “thuốc đắng” nhằm “dã” những thói hư, tật xấu của con người:
Với một cấu trúc toàn thanh trắc Thuốc - đắng - dã — tật nghe không êm tai, câu tục ngữ đã thể hiện quan điểm rành rõ, cứng rắn của nhân dân ta trong việc khẳng định sự ngay thẳng và ứng phó kiên quyết đối với thói hư tật xấu của con người. Muốn tiến bộ, người ta phải học theo phương châm ứng xử khắt khe này, nhất là trong thời kì hiện nay.
Ta có thể nhận thấy được rằng chính trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, quả thực đã có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những câu nói này dường như cũng đã hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Bài học “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” cũng được đánh gía là một trong những bài học sâu sắc. Có thể biết được rằng chính câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, cũng như đã dạy chúng ta cách giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất để cuộc sống như trở lên thật tốt đẹp.
Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu được rằng tthuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc có thể giúp con người bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn. Thuốc còn như đã giúp tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, ta có thể thấy được rằng cũng chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc.
Tất cả chúng ta như cũng đã thấyrằng chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt và cũng chẳng có ai thích uống thuốc bao giờ. Thông thường, thuốc hay có vị đắng ngắt và làm cho nhiều người thấy sợ thuốc. Thậm chí, càng khi mà càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, ta như thấy được cái tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Khi bị mắc các bệnh thì việc uống thuốc là điều cần thiết nhất, có uống thuốc mới nhanh chóng chữa được bệnh. Lấy sự tương đồng này thì câu tục ngữ còn có vế “sự thật mất lòng”.
Chứng minh câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”
Những điều gì thật thì nó thường thô và khiến cho người ta không thích. Cũng giống như muốn khỏi bệnh thì phải uống những viên thuốc đắng không mấy ai thích. Còn ngược lại nếu như sự thật đang được giấu kín kia như chính là người đó không muốn ai biết đên nhưng khhi nó bị phanh phui ra thì gây cho chính người đó có những cách nhìn không ưa về chính người đã nói ra sự thật che giấu đó. Qua đó ta như thấy được để nói ra được những sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng được. Người nói ra được những sự thật chắc chắn là những người rất tôn trọng lẽ phải, hoặc họ là người thân cận với mình nên họ đã mạnh dạn nói những điều sai trái mà mình làm để có thể giúp cho bạn sửa sai được.
Bạn thử nghĩ mà xem con người ai ai cũng có lòng tự trọng cho riêng mình, dường như họ luôn thích người khác khen tài năng của mình chứ chẳng một ai muốn người khác chê bai cả. “Nhân vô thập toàn’ cho nên khó có thể tránh khỏi những điều không tốt và sai trái. Con người ở trong cuộc thì sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được những sai trái của chính mình. Nhưng khi bạn mà thẳng thừng nói ra những khiếm khuyết của họ chắc chắn bạn sẽ làm cho họ mất lòng, không ưa bạn đó. Cho nên bạn hãy thật khôn khéo để chỉ ra những sai trái đó để cho người đó hiểu. Nếu như bạn hành xử một cách thông minh thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm, lòng biết ơn của người mà bạn đã chỉ ra sai trái cho họ.
Sự thật luôn luôn là một điều ai cũng khao khát được biết cho tường tận nhưng lại sẽ được người không muốn cho bạn biết che giấu kỹ càng. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nên che giấu sự thật không phải là một điều hay và người có thể nói ra sự thật quả thực là một người dũng cảm. Họ như không màng đến chuyện họ được gì và sẽ như thế nào khi nói ra sự thật. Ngày nay trong xã hội cũng có biết bao những sự thật bị che giấu bằng những vẻ phù phiếm tốt đẹp bên ngoài. Những sự thật đó cũng cần được làm sáng tỏ.
“Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có thể rằng những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta dường nhưng cũng cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Qủa thực rằng đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẻ sẻ chia trong cuộc sống.
Ý nghĩa tục ngữ có nghĩa là thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh và những sự thật luôn luôn khó nghe, cho dù có nóng giận hãy tiếp thu những sự đấy vì nó sẽ có ích cho bản thân bạn, đừng ăn không nói có hay ăn đơm nói đặt mà bêu rếu nói xấu lẫn nhau mà hãy dùng sự thật và có bằng chứng xác thực để nói thì sẽ tốt hơn. Nhưng khi nói cũng đừng nói băm nói bổ vào đối phương khiến đối phương càng nóng giận hơn sẽ không tốt đâu, do đó hãy vừa lạt mềm buộc chặt mà làm cũng đừng dục tốc bất đạt mà hỏng hết câu chuyện nhé.
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều mang một nét cá tính riêng, phong cách riêng và đều có một tâm hồn riêng. Để sống và hiểu đựơc như vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một sự tiếp xúc và trãi nghiệm. Cha ông ta đã bằng thực tế đúc rút nên câu tục ngữ: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" và bằng kinh nghiệm, câu tục ngữ với thực tế tâm lý của con người thì nó hoàn toàn có lý và hợp với lô ghích tình cảm.
THuốc đắng :NHỮNG LOẠI CÂY CỎ ĐƯỢC NẤU LÊN CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG VÀ CÓ VỊ ĐẮNG,HAY ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ LỜI NÓI ĐÚNG NHƯNG LÀM NGƯỜI NGHE CẢM THẤY KHÓ CHỊU.
GIÃ TẬT:CÓ NGHĨA LÀ ĐƯỢC CHỮA KHỎI BỆNH
Ý NGHĨA TỤC NGỮ THUỐC ĐẮNG GIÃ TẬT LÀ THUỐC ĐẮNG MỚI CHỮA KHỎI BỆNH VÀ NHỮNG SỰ THẬT LUÔN LUÔN KHÓ NGHE ,CHO DÙ CÓ NÓNG GIẬN HÃY TIẾP TỤC NHỮNG SỰ THẬT VÌ NÓ SẼ CÓ ÍCH CHO BẢN THÂN BẠN ,ĐỪNG ĂN KHÔNG NÓI CÓ HAY ĂN ĐƠM ĐÓI ĐẶT MÀ BÊU RẾU NÓI XẤU LẪN NHAU MÀ HÃY DÙNG SỰ THẬT VÀ CÓ BẰNG CHỨNG XÁC THỰC ĐỂ NÓI THÌ SẼ TỐT HƠN .NHƯNG KHI NÓI CŨNG ĐỪNG NÓI BĂM NÓI BỔ VÀO ĐỐI PHƯƠNG KHIẾN ĐỐI PHƯƠNG CÀNG NÓNG GIẬN HƠN SẼ KO TỐT ĐÂU ,DO ĐÓ HÃY VỪA LẠT MỀM BUỘC CHẶT MÀ LÀM CŨNG ĐỪNG DỤC TỐC BẤT ĐẠT MÀ HỎNG HẾT CÂU CHUYỆN.
Tham khảo:
Vấn đề: Không nên vứt rác bừa bãi.
Dàn bài:luận điểm, luận cứ, lập luận cho Không nên vứt rác bừa bãi
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”
2. Thân bài:
a. Thuật: Nêu vấn đề
- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.
- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.
- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.
Thực trạng
- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.
- Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng không thèm vứt vào
b. Phân: Phân tích đúng sai vấn đề:
Nguyên nhân
- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống
- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.
- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.
Tác hại
- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.
- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
3: Liên hệ, phương hướng:
Đây là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
Biện pháp
- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.
- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R…
3. Kết bài:
- Môi trường là nơi mọi người sinh sống,cùng làm việc và mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống chung.
- Chúng ta cần phải biết rằng vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp phần làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sự sống của nhiều người.
- Vậy, hãy không với xả rác bừa bãi!
Chúc bạn học tốt!
a)
(1)
Luận cứ | Kết luận |
Hôm nay trời mưa | chúng ta không đi chơi công viên nữa. |
vì qua sách em học được nhiều điều. | Em rất thích đọc sách |
Trời nóng quá | đi ăn kem đi. |
(2)(3) Luận cứ và kết luận có mối quan hệ nhân quả với nhau, do đó vị trí của kết luận và luận cứ có thể thay đối được cho nhau. Nguyên nhân có thể đứng sau kết quả và ngược lại, kết quả có thế đứng sau nguyên nhân.
b) Đặc điểm cơ bản của luận điểm:
- Ngắn gọn.
- Có tính khái quát cao.
- Có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
- Phương pháp luận mang tính khoa học, chặt chẽ.
Câu 2,3 mình khác 1 chút:
(2)Luận cứ và kết luận có mối quan hệ nhân quả.
(3)do đó chúng có thể thay đổi cho nhau.
Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^
(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.
- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.
- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.
Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ
(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.
Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả
(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))
Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^
Đúng rồi bạn, mình đã nêu rõ ở phần chú ý bạn đọc kĩ lại nhé ^^
- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Lí lẽ - Trong cuộc sống, có thói quen tốt.
Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa là thói quen tốt.Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.+ Luận cứ 2: Lí lẽ - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,...+ Luận cứ 3: Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Cách lập luận:
+ Từ việc phân tích tác hại của thói quen xấu, tác giả nhắc nhở mọi người hãy tạo ra thói quen tốt để tạo ra nếp sống văn minh cho xã hội.
Hai thói quen cùng tồn tại.Tác hại của thói quen xấu.Thói quen xấu khó sửa, dễ nhiễm.Phải tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp.- Sức thuyết phục của bài văn: Lập luận chặt chẽ, hợp lí, đúng đắn, đầy sức thuyết phục.
Câu 3:
Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu. Ðầu những năm 40 của thế kỷ 20, nước ta mới gây dựng phong trào cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Ðông - Nam Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách mạng đó trong bài "Nhóm lửa" (01-8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn?
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân,
Cũng lo sợ lửa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi quạt,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió, chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.
Gió càng cao, ngọn lửa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lửa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con công giáo ở Phát Diệm, Bác nói: "Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui". Những lời nói của người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ ràng, song vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno, Chính phủ bạn dành phòng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi cỏ rộng phía trước, rút dép cao-su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta quây quần quanh Bác. Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) "Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc", trong đó có những câu:
Người không thích ngồi ghế danh dự, suy tôn
Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là "người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tolstoi" (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. "Ngục trung nhật ký" gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942 - 9-1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Ðọc bản dịch thơ Bác cho Bác nghe, Bác không nói gì chỉ tủm tỉm cười. Ðánh bạo hỏi Bác, Bác nói: "Các chú quý thơ, yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng không dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thôi thì các chú cùng Bác sáng tác vậy". Có cái hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kỹ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận mình và người rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng... Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc hiền triết xưa nay, không có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ...; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu... (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”...). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử... Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là, "văn tức là người" là thế.
Còn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa như sự giản dị có ở muôn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ ... ở Bác là do cội nguồn: giản dị của cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: "Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được". Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể: "Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì! Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn:
- Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỷ niệm.
Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì không ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: S - N - K (Suy nghĩ kỹ). Ðến uyên thâm và vĩ đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: "Suy nghĩ kỹ" (bài “Ðóa sen hồng”, báo Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28-4-1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do
Câu 1 : "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Nội dung: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
Câu 2 :
- Luận điểm chính : là cái tựa đề " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Luận điểm1: "dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước"
- Lí lẽ: đó chính là truyền thống quí bau của nhân dân ta .
- Dẫn chứng: "Từ xa xưa đến nay................cướp nước"
- Luận điểm chính : là cái tựa đề " bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ""
- Luận điểm : "lịch sử ta....... nhân dân ta"
- Dẫn chứng : Bà Trưng , Bà Triệu.....
- Luận điểm :" đồng bào ta ngày ......... ngày trước"
- Dẫn chứng được sắp xếp theo mô hình "từ........ đến"
\(\Rightarrow\) Bố cục mạch lạc
Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.
Câu 3 : Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Ta có thể nhận thấy được rằng chính trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, quả thực đã có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những câu nói này dường như cũng đã hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Bài học “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” cũng được đánh gía là một trong những bài học sâu sắc. Có thể biết được rằng chính câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, cũng như đã dạy chúng ta cách giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất để cuộc sống như trở lên thật tốt đẹp.
Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu được rằng tthuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc có thể giúp con người bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn. Thuốc còn như đã giúp tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, ta có thể thấy được rằng cũng chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc.
Tất cả chúng ta như cũng đã thấyrằng chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt và cũng chẳng có ai thích uống thuốc bao giờ. Thông thường, thuốc hay có vị đắng ngắt và làm cho nhiều người thấy sợ thuốc. Thậm chí, càng khi mà càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, ta như thấy được cái tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Khi bị mắc các bệnh thì việc uống thuốc là điều cần thiết nhất, có uống thuốc mới nhanh chóng chữa được bệnh. Lấy sự tương đồng này thì câu tục ngữ còn có vế “sự thật mất lòng”.
Những điều gì thật thì nó thường thô và khiến cho người ta không thích. Cũng giống như muốn khỏi bệnh thì phải uống những viên thuốc đắng không mấy ai thích. Còn ngược lại nếu như sự thật đang được giấu kín kia như chính là người đó không muốn ai biết đên nhưng khhi nó bị phanh phui ra thì gây cho chính người đó có những cách nhìn không ưa về chính người đã nói ra sự thật che giấu đó. Qua đó ta như thấy được để nói ra được những sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng được. Người nói ra được những sự thật chắc chắn là những người rất tôn trọng lẽ phải, hoặc họ là người thân cận với mình nên họ đã mạnh dạn nói những điều sai trái mà mình làm để có thể giúp cho bạn sửa sai được
Bạn thử nghĩ mà xem con người ai ai cũng có lòng tự trọng cho riêng mình, dường như họ luôn thích người khác khen tài năng của mình chứ chẳng một ai muốn người khác chê bai cả. “Nhân vô thập toàn’ cho nên khó có thể tránh khỏi những điều không tốt và sai trái. Con người ở trong cuộc thì sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được những sai trái của chính mình. Nhưng khi bạn mà thẳng thừng nói ra những khiếm khuyết của họ chắc chắn bạn sẽ làm cho họ mất lòng, không ưa bạn đó. Cho nên bạn hãy thật khôn khéo để chỉ ra những sai trái đó để cho người đó hiểu. Nếu như bạn hành xử một cách thông minh thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm, lòng biết ơn của người mà bạn đã chỉ ra sai trái cho họ.
Sự thật luôn luôn là một điều ai cũng khao khát được biết cho tường tận nhưng lại sẽ được người không muốn cho bạn biết che giấu kỹ càng. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nên che giấu sự thật không phải là một điều hay và người có thể nói ra sự thật quả thực là một người dũng cảm. Họ như không màng đến chuyện họ được gì và sẽ như thế nào khi nói ra sự thật. Ngày nay trong xã hội cũng có biết bao những sự thật bị che giấu bằng những vẻ phù phiếm tốt đẹp bên ngoài. Những sự thật đó cũng cần được làm sáng tỏ.
“Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có thể rằng những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta dường nhưng cũng cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Qủa thực rằng đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẻ sẻ chia trong cuộc sống.
a. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề được thể hiện trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”:
- Thuốc đắng có tác dụng chữa lành bệnh cho con người cũng như những lời nói, hành động ngay thẳng sẽ giúp con người sửa chữa tật xấu để hoàn thiện mình.
b. Thân bài: Trình bày cụ thể ý kiến, thái độ của em về câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi (thuốc đắng: thuốc khó uống; dã: làm tan, làm mất đi; tật: bệnh tật).
+ Nghĩa bóng: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó mà trở nên tốt đẹp.
- Bàn luận:
+ Người ta thích nghe lời khen, nhưng thường khó tiếp nhận trước những lời nói, hành động ngay thẳng nhằm vào những thói hư tật xấu của mình. Dẫn chứng thực tế: không dùng “thuốc đắng”, không “dã” được “tật”.
+ Lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp. (liên hệ thực tế...). Dẫn chứng thực tế: do dùng “thuốc đắng” nên “dã” được “tật”.
+ Muốn tiến bộ, người ta phải dám chấp nhận lời nói thẳng, hành động kiên quyết.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ.