Tìm hiểu các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng), từ đó, hiểu nội dung, ý nghĩa chung...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2022

tham khảo

câu 1 

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.
12 tháng 3 2020

TL:

a Nghĩa đen

12 tháng 3 2020

NGHĨA ĐEN

MÌNH NGHĨ VẬY

9 tháng 4 2021
Mk ko biết đúng ko nha chỉ viết theo suy nghĩ : vì các câu ca dao tục ngữ thường rút chủ ngữ nên các nd hặc tư tưởng đều đã được rút gọn nhưn g ko làm mai một yếu nghĩa để yếu chỉ chung cho mn😆😆😆

vì những câu tục ngữ là lời dạy dành cho tất cả mọi người, không cố định chủ ngữ

 

Câu 2  Đói cho sạch là lúc thiếu thốn, không được làm điều gì trái lương tâm không buông xuôi theo kiểu "Đói ăn vụn, túng làm liều" 
Rách cho thơm. làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói? nên chỉ là tiếng thơm khi nhà nghèo, không làm điều bậy bạ... 
Diển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám 

Câu 3 Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

12 tháng 1 2018

Đỗ Hữu Lộc đúng không vậy ?

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
30 tháng 1 2019

a,nghĩa: 

  • nghĩa đen:đói thì phải ăn uống cho sạch sẽ ,rách phải thơm tho
  • nghĩa bóng:dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống  trong sạch

b,câu có nội dung tương tự:

giấy rách phải giữ lấy lề

30 tháng 1 2019

a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình

b)chết vinh còn hơn sống nhục