K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018

a,Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ -một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm ,thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng ,cao quý .Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con .Con là niềm tin ,là hạnh phúc ,là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ .Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân ,cách mạng .Hai câu này , có hai từ mặt trời .Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống ,nguồn hạnh phúc của mẹ .Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con .Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn ,mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà -ôi cũng hết sức bình dik ,một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .

21 tháng 2 2018

b,

+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

30 tháng 9 2018

1)PTBĐ:BIỂU CẢM+MIÊU TẢ

2)nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.

3)+ Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

+Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

pháp tu từ là nhân hóa

29 tháng 8 2018

a)

giá tị nghệ thuật

+) việt nam đất nước ta ơi

mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

=> nói lên tình crm của tác giả đối với quê hương , tình yêu tha thiết và tả rõ sự rộng lớn mênh mông của núi , của biển : tất cả đều là của việt nam

+) cánh cò bay là chập chờn

mây mù che đỉnh trường sơn sớm chiều

=> nói lên sự yên bình và ảm đạm của vùng quê , đồng thợi gợi nhắc 1 nơi quanh năm ngày tháng bao bọc bởi sương khói , mờ mờ ảo ảo : từ đây cũng nói lên cuộc sống của người dân việt nam ấm no và yên bình

b)"Trẻ em như búp trên cành".
Bằng biện pháp tu từ so sánh tác giả đã chứng minh rằng: Trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ của những con người mới. Hình ảnh so sánh với búp măng non, hình ảnh đẹp ca ngợi những con người mới. Trẻ em đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người. Tác giả muốn nói đây là tự hào cho một thế hệ trẻ, cảm thấy rất vui
"Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" .
Từ khi sinh ra chúng ta đã được học rất nhiều điều hay mới mẻ qua cha mẹ, ông bà người thân. Đầu tiên người thân đã dạy cho ta bước đi sau đó dạy ta cách ăn, uống, ngủ như câu tục ngữ :" Học ăn, học gói, học nói , học mở ". Lớn lên thêm chút, ta lại đi học, học những điều hay qua bạn bè thầy cô, ngoài ra còn có thể học thêm những điều khác ở ngoài xã hội. Những việc làm trên thật xứng đáng là những đứa trẻ ngoan. Tác giả muốn ca ngợi những con người có học thức, có tài năng ...

c)

Đất nước
Của những người con gái cong trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép

→→ Đẹp như hoa hồng : ngang bằng

Cứng hơn sắt thép : ko ngang bằng

d)

- Phép so sánh:

+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.

+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.

* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.

29 tháng 8 2018

câu c tác dụng là j vậy bạn

7 tháng 8 2018

a)Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Con nằm trên lưng mẹ mà có khác gì con đang nằm trong bụng mẹ. Mẹ giã gạo, nhịp chày là nhịp ru con, mồ hôi lao động thấm vào giấc ngủ yên lành của con để con sẻ chia với mẹ nỗi vất vả, nhọc nhằn. Công việc của mẹ khiến em bé cũng phải vất vả, nhưng em được mẹ bù đắp bằng tình yêu thiết tha. Giấc ngủ “nghiêng” của con có mẹ chở che, nâng giấc bằng “vai gầy” làm gối, bằng “lưng đưa nôi” và trái tim cất vang lời ru. Đó là lời ru được ngân lên từ tình yêu thương bao la của mẹHàng loạt hình ảnh hoán dụ: mồ hôi, má, vai, lưng, tim được sử dụng rất hiệu quả. Toàn bộ con người mẹ đang hướng đến con, đang dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

b)

Mặt trời của bắp thì nằm trên núi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ được tác giả sử dụng thật đắc địa, mang lại những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc, thể hiện tình mẹ con cảm động, thiêng liêng. Con là mặt trời soi rọi, sưởi ấm lòng mẹ, là nguồn vui, hạnh phúc của đời mẹ. Hạt bắp lớn lên nhờ hơi ấm của mặt trời. Mẹ vui sống bằng nguồn sáng của mặt trời trên lưng – đứa con yêu của mẹ. Lời thơ nhịp nhàng, dịu dàng như tình mẹ êm đềm ru sâu thêm giấc ngủ cho em cu Tai.

14 tháng 7 2017

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.

Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn. Và Tế Hanh thật tài tình!

28 tháng 2 2019

Gợi ý: Bạn sẽ phải phân tích lần lượt các câu trong đoạn thơ này theo cách như sau:

- "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:

"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.".

Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng

- Những chiếc thuyên buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".

"Hăng" nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt tnrờng giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khán trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm.

-

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".

"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.

12 tháng 8 2018

a)Câu thơ thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ và đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
“ Mặt trời” chỉ có em bé trên lưng mẹ.
Tác giả đã ngầm ví mặt trời của mẹ Tà ôi chính là là em bé. Mặt trời được được đem ra làm biểu tượng cho sự sông, cho niềm tin của một ngời mẹ đối với con. Qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng bằng tình mẹ con.Qua phân tích trên ta thấy ẩn dụ là một biện tu từ có tính biểu cảm mãnh mẽ, phong phú. Nó làm đa dạng hóa hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.

b)Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

12 tháng 8 2018

a,

Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời.

c,Biện pháp ẩn dụ:Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách ly. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới “đen". "Đèn thì sáng" nhưng có đặt gần, ở gần thì mới sáng. Câu tục ngữ chỉ ra mối tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người.