K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1)Tìm các ẩn dụ trog các VD sau, Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau và thuộc kiểu ẩn dụ nào?a)       Nắng mưa từ những ngày xưa           Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanb) Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.c) Chỉ khác cái là mảnh trai thì im như cá nhẩy còn sơn ca mỗi lần mỗi lần...
Đọc tiếp

1)Tìm các ẩn dụ trog các VD sau, Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau và thuộc kiểu ẩn dụ nào?

a)       Nắng mưa từ những ngày xưa 

          Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

b) Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

c) Chỉ khác cái là mảnh trai thì im như cá nhẩy còn sơn ca mỗi lần mỗi lần chạm vào màu xanh da trời lại càng làm rung lên ngàn vạn âm thanh.

2)Tìm và phân tích các ẩn dụ trong đoạn trích sau

a)       Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

      Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ

b)   Từ trong tôi bỗng bừng nắng hạ

       Mặt trời chân lý chói qua tim 

      Hồn tôi là một vườn hao lá

      Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 

Làm bài nào cũng được nha !

 

1
18 tháng 7 2019

1. a. "Nắng mưa" ẩn dụ cho những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn mà mẹ phải trải qua. 

b. "No đầy sữa mẹ" ẩn dụ cho sức sống, sự ngọt ngào của những trái nhãn.

2. a. Mặt trời câu thơ thứ hai ẩn dụ cho Bác Hồ

b. mặt trời chân lí ẩn dụ cho ánh sáng của Đảng, cách mạng

23 tháng 3 2018

so diffecult

23 tháng 3 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt

cho ta thay duoc bac ho la mot nguoi rat vi dai co cong xay dung dat nuoc cong dau tranh chong lai ach do ho nen tac gia lam nhu vay de nhan manh duoc bac cao quy nhu mot mat troi o trong lang dang con rat do niem cao quy xuc dong cua tac gia doi voi nguoi bac  vi dai nguoi cha gia cua dan toc ho chi minh 

4 tháng 4 2018

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.

4 tháng 4 2018

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

25 tháng 5 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” . “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác . Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài . Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ . Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu) . Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương .Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên .Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác .Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người .

chúc bn học tốt ^-^ 

25 tháng 5 2018

Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “ Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu. Đọc bài thơ, ta thấy lắng đọng nhất trong những dòng thơ:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”

Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được sáng tác vào tháng Tư năm 1976, khi tác giả cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc trữ tình, lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với Bác. Bài thơ được coi là cuộc hành hương của Viễn Phương sau bao năm chờ đợi được trở về bên người cha già kính yêu. Khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. Đến khổ thơ thứ hai này, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác.

Mở đầu đoạn thơ, là hình ảnh đẹp nổi trội vừa mang tính cụ thể lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời. Ở đây xuất hiện mặt trời của thiên nhiên và hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Một sự so sánh liên tưởng rất giàu ý nghĩa. Hình ảnh thực là mặt trời đi qua trên lăng ngày ngày, là mặt trời của đất trời, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng sự sống cho con người. Còn hình ảnh ẩn dụ là “ mặt trời trong lăng rất đỏ”. Đó là mặt trời của Bác Hồ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam. Bác là nguồn sống nguồn hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Trái tim ấy đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của nhân dân. Đọc câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu:

“ Mặt trời chân lí chói qua tim”

Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người vô tận như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’

Điệp ngữ “ ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “ tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “ dâng bảy mươi chín mùa xuân “ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “ bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Tóm lại, đoạn thơ chỉ với bốn câu nhịp thơ chậm dãi đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về Bác, đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Người. Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc. Đồng thời bộc lộ niềm thiêng nhớ, sự thành kính của dân tộc đối với Bác.

27 tháng 4 2020

lên google nha b

chúc hok tốt

12 tháng 8 2017

Hình ảnh người mẹ trong cảnh tỉa bắp trên nương thật đẹp và cảm động:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Vẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chông Mĩ.

12 tháng 8 2017
b) Trước hết, Tố Hữu phác họa bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung” + Hai câu thơ gợi được không gian rộng lớn (Những đường Việt Bắc) và thời gian đằng đẵng (Đêm đêm) của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. + Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh rầm rập – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng, tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất. + Hình ảnh so sánh cường điệu “Đêm đêm rầm rập như là đất rung” nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do. + Qua không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng, khí thế hào hùng ở Việt Bắc có thể thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kì, gian khổ nhưng dân tộc Việt Nam không nhụt chí, trái lại, vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức chung lòng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi . - Hai câu tiếp theo miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội hành quân ra trận: “Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” Đó là một hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn. + Từ láy điệp điệp trùng trùng khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dân trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận. Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn (chiến sĩ phải đội mũ nan đan bằng tre lợp vải) nhưng đoàn quân điệp điệp trùng trùng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. + Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lĩnh người sáng ánh sao, đó là ánh sao sáng thực trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Hình ảnh ấy gợi liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Có điều nếu ánh trăng trong bài “Đồng chí” là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình, cho vẻ đẹp yên ấm của quê hương, thì ánh sao ở bài thơ này lại là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận.