Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- ong,kiến : sống thành tập đoàn có tổ chức chặt chẽ như "một xã hội"
- sâu bướm : có thể bắt chước hình mắt & đầu rắn để dọa nạt kẻ thù.
- ve,bọ cánh cứng : có giai đoạn sâu,ấu trùng dài tới 3 năm,giai đoạn trường thành ngắn,chỉ làm nhiệm vụ duy trì nòi giống.
- mối,muỗi : gây hại cho con người nhưng ở dưới góc độ môi trường thiên nhiên không thể thiếu chúng.
* nhiều loài côn trùng có khả năng ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù ( bọ ngựa Deroplatys trigonodera; ruồi Fulgora;Côn trùng lá Phyllium giganteum;Bọ cây Lonchodes;Sâu bướm xanh Tanaecia;Châu chấu Katydid;....)
Mình chỉ cần tập tính của ong, muỗi, kiến, bọ, thôi chứ mình không cần biết sâu, bướm, ve, cánh cứng.
Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. ... Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người, sống bầy đàn và tập tính xã hội cực cao. Kiến biết bảo vệ lẫn nhau, trao đổi thông tin, “chăn nuôi” sâu bọ và nấm làm thức ăn, cũng như bóc lột hay bắt nô lệ.
Đáp án A
Kiến có tập tính: chăm sóc thế hệ sau; chăn nuôi động vật khác và dự trữ thức ăn.
Kiến, loài côn trùng sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất, trừ vùng băng giá và đại dương. Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn ti trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy “sữa”… Số lượng bầy kiến có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con… nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết đi. Như vậy, có thể nói tổ kiến toàn là các nữ kiến!
Có trên 10 ngàn loài kiến. Hầu hết chúng có màu đen, nâu hoặc màu đất. Một vài loài có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. Có loài to đến 2.5 cm nhưng cũng có loài nhỏ cỡ 0.1 cm. Thông thường, đa số các loài kiến đều thuộc loại nhỏ. Mặc dù nhỏ bé nhưng kiến có thể khiêng một vật nặng hơn nó gấp 10 lần, có loài khoẻ đến độ khiêng vật nặng gấp 50 lần so với trọng lượng của chính nó, giả sử con người cũng có khả năng như vậy thì với trọng lượng 60 kg, người ta có thể khiêng một vật nặng đến 3 tấn!
Kiến sống nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới. Chúng đào đường hầm làm tổ dưới đất, đùn đất lên trên xây tổ, hay làm tổ ở những bọng và lá cây. Có loài vô gia cư như kiến lê dương nay đây mai đó. Kiến lê dương đi cả đàn như đoàn quân Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn. Chúng tàn sát và ăn thịt những con côn trùng nào vô phúc gặp chúng trên đường. Có loài kiến chuyên xâm lược những tổ kiến khác, cướp đoạt trứng kiến để bắt làm nô lệ khi lớn lên. Có loài kiến chuyên đi thu hoạch hạt cây về cất trong tổ như nhà nông. Có loài chăn những con bọ để lấy dịch đường như nhà nông nuôi bò lấy sữa.
Theo các nhà khoa học thì kiến tiến hóa từ ong bắp cày cách đây khoảng 100 triệu năm bởi vì cấu tạo của chúng rất giống nhau. Ðiểm khác biệt ở chỗ kiến có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Kiến chúa là loại to nhất, sau đó là kiến đực và nhỏ nhất là kiến thợ.
Cơ thể kiến có thể được chia làm 3 phần chính là đầu, ngực và bụng. Ðầu của kiến có 3 đặc điểm chính là hai cần ăng-ten, mắt và miệng. Hai cần ăng-ten này chính là nơi cảm nhận mùi, vị, nghe ngóng và nhận biết khi đụng chạm vật gì. Hai cần này chuyển động không ngừng để tiếp nhận các cảm giác đó. Kiến dùng hai cần ăng-ten để định hướng, ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn, và nhận biết đồng loại. Vài nhà khoa học tin rằng mỗi loài kiến đều có một mùi đặc trưng khiến chúng có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng.
Kiến có hai mắt và mắt kiến thuộc về đa tròng, tức có nhiều trong mắt. Có loài mỗi mắt có khoảng 6 tròng nhưng cũng có loài mà mắt có hơn 1000 tròng. Thông thường mắt kiến chúa và kiến đực có nhiều tròng hơn kiến thợ. Kiến chỉ thấy một phần của vật thể trong mỗi tròng mắt này, tương tự như màn hình TV với cấu tạo điểm ảnh (pixel), sự tổng hợp các điểm ảnh tạo nên hình ảnh trên màn hình TV. Cũng nhờ vào con mắt tổng hợp này, kiến có thể thấy sự chuyển động của các vật thể một cách dễ dàng. Tuy vậy, kiến không thể nhìn xa được mà chỉ có thể nhìn rõ các vật tương đối gần. Một số loài kiến có đến 3 con mắt nhưng thuộc loại rất đơn giản vì chỉ có thể phân biệt được sáng hay tối. Một số loài kiến không có mắt.
Miệng của kiến có hai hàm, hàm ngoài và hàm trong. Hàm ngoài lớn hơn hàm trong, thay vì chuyển động lên xuống giống như người, hàm ngoài của kiến chuyển động theo chiều ngang. Hàm ngoài này dùng để tha thức ăn, trứng hoặc ấu trùng (larva) và để đánh nhau với kẻ thù. Rất nhiều loài kiến dùng đôi hàm ngoài này để xây tổ như đào đất và cắt gỗ. Cặp hàm trong nằm ngay sau cặp hàm ngoài được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn. Thức ăn sau khi nghiền nát sẽ được lưỡi đưa vào một túi nhỏ ngay sau miệng. Túi nhỏ này cấu tạo bởi các cơ, chuyển động và bóp những thức ăn đã được nghiền nát để vắt chất dịch. Kiến tiêu thụ chất dịch bổ dưỡng này trong khi phần bã được thải ra ngoài. Thức ăn của kiến bao gồm nhiều loại từ côn trùng, hoa quả cho đến cây cỏ. Cặp hàm trong của kiến có những hàng lông rất nhỏ mà công dụng như chiếc lược dùng để lau chùi hai cần ăng-ten hoặc những cặp chân.
Loài kiến không có tai nhưng chúng nó có thể nghe được bằng cơ quan gọi là chordotonal. Cơ quan này có ở trên ngực, ăng-ten, chân và đầu của kiến. Chúng cảm nhận được tiếng động lan truyền trong đất, tuy nhiên chưa ai biết chúng có thể cảm nhận được tiếng động trong không khí hay không. Có một số loài kiến có thể tự mình gây ra tiếng động nhờ vào một cơ quan ở ngay dưới bụng. Cơ quan này chia làm hai phần, một phần có hình dáng như lưỡi cưa, phần kia cứng hơn và như điểm nhọn, tiếng động được tạo ra khi hai phần cạ vào nhau. Ðôi khi tiếng động được tạo ra lớn tới độ tai người có thể nghe được. Ngực là phần giữa của thân thể kiến bao gồm cả khúc nối và phần giao tiếp của bụng. Ngực nối với đầu qua cần cổ rất nhỏ.
Kiến có ba cặp chân. Mỗi chân được chia ra làm 9 khúc nối nhau bởi những khuỷu chân. Mỗi bàn chân của kiến đều có hai cái móc. Nhờ vào hai cái móc này mà kiến có thể bám, di chuyển trên cây và các bề mặt. Kiến cũng dùng các móc này để bới đất và đào các đường hầm dưới đất. Cặp chân trước cũng có cái lược giống như hàm trong dùng để lau chùi những cặp chân khác và đôi cần ăng-ten.
Trong loài kiến, kiến chúa và kiến đực có cặp cánh dùng khi giao phối. Những nữ kiến thợ không bao giờ mọc cánh.
Bụng của kiến được chia làm hai phần, eo và bầu. Eo, như đã nói ở trên, có hình dáng tròn nhỏ như viên bi, nối ngực và bầu. Một vài loài kiến có kim chích nọc độc ở ngay đít bụng. Có loài lại có tuyến nọc ở bụng và dùng nó để phun vào kẻ thù.
Giác quan chính của kiến là cần ăng-ten. Loài kiến có hai cần ăng-ten ở ngay phía trước đầu. Hai cần ăng-ten này là cơ quan khứu giác, thính giác và xúc giác. Người ta có thể dễ dàng nhận biết một con kiến khoẻ mạnh bằng cách nhìn vào cần ăng-ten chuyển động một cách không ngừng nghỉ. Nhờ vào hai cần ăng-ten này mà loài kiến có thể ngửi được mùi trong không khí, kiểm tra thức ăn, giao tiếp, xác định phương hướng, tìm kiếm thức ăn và nhận biết đồng loại. Một số các nhà khoa học cho rằng trong một tổ kiến, chúng tiết ra mùi đặc trưng để nhận biết lẫn nhau. Ngoài ra, kiến còn có cơ quan xúc giác ở miệng và vài nơi khác trên thân thể. Các cơ quan này là những sợi lông nhỏ và gai.
Cấu trúc xã hội
Hầu hết mọi xã hội loài kiến đều được chia ra làm ba thành phần. Ðó là kiến chúa, kiến thợ và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác. Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất. Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở một số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả.
Tổ kiến
Loài kiến thợ mộc (capenter ant) to lớn màu đen hay nâu thường làm tổ ở những cành cây, đôi khi chúng làm tổ ngay trên xà nhà. Loài kiến này không ăn gỗ như con mọt mà xén gỗ để làm tổ. Có nhiều loài làm tổ ở những thân cây mục hay dưới lớp vỏ cây, hoặc ở các phần rỗng của lá cây, đôi khi ở trong những gai cây. Một vài loài nhai nát lá cây hay thân cây để xây tổ.
Loài kiến đan tơ (weaver ant) cuộn, đan lá lại với nhau để làm tổ. Có những kiến thợ giữ cạnh lá lại với nhau, trong khi những kiến thợ khác tha ấu trùng nhả tơ để nối lá lại. Ấu trùng là giai đoạn tượng hình đầu tiên của kiến. Những ấu trùng này có khả năng nhả những sợi tơ trắng để giữ, nối lá lại với nhau thành tổ.
Tổ kiến có loại to, loại nhỏ. Có loại nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay, chứa khoảng từ chục con tới 2, 3 trăm con kiến. Có loại xây tổ dưới đất rộng tới cả 12 thước như loài kiến ở vùng nhiệt đới chứa hàng chục triệu con kiến. Có loài kiến xây mười mấy cái tổ nối nhau bằng những đường hầm ở dưới đất như loài kiến vùng bắc Mỹ và ở Âu Châu và rộng như một sân chơi tennis. Có tổ cao tới cả thước chứa hàng triệu con. Hầu hết các tổ kiến được xây và chia ra làm nhiều phòng. Một phòng cho kiến chúa và trứng. Nhiều phòng dùng như phòng nuôi trẻ để chứa nhộng đang tăng trưởng. Rất nhiều phòng được dùng làm chỗ tụ họp cho kiến thợ và để nghỉ ngơi. Trong một số tổ, có những nhà kho để chứa đồ ăn và nuôi nấm. Tổ sẽ được nới rộng thêm khi số kiến ngày càng đông. Ở xứ lạnh vào mùa đông, kiến sống ở khúc sâu nhất của tổ dưới lòng đất và chui ra khỏi tổ khi mùa xuân đến.
Chu kỳ sống
Kiến chúa thường đẻ trứng nở ra kiến thợ, nhưng vào một thời kỳ nhất định trong năm thì đẻ trứng nở ra kiến đực và kiến chúa tơ. Vài tuần sau khi sinh, kiến đực và kiến chúa tơ sẽ bò ra khỏi tổ, bay lên không trung để giao phối. Trong cuộc giao phối, kiến đực lưu tinh trùng trong cơ thể kiến chúa. Kiến chúa có thể giao phối với một hay nhiều chàng kiến đực. Trong mùa giao phối này, số lượng tinh trùng trong bụng kiến chúa đủ dùng trong suốt cuộc đời sinh sản của nàng.
Sau khi giao phối, kiến chúa và kiến đực đáp xuống đất. Những chàng kiến đực bò quanh quẩn rồi chết. Còn kiến chúa cắn đứt đôi cánh và bò đi kiếm chỗ làm tổ. Có trường hợp kiến chúa bò về tổ cũ và được chấp nhận. Ðôi khi kiến chúa sống nhờ ở một tổ kiến khác loài, được chúng chăm sóc và nuôi nấng cho đến khi sinh sản. Nhưng thông thường thì kiến chúa tự xây tổ mới. Sau khi sửa soạn nơi xây tổ, kiến chúa bịt kín cửa ra vào và bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt thời gian này, kiến chúa sống bằng cách ăn cặp cánh đã trở nên vô dụng. Ðôi khi kiến chúa đói quá ăn cả những trái trứng của mình. Kiến chúa có khả năng kiểm soát để tinh trùng thụ tinh cho trứng hay không. Trứng nào không được thụ tinh sẽ trở thành kiến đực, trứng nào được thụ tinh sẽ trở thành kiến thợ hoặc kiến chúa tơ.
Trứng kiến rất nhỏ, chỉ vài ngày sau nở thành ấu trùng. Ấu trùng màu trắng, nhìn giống như con giun. Hầu hết các loại ấu trùng không tự di chuyển được. Kiến chúa phải nuôi ấu trùng bằng nước dãi của mình và đôi khi bằng chính những trái trứng khác. Giai đoạn này mất khoảng vài tuần, sau đó ấu trùng trở thành nhộng. Một số loại ấu trùng tự nhả và bọc chúng trong một cái kén trắng bạc trước khi trở thành nhộng. Nhộng là loại kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau từ 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến. Khởi đầu là bầy kiến thợ. Kiến thợ sau khi trưởng thành, rời tổ đi kiếm mồi mang về cho kiến chúa và đàn ấu trùng ăn, và bắt đầu phận sự chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng trong khi kiến chúa tiếp tục đẻ trứng. Kiến chúa đẻ hàng ngàn trứng trong suốt một đời mình mà đa số chúng đều nở ra kiến thợ.
Ðể sinh tồn và chống trả những loài ăn kiến như ếch, nhện, chim, bò sát… và cả những loài kiến thù địch khác, loài kiến tự vệ bằng cách chích, cắn hay phun a-xít formic hoặc những hóa chất khác. Khoảng nửa số loài kiến có ngòi chích, chẳng hạn như kiến lửa hay loài kiến to chích vào da. Ngòi chích này tiết ra nọc gây đau rát và khó chịu. Loài không có ngòi chích thì có thể phun độc từ đít bụng.
Kiến ở tổ này thường đánh nhau với tổ khác. Có loài đánh nhau rất văn nghệ như kiến mật, chúng chỉ dùng sức đẩy nhau, không gây thương tích. Bên nào thắng thì chiếm tổ bên kia. Nhưng cũng có loài đánh nhau đến chết, cắn chân, cắn tay, cắn ăng-ten, cắn eo cho đứt bụng… Thông thường chúng hay “phân thây” bằng cách nhiều con kiến cùng bọn, cắn giữ chân, bụng, ăng-ten của kiến địch và kéo căng ra, và những con kiến khác cùng bầy dùng hàm cắt con kiến này thành từng mảnh! Bên nào thắng sẽ chiếm trứng, ấu trùng và kiến con về làm thức ăn. Có loài kiến chỉ chuyên sống bằng nghề thảo khấu như vậy.
Thông tin
Kiến nói chuyện với nhau bằng nhiều cách. Có loài sống trên cây hay lá dùng bụng của mình đập lên vách tổ báo hiệu khi tìm được thức ăn hay kẻ thù xuất hiện. Rung động truyền qua vách tổ đến đàn kiến bên trong khiến chúng ùa ra để giúp khuân mồi hay chống đỡ kẻ thù. Có loài tạo ra tiếng động như đã nói ở trên.
Kiến cũng có thể thông tin với nhau bằng cách tiết ra hóa chất hoá gọi là pheromone. Chất này được chứa trong những hạch ở đầu, ngực hay bụng. Chúng có mùi hay vị đặc trưng rất nhạy cảm với loài kiến, mỗi loại hóa chất tiết ra đều mang một ý nghĩa riêng. Thí dụ, chất tiết ra ở bụng để đánh dấu đường đến chỗ có thức ăn. Nếu cảm thấy nguy hiểm thì loại pheromone khác có thể được tiết ra để báo động.
Có lẽ loài kiến nhận biết nhau bằng mùi. Khi hai con kiến gặp nhau, chúng dùng ăng-ten để giao tiếp. Nếu cùng tổ, chúng có thể chạm miệng và một con sẽ nhả ra một chút dịch đường cho con kia ăn.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của kiến chúa lâu nhất, khoảng từ 10 tới 20 năm. Kiến thợ sống từ 1 đến 5 năm. Kiến đực chỉ sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối.
Kiến, loài côn trùng sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất, trừ vùng băng giá và đại dương. Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn ti trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy “sữa”… Số lượng bầy kiến có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con… nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết đi. Như vậy, có thể nói tổ kiến toàn là các nữ kiến!
Có trên 10 ngàn loài kiến. Hầu hết chúng có màu đen, nâu hoặc màu đất. Một vài loài có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. Có loài to đến 2.5 cm nhưng cũng có loài nhỏ cỡ 0.1 cm. Thông thường, đa số các loài kiến đều thuộc loại nhỏ. Mặc dù nhỏ bé nhưng kiến có thể khiêng một vật nặng hơn nó gấp 10 lần, có loài khoẻ đến độ khiêng vật nặng gấp 50 lần so với trọng lượng của chính nó, giả sử con người cũng có khả năng như vậy thì với trọng lượng 60 kg, người ta có thể khiêng một vật nặng đến 3 tấn!
Kiến sống nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới. Chúng đào đường hầm làm tổ dưới đất, đùn đất lên trên xây tổ, hay làm tổ ở những bọng và lá cây. Có loài vô gia cư như kiến lê dương nay đây mai đó. Kiến lê dương đi cả đàn như đoàn quân Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn. Chúng tàn sát và ăn thịt những con côn trùng nào vô phúc gặp chúng trên đường. Có loài kiến chuyên xâm lược những tổ kiến khác, cướp đoạt trứng kiến để bắt làm nô lệ khi lớn lên. Có loài kiến chuyên đi thu hoạch hạt cây về cất trong tổ như nhà nông. Có loài chăn những con bọ để lấy dịch đường như nhà nông nuôi bò lấy sữa.
Theo các nhà khoa học thì kiến tiến hóa từ ong bắp cày cách đây khoảng 100 triệu năm bởi vì cấu tạo của chúng rất giống nhau. Ðiểm khác biệt ở chỗ kiến có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Kiến chúa là loại to nhất, sau đó là kiến đực và nhỏ nhất là kiến thợ.
Cơ thể kiến có thể được chia làm 3 phần chính là đầu, ngực và bụng. Ðầu của kiến có 3 đặc điểm chính là hai cần ăng-ten, mắt và miệng. Hai cần ăng-ten này chính là nơi cảm nhận mùi, vị, nghe ngóng và nhận biết khi đụng chạm vật gì. Hai cần này chuyển động không ngừng để tiếp nhận các cảm giác đó. Kiến dùng hai cần ăng-ten để định hướng, ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn, và nhận biết đồng loại. Vài nhà khoa học tin rằng mỗi loài kiến đều có một mùi đặc trưng khiến chúng có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng.
Kiến có hai mắt và mắt kiến thuộc về đa tròng, tức có nhiều trong mắt. Có loài mỗi mắt có khoảng 6 tròng nhưng cũng có loài mà mắt có hơn 1000 tròng. Thông thường mắt kiến chúa và kiến đực có nhiều tròng hơn kiến thợ. Kiến chỉ thấy một phần của vật thể trong mỗi tròng mắt này, tương tự như màn hình TV với cấu tạo điểm ảnh (pixel), sự tổng hợp các điểm ảnh tạo nên hình ảnh trên màn hình TV. Cũng nhờ vào con mắt tổng hợp này, kiến có thể thấy sự chuyển động của các vật thể một cách dễ dàng. Tuy vậy, kiến không thể nhìn xa được mà chỉ có thể nhìn rõ các vật tương đối gần. Một số loài kiến có đến 3 con mắt nhưng thuộc loại rất đơn giản vì chỉ có thể phân biệt được sáng hay tối. Một số loài kiến không có mắt.
Miệng của kiến có hai hàm, hàm ngoài và hàm trong. Hàm ngoài lớn hơn hàm trong, thay vì chuyển động lên xuống giống như người, hàm ngoài của kiến chuyển động theo chiều ngang. Hàm ngoài này dùng để tha thức ăn, trứng hoặc ấu trùng (larva) và để đánh nhau với kẻ thù. Rất nhiều loài kiến dùng đôi hàm ngoài này để xây tổ như đào đất và cắt gỗ. Cặp hàm trong nằm ngay sau cặp hàm ngoài được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn. Thức ăn sau khi nghiền nát sẽ được lưỡi đưa vào một túi nhỏ ngay sau miệng. Túi nhỏ này cấu tạo bởi các cơ, chuyển động và bóp những thức ăn đã được nghiền nát để vắt chất dịch. Kiến tiêu thụ chất dịch bổ dưỡng này trong khi phần bã được thải ra ngoài. Thức ăn của kiến bao gồm nhiều loại từ côn trùng, hoa quả cho đến cây cỏ. Cặp hàm trong của kiến có những hàng lông rất nhỏ mà công dụng như chiếc lược dùng để lau chùi hai cần ăng-ten hoặc những cặp chân.
Loài kiến không có tai nhưng chúng nó có thể nghe được bằng cơ quan gọi là chordotonal. Cơ quan này có ở trên ngực, ăng-ten, chân và đầu của kiến. Chúng cảm nhận được tiếng động lan truyền trong đất, tuy nhiên chưa ai biết chúng có thể cảm nhận được tiếng động trong không khí hay không. Có một số loài kiến có thể tự mình gây ra tiếng động nhờ vào một cơ quan ở ngay dưới bụng. Cơ quan này chia làm hai phần, một phần có hình dáng như lưỡi cưa, phần kia cứng hơn và như điểm nhọn, tiếng động được tạo ra khi hai phần cạ vào nhau. Ðôi khi tiếng động được tạo ra lớn tới độ tai người có thể nghe được. Ngực là phần giữa của thân thể kiến bao gồm cả khúc nối và phần giao tiếp của bụng. Ngực nối với đầu qua cần cổ rất nhỏ.
Kiến có ba cặp chân. Mỗi chân được chia ra làm 9 khúc nối nhau bởi những khuỷu chân. Mỗi bàn chân của kiến đều có hai cái móc. Nhờ vào hai cái móc này mà kiến có thể bám, di chuyển trên cây và các bề mặt. Kiến cũng dùng các móc này để bới đất và đào các đường hầm dưới đất. Cặp chân trước cũng có cái lược giống như hàm trong dùng để lau chùi những cặp chân khác và đôi cần ăng-ten.
Trong loài kiến, kiến chúa và kiến đực có cặp cánh dùng khi giao phối. Những nữ kiến thợ không bao giờ mọc cánh.
Bụng của kiến được chia làm hai phần, eo và bầu. Eo, như đã nói ở trên, có hình dáng tròn nhỏ như viên bi, nối ngực và bầu. Một vài loài kiến có kim chích nọc độc ở ngay đít bụng. Có loài lại có tuyến nọc ở bụng và dùng nó để phun vào kẻ thù.
Giác quan chính của kiến là cần ăng-ten. Loài kiến có hai cần ăng-ten ở ngay phía trước đầu. Hai cần ăng-ten này là cơ quan khứu giác, thính giác và xúc giác. Người ta có thể dễ dàng nhận biết một con kiến khoẻ mạnh bằng cách nhìn vào cần ăng-ten chuyển động một cách không ngừng nghỉ. Nhờ vào hai cần ăng-ten này mà loài kiến có thể ngửi được mùi trong không khí, kiểm tra thức ăn, giao tiếp, xác định phương hướng, tìm kiếm thức ăn và nhận biết đồng loại. Một số các nhà khoa học cho rằng trong một tổ kiến, chúng tiết ra mùi đặc trưng để nhận biết lẫn nhau. Ngoài ra, kiến còn có cơ quan xúc giác ở miệng và vài nơi khác trên thân thể. Các cơ quan này là những sợi lông nhỏ và gai.
Cấu trúc xã hội
Hầu hết mọi xã hội loài kiến đều được chia ra làm ba thành phần. Ðó là kiến chúa, kiến thợ và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác. Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất. Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở một số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả.
Tổ kiến
Loài kiến thợ mộc (capenter ant) to lớn màu đen hay nâu thường làm tổ ở những cành cây, đôi khi chúng làm tổ ngay trên xà nhà. Loài kiến này không ăn gỗ như con mọt mà xén gỗ để làm tổ. Có nhiều loài làm tổ ở những thân cây mục hay dưới lớp vỏ cây, hoặc ở các phần rỗng của lá cây, đôi khi ở trong những gai cây. Một vài loài nhai nát lá cây hay thân cây để xây tổ.
Loài kiến đan tơ (weaver ant) cuộn, đan lá lại với nhau để làm tổ. Có những kiến thợ giữ cạnh lá lại với nhau, trong khi những kiến thợ khác tha ấu trùng nhả tơ để nối lá lại. Ấu trùng là giai đoạn tượng hình đầu tiên của kiến. Những ấu trùng này có khả năng nhả những sợi tơ trắng để giữ, nối lá lại với nhau thành tổ.
Tổ kiến có loại to, loại nhỏ. Có loại nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay, chứa khoảng từ chục con tới 2, 3 trăm con kiến. Có loại xây tổ dưới đất rộng tới cả 12 thước như loài kiến ở vùng nhiệt đới chứa hàng chục triệu con kiến. Có loài kiến xây mười mấy cái tổ nối nhau bằng những đường hầm ở dưới đất như loài kiến vùng bắc Mỹ và ở Âu Châu và rộng như một sân chơi tennis. Có tổ cao tới cả thước chứa hàng triệu con. Hầu hết các tổ kiến được xây và chia ra làm nhiều phòng. Một phòng cho kiến chúa và trứng. Nhiều phòng dùng như phòng nuôi trẻ để chứa nhộng đang tăng trưởng. Rất nhiều phòng được dùng làm chỗ tụ họp cho kiến thợ và để nghỉ ngơi. Trong một số tổ, có những nhà kho để chứa đồ ăn và nuôi nấm. Tổ sẽ được nới rộng thêm khi số kiến ngày càng đông. Ở xứ lạnh vào mùa đông, kiến sống ở khúc sâu nhất của tổ dưới lòng đất và chui ra khỏi tổ khi mùa xuân đến.
Chu kỳ sống
Kiến chúa thường đẻ trứng nở ra kiến thợ, nhưng vào một thời kỳ nhất định trong năm thì đẻ trứng nở ra kiến đực và kiến chúa tơ. Vài tuần sau khi sinh, kiến đực và kiến chúa tơ sẽ bò ra khỏi tổ, bay lên không trung để giao phối. Trong cuộc giao phối, kiến đực lưu tinh trùng trong cơ thể kiến chúa. Kiến chúa có thể giao phối với một hay nhiều chàng kiến đực. Trong mùa giao phối này, số lượng tinh trùng trong bụng kiến chúa đủ dùng trong suốt cuộc đời sinh sản của nàng.
Sau khi giao phối, kiến chúa và kiến đực đáp xuống đất. Những chàng kiến đực bò quanh quẩn rồi chết. Còn kiến chúa cắn đứt đôi cánh và bò đi kiếm chỗ làm tổ. Có trường hợp kiến chúa bò về tổ cũ và được chấp nhận. Ðôi khi kiến chúa sống nhờ ở một tổ kiến khác loài, được chúng chăm sóc và nuôi nấng cho đến khi sinh sản. Nhưng thông thường thì kiến chúa tự xây tổ mới. Sau khi sửa soạn nơi xây tổ, kiến chúa bịt kín cửa ra vào và bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt thời gian này, kiến chúa sống bằng cách ăn cặp cánh đã trở nên vô dụng. Ðôi khi kiến chúa đói quá ăn cả những trái trứng của mình. Kiến chúa có khả năng kiểm soát để tinh trùng thụ tinh cho trứng hay không. Trứng nào không được thụ tinh sẽ trở thành kiến đực, trứng nào được thụ tinh sẽ trở thành kiến thợ hoặc kiến chúa tơ.
Trứng kiến rất nhỏ, chỉ vài ngày sau nở thành ấu trùng. Ấu trùng màu trắng, nhìn giống như con giun. Hầu hết các loại ấu trùng không tự di chuyển được. Kiến chúa phải nuôi ấu trùng bằng nước dãi của mình và đôi khi bằng chính những trái trứng khác. Giai đoạn này mất khoảng vài tuần, sau đó ấu trùng trở thành nhộng. Một số loại ấu trùng tự nhả và bọc chúng trong một cái kén trắng bạc trước khi trở thành nhộng. Nhộng là loại kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau từ 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến. Khởi đầu là bầy kiến thợ. Kiến thợ sau khi trưởng thành, rời tổ đi kiếm mồi mang về cho kiến chúa và đàn ấu trùng ăn, và bắt đầu phận sự chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng trong khi kiến chúa tiếp tục đẻ trứng. Kiến chúa đẻ hàng ngàn trứng trong suốt một đời mình mà đa số chúng đều nở ra kiến thợ.
Ðể sinh tồn và chống trả những loài ăn kiến như ếch, nhện, chim, bò sát… và cả những loài kiến thù địch khác, loài kiến tự vệ bằng cách chích, cắn hay phun a-xít formic hoặc những hóa chất khác. Khoảng nửa số loài kiến có ngòi chích, chẳng hạn như kiến lửa hay loài kiến to chích vào da. Ngòi chích này tiết ra nọc gây đau rát và khó chịu. Loài không có ngòi chích thì có thể phun độc từ đít bụng.
Kiến ở tổ này thường đánh nhau với tổ khác. Có loài đánh nhau rất văn nghệ như kiến mật, chúng chỉ dùng sức đẩy nhau, không gây thương tích. Bên nào thắng thì chiếm tổ bên kia. Nhưng cũng có loài đánh nhau đến chết, cắn chân, cắn tay, cắn ăng-ten, cắn eo cho đứt bụng… Thông thường chúng hay “phân thây” bằng cách nhiều con kiến cùng bọn, cắn giữ chân, bụng, ăng-ten của kiến địch và kéo căng ra, và những con kiến khác cùng bầy dùng hàm cắt con kiến này thành từng mảnh! Bên nào thắng sẽ chiếm trứng, ấu trùng và kiến con về làm thức ăn. Có loài kiến chỉ chuyên sống bằng nghề thảo khấu như vậy.
Thông tin
Kiến nói chuyện với nhau bằng nhiều cách. Có loài sống trên cây hay lá dùng bụng của mình đập lên vách tổ báo hiệu khi tìm được thức ăn hay kẻ thù xuất hiện. Rung động truyền qua vách tổ đến đàn kiến bên trong khiến chúng ùa ra để giúp khuân mồi hay chống đỡ kẻ thù. Có loài tạo ra tiếng động như đã nói ở trên.
Kiến cũng có thể thông tin với nhau bằng cách tiết ra hóa chất hoá gọi là pheromone. Chất này được chứa trong những hạch ở đầu, ngực hay bụng. Chúng có mùi hay vị đặc trưng rất nhạy cảm với loài kiến, mỗi loại hóa chất tiết ra đều mang một ý nghĩa riêng. Thí dụ, chất tiết ra ở bụng để đánh dấu đường đến chỗ có thức ăn. Nếu cảm thấy nguy hiểm thì loại pheromone khác có thể được tiết ra để báo động.
Có lẽ loài kiến nhận biết nhau bằng mùi. Khi hai con kiến gặp nhau, chúng dùng ăng-ten để giao tiếp. Nếu cùng tổ, chúng có thể chạm miệng và một con sẽ nhả ra một chút dịch đường cho con kia ăn.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của kiến chúa lâu nhất, khoảng từ 10 tới 20 năm. Kiến thợ sống từ 1 đến 5 năm. Kiến đực chỉ sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối.
Tham khảo!
Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. ... Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người, sống bầy đàn và tập tính xã hội cực cao. Kiến biết bảo vệ lẫn nhau, trao đổi thông tin, “chăn nuôi” sâu bọ và nấm làm thức ăn, cũng như bóc lột hay bắt nô lệ.
tk:
Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. ... Kiến là một loài côn trùng xã hội thu nhỏ của loài người, sống bầy đàn và tập tính xã hội cực cao. Kiến biết bảo vệ lẫn nhau, trao đổi thông tin, “chăn nuôi” sâu bọ và nấm làm thức ăn, cũng như bóc lột hay bắt nô lệ.