Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày 20/9/1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức lớn nhất hành tinh này
Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vừa là thời cơ và vừa là thách thức do các yếu tố sau đây:
Thời cơ:
- Gia nhập LHQ mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào cộng đồng quốc tế, xây dựng và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh cho Việt Nam.
- Tham gia vào LHQ, Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình và dự án của LHQ để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng các thách thức xã hội như giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Gia nhập LHQ cũng mở ra cánh cửa để Việt Nam tham gia vào các hoạt động quốc tế như duy trì hòa bình, giám sát địa phương, góp phần trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như xung đột, di dân, nguồn lực nước và phát triển bền vững.
Thách thức:
- Gia nhập LHQ có thể đặt ra thách thức về tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế. Việt Nam phải thực hiện nhiều cải cách trong các lĩnh vực như nhân quyền, dân chủ, quyền con người và luật pháp để tuân thủ các tiêu chuẩn của LHQ. Điều này đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực từ phía chính phủ và xã hội Việt Nam.
- Tham gia vào cơ cấu quyết định của LHQ đồng nghĩa với việc phải đưa ra quan điểm và tham gia vào các cuộc tranh luận về các vấn đề toàn cầu. Điều này yêu cầu Việt Nam phải có khả năng đàm phán, thương lượng và xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác, trong khi vẫn bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình.
- Gia nhập LHQ cũng đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo tính nhất quán giữa các cam kết quốc tế và chính sách nội bộ. Điều này có thể đòi hỏi sự điều tiết và điều chỉnh trong việc thực hiện chính sách nội địa để phù hợp với các yêu cầu quốc tế.
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập
B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN
C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới
26
EU chỉ là đối tác thương mại của Thụy Sĩ. Điều này liên quan đến nhiều ngành trong nước.
- Ngân hàn : Ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng nhờ việc bảo đảm thông tin và hệ thống bảo mật ngân hàng an toàn nhất thế giới. Nếu gia nhập EU, Thụy Sĩ sẽ buộc phải áp dụng các quy định chung đối với ngân hàng, như vậy họ sẽ mất đi nhiều tài khoản tiền gửi.
_ Tiền tệ: Tiền tệ của Thụy Sĩ là đồng fran. Nếu gia nhập EU thì mình nghĩ là bắt buộc sẽ phải đổi sang dùng đồng euro( theo mình thấy), nên giá trị thuế VAT cũng tăng, phải tham gia vào các hoạt động quân sự của châu Âu, điều đó sẽ làm tổn hại đến quy chế trung lập của nước này.
- Chế độ quốc gia quân sự: Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập về quân sự. Tất cả mọi quyết định quan trọng đều được trưng cầu dân ý. Nếu gia nhập EU thì xảy ra chiến tranh đối với nước này sẽ có.( Thụy Sĩ đã không có chiến tranh kể từ năm 1815 ^.^)
- Hiệp định hạn chế trốn thuế: Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ đã ký kết vào tháng 5 năm nay một thỏa thuận nhằm hạn chế trốn thuế, thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Kể từ thời điểm đó, cư dân EU sẽ không còn có thể che giấu các khoản thu nhập không khai báo trong các ngân hàng Thụy Sĩ, Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu sẽ tự động trao đổi thông tin về tài khoản ngân hàng của các công dân của họ.
Do những bất lợi trên mà Thụy Sĩ không thể gia nhập Liên minh châu Âu và đó là một con đường đúng đắn ♥
Một tick nếu thấy hay và theo dõi nếu thấy cần nhé bạn☻☺☻
- Khó khăn thứ nhất đó là số lượng ứng cử viên quá đông. Riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có 7 nước ứng cử mà chỉ có 4 ghế.
- Khó khăn thứ hai, chúng ta ra ứng cử muộn nhất trong số các ứng cử viên, trong đó vừa ra ứng cử thì gặp hai năm COVID-19 do đó, điều kiện tiếp xúc và vận động, trao đổi đoàn không có, công tác vận động chỉ được triển khai đầu năm 2022.
- Khó khăn thứ ba, cách tiếp cận về vấn đề quyền con người giữa các nước còn nhiều khác biệt và để đi tìm được mẫu số chung mà các nước có thể chấp nhận được và thấy Việt Nam có thể đóng góp được là một vấn đề khó khăn.
- Thuận lợi thứ nhất, chúng ta là ứng cử viên được 10 nước ASEAN ủng hộ, là ứng cử viên duy nhất của ASEAN tại cuộc bầu cử lần này.
- Thuận lợi thứ hai, sự tín nhiệm của các nước về thành tựu, phát triển kinh tế của đất nước ta trong đó luôn luôn lấy con người làm trung tâm, làm động lực, mục tiêu của sự phát triển, tín nhiệm về đóng góp của ta với các cơ chế Liên hợp quốc thông qua những đóng góp của Việt Nam trong những năm vừa rồi hết sức tích cực và có trách nhiệm vào các cơ quan và cơ chế LHQ, nhất là hai năm trong Hội đồng Bảo an 2020-2021.
- Thuận lợi thứ ba đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động, tất cả các bộ, ban, ngành cùng sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao, sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao trong công tác vận động, trong các cuộc tiếp xúc với các nước, công tác thông tin tuyên truyền cũng được đẩy mạnh trong thời gian qua đã làm cho dư luận trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn về ứng cử của Việt Nam cũng như những cam kết, đóng góp của Việt Nam trong vấn đề quyền con người của Việt Nam cũng như cho thế giới.
Câu 1: Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu 2: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào.
Câu 3: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 4:
+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.