Tại sao đánh bắt hải sản
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2021

Đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản:

- Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, là nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật, vùng biển có nhiều ngư trường lớn. Vi vậy đánh bắt thủy hải sản là một thế mạnh nổi bật của đất  nước này.

- Cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho đời sống nhân dân, giải quyết một phần hạn chế về nguồn thực phẩm từ trồng trọt.

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.

21 tháng 2 2021

Đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì:

- Nhật Bản là 1 quần đảo, vùng biển rộng và có nhiều ngư trường lớn, nhiều hải sản có giá trị

- Thủy sản cung cấp nguồn thức ăn quann trọng, giải quyết 1 phần hạn chế về nguồn thức phẩm từ chăn nuôi

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ví dụ về biểu hiện khu vực hóa ở Việt Nam:

- Ở liên cấp khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...

- Đầu tư nước ngoài của nước ta tăng nhanh

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

- Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),....

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

Hệ quả tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

21 tháng 2 2021

* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công  nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm…

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu,cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.

* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:

- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ, ngày càng bị thu hẹp.

- Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi, theo xu hướng của người châu Âu.

- Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

21 tháng 2 2021

Những điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Vai trò: thứ yếu

  + Tỉ trọng trong cơ cấu GDP nhỏ (chỉ chiếm 1%)

  + Diện tích đất nông nghiệp ít

- Hướng phát triển: 

  + Thâm canh

  + Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại

- Thành tựu:

  + Tăng năng suất

  + Tăng chất lượng

- Các nông sản chính:

+ Lúa gạo: cây trồng chính (50% diện tích), có xu hướng giảm diện tích.

 

+ Cây công nghiệp được trồng phổ biến: chè, thuốc lá, dâu tằm.

 

+ Chăn nuôi (lợn, bò, gà): tương đối phát triển.

 

+ Thủy sản: được chú trọng phát triển.

 

- Phân bố:

 

+ Vùng trồng cây lương thực, cây công nghiệp, rau và hoa quả, chăn nuôi: phát triển ở khu vực ven biển và dọc thung lũng sông (đặc biệt ở phía nam).

 

+ Vùng rừng: sâu trong nội địa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới là vì:

+ Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.

+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.

+ Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

       Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

21 tháng 2 2021

* Nhận xét:

So sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

- Giai đoạn 1950 -1973: tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì, đạt mức 2 con số (trừ giai đoạn 1970  - 1973).

- Giai đoạn 1990 -2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định, chỉ còn mức 1 con số, thấp dưới 6%.

21 tháng 2 2021

undefined

So sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005:

- Giai đoạn 1950 -1973: tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, luôn đạt mức 2 con số (trừ giai đoạn 1970 - 1973, nhưng vẫn cao hơn nhiều so vớ giai đoạn 1990 – 2005).

- Giai đoạn 1990 -2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định, chỉ còn mức 1 con số, không có năm nào vượt quá 6% (có năm tăng trưởng rất thấp: 2001 chỉ có 0,4%).