Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.
Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.
Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.
Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...
Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.
Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.
Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.
Em rất yêu quê và thích những lễ hội của quê hương mình.
Vừa qua, em được bố mẹ cho đi chơi ở Buôn Ma Thuột, em đã được tham gia rất nhiều các lễ hội, nhưng lễ hội mà em thấy vui và thú vị nhất là lễ hội đua voi. Đua voi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 3 dương lịch với hai năm một lần, Buôn Đôn là cái nôi của việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì thế lễ hội thường được tổ chức ở đây.
Những đàn voi từ các buôn xa, gần kéo về dự hội rất náo nhiệt. Sân đua là một bãi đất rộng chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều rộng đủ cho 30 con voi đứng xếp hàng.
Đến giờ chuẩn bị vào cuộc đua, các nài voi cho voi đứng xếp hàng ngay ngắn ở điểm xuất phát. Sau một hồi tù và cất lên vang dậy cả núi rừng thì cũng là lúc các chú voi tiến thẳng về phía trước trong tiếng cồng chiêng và tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Cuộc đua được tiến hành dưới sự điều khiển của các nài voi dưới nhiều hình thức thi như: voi chạy tốc độ, voi kéo cây, voi ném gỗ, voi bơi vượt sông, voi đá bóng,… Sau cuộc thi tất cả các “vận động viên voi” đều được thưởng mía chuối… Riêng chú voi thắng cuộc đeo một vòng nguyệt quế và được thưởng rất nhiều thức ăn ngon.Vừa xem, mọi nghười không hết lời khen ngọi chú voi thắng cuộc.
Bài mik có chỗ tự lm có chỗ mik tham khảo.
Hok Tốt
Bài làm
Lễ hội đền Trần Tỉnh Nam Định được tổ chức vào tháng tám âm lịch hàng năm. Nơi đây thờ 14 vị vua đời Trần.
~ Chắc zậy ~
# Chúc bạn học tốt #
Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩvới những cao nguyên đất đỏ xếp tầng, được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cánh rừng xanh thẳm bạt ngàn, những mảnh đất bazan màu mỡ, khí hậu quanh năm ôn hòa. Nơi đây quy tụ nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, những con người thật thà chất phác mang đậm bản sắc của núi rừng cao nguyên.Có thể nói Tây Nguyên là cái nôi của những sử thi huyền thoại, là vùng đất giàu có với những truyền thống văn hóa độc đáo, đậm chất núi rừng linh thiêng.Đua voi là một trong những lễ hội cuốn hút, độc đáo nhất của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Lễ hội được tổ chức vào tháng ba âm lịch, cứ hai năm lại có một lần lễ hội như vậy. Người ta chọn mùa xuân là mùa tổ chức lễhội đua voi nhằm thể hiện mong muốn một khởi đầu năm mới, tốt đẹp, ấm no hạnh phúc cho người dân khắp các thôn bản, tạo nên một không khí tưng bừng, nhộn nhịp, làm say đắm bất kỳ những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Voi là con vật biểu tượng cho núi rừng Tây Nguyên, từ lâu đã được thuần hoá là vật nuôi rất có ích và chung sống thân thiện với con người. Chúng giúp người dân kéo gỗ, chở đồ, vận chuyển hàng hoá, và đặc biệt chúng còn được huấn luyện để biểu diễn trong các lễ hội, trong các sở thú. Voi là loài động vật to lớn nhưng hiền lành, thông minh và có khả năng ghi nhớ rất nhanh, chính vì lẽ đó mà chúng từ lâu trở thành người bạn thân tình, gắn bó với người dân Tây Nguyên cả trong chiến tranh và trong đời sống hàng ngày. Đây được coi là loài động vật linh thiêng và được nhân dân yêu quý, tôn kính như một biểu tượng mạnh mẽ của mảnh đất cao nguyên bạt ngàn nắng gió.
Quả thật Tây Nguyên là một vùng đất có không khí thích hợp để tổ chức các lễ hội vui tươi.Lễ hội Đua Voi được tổ chức tại Đăk-Lăk nhằm tôn vinh truyền thống văn hoá, tinh thần thượng võ và tài nghệ cưỡi voi của đồng bào Tây Nguyên. Hội Đua Voi được tổ chức cùng với các lễ hội khác như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe cho Voi, Lễ Ăn Trâu mừng mùa (Lễ Đâm Trâu), Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), Văn hóa cồng chiêng... Đồng bào tin vào một năm mới tràn đầy niềm vui, mùa màng bội thu, nhà nhà được ấm no hạnh phúc.
Hội Đua Voi được tổ chức rất hoành tráng nhộn nhịp nhưng chỉ kéo dài trong vòng một ngày duy nhất. Tuy nhiên công việc chuẩn bị đã diễn ra từ trước đó vài tháng, những con voi dự thi sẽ được chủ của chúng đưa tới những bãi cỏ xanh ngát, được ăn uống no nê đủ các loại trái cây, rau cỏ như: Đu đủ, mía,...Chúng không phải làm việc mà nghỉ ngơi để dưỡng sức thi đấu thế nên chú voi nào cũng béo tốt, tràn đầy năng lượng. Tới ngày hội, đàn voi nô nức tập trung về một bãi đất trống rộng lớn để thi tài, tại những bãi đất bằng phẳng các chú voi phải trải qua ba phần thi gay cấn: Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sêrêpốk, Voi đá bóng. Người dân khắp các tỉnh Tây Nguyên kéo đến để thưởng thức lễ hội, các bộ y phục sặc sỡ màu sắc, tiếng vỗ tay cổ vũ náo nhiệt, khiến cho lễ hội thêm phần náo nhiệt, rộn rã. Ngoài ra khi du khách đến tham quan được hoà vào không khí hội, còn được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm đà hương vị núi rừng Tây Nguyên.
Hội Đua Voi bắt đầu bằng khi vị trọng tài thổi một tiếng tù vang vọng báo hiệu trận đua sắp bắt đầu, những chú voi thông minh, mạnh mẽ, dưới sự chỉ huy dẫn dắt của các chàng trai dũng cảm, khỏe mạnh bậc nhất từng buôn làng lần lượt tiến vào vạch xuất phát, từ từ quỳ bốn chân xuống, như một lời chào thân thiện dành cho những người cổ vũ. Thông thường một đội đua gồm hai chàng trai gọi là các Man-gát, mang trên mình những bộ quần áo thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ, có thể cột thêm một dải vải màu để phân biệt các đội. Sau khi xong thủ tục chào hỏi, trọng tài lại thổi tiếp một hồi tù khác, hồi tù này dứt khoát và mạnh mẽ hơn nhiều, để bắt đầu cuộc đua, những chú voi tiến lên phía trước trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, tiếng gõ chiêng, tiếng reo hò vang dội như tăng thêm nhuệ khí cho từng vận động viên. Đàn voi cứ thế lao đi, chàng trai ngồi đầu dẫn voi, luôn cúi rạp mình áp sát vào lưng voi để ổn định cơ thể, tránh sức cản của không khí góp phần khiến voi chạy nhanh hơn. Đôi mắt lúc nào cũng thận trọng quan sát tứ phía và điều khiển chú voi bằng một thanhsắt nhọn dài khoảng 1 mét, mỗi khi voi chạy chậm lại họ lại dùng cây sắt đâm vào mông khiến voi đau, nó liền lồng lên và chạy nhanh hơn nữa. Nhưng không chỉ chạy nhanh là được, voi còn phải chạy đúng đường của mình, đây là nhiệm vụ của người ngồi phía sau, họ sẽ dùng một cái búa gọi là búa Kốc, nện vào mông voi để voi chạy thẳng hướng, tránh lấn sang làn của đội khác, theo đúng lộ trình đã vạch ra. Càng về gần đích, tiếng hò reo cổ vũ cùng tiếng chiêng, trống hòa nhịp gõ vang, rộn ràng náo nhiệt cả một vùng lại càng to, voi thấy thế lại càng hăng, cố sức phóng về đích. Hội đua kết thúc, các chú voi trở về buôn làng trong sự tự hào, kính trọng khôn xiết của người dân nơi đây.
Hội Đua Voi kết thúc buôn làng kéo nhau quây quần cùng nhauăn uống, vui chơi. Tiếng cồng chiêng vang lên nồng cháy, những chàng trai cô gái nắm tay nhau nhảy múa quanh quanh đống lửa sáng rực. Những cụ già say sưa trò truyện vui vẻ. Lễ hội dường như gắn kết con người lại với nhau, khiến họ trở nên gần gũi thân tình, mang một màu sắc tươi mới phủ lên vùng đất cao nguyên hùng vĩ.
Lễ hội Đua Voi từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em trên vùng đất Tây nguyên đầy nắng và gió, chứa đựng màu sắc anh hùng thượng võ, lối sống mạnh mẽ của đồng bào nơi đây từ thuở xa xưa. Đến với Bản Đôn du khách sẽ được thoả sức thả hồn vào thiên nhiên núi rừng thơ mộng, được khám phá những nét văn hoá đặc sắc, độc đáo, được thưởng thức ẩm thực phong phú, đa dạng. Ngày nay lễ hội Đua Voi không còn chỉ gói gọn trong văn hoá buôn làng Bản Đôn mà đã được phát triển thành một lễ hội du lịch thú vị, hấp dẫn du khách gần xa.
Cùng xem thêm các bài văn mẫu thuyết minh sự vật, sự việc
Lễ hội đua voi là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên Việt Nam. Hội Đua Voi là một trong những hội của văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được tổ chức 02 năm 01 lần vào tháng 3 âm lịch. Là Tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu làm nương rẫy. Hội Đua Voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.Ngoài ra, du khách đến đây cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên tại chỗ và được cưỡi voi tham quan buôn làng, trải nghiệm với hành trình cưỡi Voi lội sông Sêrêpốk tham quan Rừng Yok Don. Được tổ chức ở vùng Đắk Lắk.
Cứ đến chiều 30 Tết cổ truyền hàng năm, đồng bào vùng Thái trắng thuộc thượng nguồn sông Đà ở Quỳnh Nhai, Phù Yên, Ngọc Chiến (Sơn La), Mường Lay (Điện Biên), Phong Thổ, Mường Mô, Mường Tè (Lai Châu), Nghĩa Lộ (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Gội đầu.
Thế là thu đã đến mang theo bao điều kì diệu: những cơn gió heo may, những khóm cúc vàng tươi,... Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất khiến thu để lại dấu ấn không mờ trong lòng của lứa tuổi học trò đó là ngày tựu trường. Ngày tựu trường là ngày mà khiến người ta có cảm giác háo hức nhất, vui sướng nhất. Và với tôi, ngày khai giảng tuyệt vời nhất chính là ngày khai giảng năm nay tại trường THCS Phường 2 thân yêu.
Lễ khai giảng của trường tôi năm nào cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo từ các băng – rôn, khẩu hiệu đến các tiết mục văn nghệ,… Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, các khẩu hiệu in lớn trông vô cùng rực rỡ. Sự háo hức, bồi hồi hiện rõ lên khuôn mặt của từng học sinh và các thầy cô giáo. Trang phục của chúng tôi được thống nhất là áo trắng, quần xanh và thêm màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng Đội. Còn các cô giáo thướt tha trong tà áo dài trắng giản dị mà vô cùng thanh lịch. Đến những thầy giáo thì trông thật lịch sự với bộ com – lê màu đen rất đẹp.Đúng bảy giờ, thầy tổng phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường long trọng bắt đầu. Mở màn là buổi lễ chào cờ .tất cả học sinh,thầy cô và các đại biểu đứng lên làm lễ. Không khí lúc này trở nên thật trang nghiêm. Bài hát Quốc ca, Đội ca vang lên rõ ràng mà thân thương biết mấy. Chúng tôi hát bằng cả trái tim mình, những lời ca dù không hay nhưng thật tuyệt vời.Kế tiếp chúng tôi nghe thầy giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của thầy ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới., giây phút mong chờ đã đến.thầy hiệu trưởng đã thay mặt cho các thầy cô, các đại biểu dóng lên hồi trống thân thương mà chúng tôi không được nghe trong ba tháng hè dài đằng đẵng. “Tùng! Tùng! Tùng!”Tiếp theo là chương trình văn nghệ gồm nhiều tiết mục với đủ thể loại: hát, múa,vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết tiết mục rất hấp dẫn này...
Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.
K NHA
Thế là hai tháng hè dài đằng đẵng, giờ đây chúng tôi lại được trở lại ngôi trường thân yêu để bắt đầu một năm học mới. Buổi sáng hôm nay thật đặc biệt. Bầu trời trong xanh hơn từng tiếng chim hót líu lo như muốn giục giã chúng tôi nhanh nhanh chân để cùng đến dự buổi lễ quan trong-buổi lễ khai giảng năm học mới. Năm nào cũng thế những cảm xúc trong tôi trong ngày khai giảng vẫn cứ thật mới mẻ. Trên đường tới trường, từng tốp từng tốp học sinh ríu rít như bầy chim non trò chuyện với khuôn mặt háo hức rủ nhau tới trường. Ngôi trường hôm nay trông đẹp quá. Ngoài cổng trường đã mắc băng rôn cùng với những chùm hoa chùm bóng và lá cờ đỏ sao vang bay phấp phới. Từng hàng ghế đỏ đã được xếp ngay ngắn trên sân trường trông cứ như sân trường đang trải một tấm thảm đỏ thắm. Các bạn trong đội danh dự đứng hai bên cổng trường tay cầm hoa và lá cờ nhỏ xinh vẫy chào mọi người. Đúng 7h30 buổi lễ khai giảng năm học mới được diễn ra. Cô hiệu trưởng lên tiếng khai mạc buổi lễ trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Sau đó là phần chào đón các em học sinh lớp 1. Tôi luôn luôn thích phần này nhất trong buổi lễ. Trong tiếng nhạc của bài hadt "Ngày đầu tiên đi học", các em học sinh như những chú chim non nớt với khuôn mặt rụt rè, có em mắt còn ướt htrên hàng mi long lanh giọt nước mắt e dè đi theo sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị đội danh dự. Cảnh tượng ấy thật hân thương khiến chúng tôi ai cũng thấy xúc động. Sau khi các em lớp 1 đã ổn định chỗ ngồi, cô hiệu trưởng tiếp tục buổi lễ bằng việc giới thiệu các vị khách quý đến tham gia buổi lễ và nêu lên các mục tiêu cũng như nhiệm vụ trong năm học mới. Chúng tôi ai chăm chú nghe cô nói nên không khí buổi lễ trở nên thật trang nghiêm. Trong chương trình khai giảng, có một số tiêdt mục văn nghệ đã được tổ chức. Những tiêdt mục đó được trình diễn rất đẹp và mang đày ý nghĩa. Buổi lễ khai giảng kêdt thúc bằng hồi trống dài vạng vọng như báo hiệu một năm học mới chính thức được bắt đaàu. Chúng tôi xếp ghế và trở về phòng học của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đơn chúng tôi và gphát cho chúng tôi những tờ khóa biểu cho năm học mới. Đối vơdi tôi, buổi lễ khai giảng vô cudng ý nghĩa. Nó khôg chỉ gợi cho tôi nhớ về những kỉ niệm về ngày đầu tiên dêdn trường mà nó còn như nhắc nhở tôi rằng một năm học mới đac bắt đầu, hhãy cố gắng để đaht được những mục tiêu tốt nhất trong năm học mới này nhé.
Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.
Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".
Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).
Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.
Năm 1057, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang quy hóa và hiển thánh ngay dưới chân núi Quả. Nhân dân xứ Nghệ vô cùng thương tiếc, khóc than, tưởng nhớ và lập đền thờ ông đúng nơi ông quy hóa và hiển thánh, gọi là đền Quả Sơn. Cùng với đền Quả Sơn tại xã Bồi Sơn, hiện nay trên đất Nghệ An còn có hơn 30 ngôi đền khác cũng được lập để thờ Ngài. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài là “phúc thần của cả Châu".
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, do thời gian và chiến tranh, đền Quả Sơn ngày nay không còn lưu giữ được quy mô và tầm vóc ngày xưa (7 tòa 40 gian mang phong cách Lý Trần). Năm 1952, bom đạn của thực dân Pháp đã làm cho đền bị phá hoại nghiêm trọng. Đền chỉ còn lại tấm bia đá cổ và ngôi mộ của Ngài.
Thực hiện chủ trương bảo tồn, phục hồi và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành Văn hoá tỉnh Nghệ An, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương cùng du khách gần xa, đền Quả Sơn đã từng bước được xây dựng lại ngay chính vị trí từ xưa của đền. Ngày 12/2/1999, đền Quả Sơn đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” theo Quyết định số 05/QĐ-BVHTT. Ngày 17/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hay còn gọi là lễ Chạp đền. Ngày 19, 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn.
Nét đặc sắc của Lễ hội đền là lễ rước Ngài lên tạ ơn Bà Bụt ở Chùa Bà Bụt hay còn gọi là Tiên tích tự ở cách đền 4 km về phía Tây thuộc xã Lam Sơn. Tương truyền, Bà Bụt là người thường xuyên linh ứng phù giúp Lý Nhật Quang trong việc kinh bang tế thế và là người chỉ cho Lý Nhật Quang nơi quy hóa và hiển thánh dưới chân núi Quả. Cứ 2 năm một lần, vào các năm chẵn, lễ rước theo đường thủy ngược dòng sông Lam và đường bộ qua 5 làng ngày xưa, qua mỗi làng nhân dân đều tổ chức các điểm bái hạ trang nghiêm để được vái lạy Ngài.
Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống. Mỗi kỳ lễ hội đó thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự.
Việc phục hồi, duy trì Lễ hội Đền Quả Sơn đã thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sinh sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đến với Lễ hội Đền Quả Sơn, mỗi người sẽ cảm nhận được những nét rất riêng của không gian lễ hội, cõi linh thiêng, nét long trọng của phần lễ và hấp dẫn, náo nhiệt của phần hội mang đặc trưng của vùng đất “địa linh” một thời.
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Chưa đến ngày lễ hội, nhưng những ngày sau Tết Nguyên đán, nhân dân khắp nơi trong vùng, trong tỉnh đã tìm về đền Quả Sơn để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Bà Nguyễn Thị Anh Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Lễ hội Đền Quả Sơn 2017 do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn, Đặng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện. Bắt đầu từ ngày 16 tháng Giêng (âm lịch), các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các gian hàng sản phẩm đặc sản của huyện Đô Lương… được tổ chức tại khuôn viên của đền.
Tối 19 tháng Giêng, hội diễn văn nghệ chào mừng lễ hội và sau đó vào lúc 21 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại đền Quả Sơn. Đặc biệt năm nay lễ hội sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Lam trước cổng đền. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20 tháng Giêng (âm lịch). Đầu tiên là Lễ xuất thần, tân lễ, sau đó là Lễ rước thủy Đức Thánh Uy Minh Vương Lý Nhật Quang lên tạ ơn tại chùa Bà Bụt. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc lễ hội.
Đặc biệt năm nay, để phục vụ cho lễ hội năm 2017 và những năm tiếp theo, huyện Đô Lương đã trích ngân sách (cùng với nguồn xã hội hóa) đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình như lát gạch blooc hai bên dọc theo nhà ngựa, xung quanh nhà chính điện, cạnh nhà trực và sau nhà Tả vu, Hữu vu. Làm nhà bán hàng truyền thống trong khuôn viên đền bằng tôn, quy hoạch lại bãi trông giữ xe... Đặc biệt, huyện đã tiến hành thu âm đĩa về di tích để tuyên truyền, đồng thời tái bản sách Uy Minh Vương Lý Nhật quang với Nghệ An.
Mong muốn của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân trong huyện là Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thể cấp Quốc gia xứng tầm với công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đồng thời, bảo tồn, tôn tạo di tích đền Quả Sơn ngày càng tôn nghiêm và uy linh xứng với tầm vóc vốn có của đền.
rui nha hih
Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.
Lễ rước bằng đường thủy tại Lễ hội đền Quả Sơn. Ảnh: Lương Mai
Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".
Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).
Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.