K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai. Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ. ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới. Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi:“Các em đã chuẩn bị bài học chưa?” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ.Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:Quê hương là gì hả mẹ?Mà cô giáo dạy phải yêuQuê hương là gì hả mẹ?Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều… Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoạikhóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng. Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga: - Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang. Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước. Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.
 

29 tháng 1 2016

Bài viết

 Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai.

Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ. ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới.

Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài học chưa?" "Thưa cô rồi ạ!" Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.

Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ?

 Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

 Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều...

Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học "Lòng yêu nước". Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng.

Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga:

- Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.

Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang.

Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.

Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em. 

6 tháng 4 2020

Buổi học cuối cùng:

Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!

                                   #Dương Uyển Nhi#

6 tháng 8 2018

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Buổi học cuối cùng này, có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác nữa đều có cảm xúc xốn xang khó tả.

Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học cuối cùng của cấp học tiểu học.

Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô.

Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5.

Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. CHúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa.

Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Gió rít trên từng cây phương đang buông sắc đỏ. từng chú chim nhảy nhót hót líu lo tạo nên bản hợp xướng tuyệt vời. Tuy nhiên nó vẫn không khiến cho sân trường náo động lên. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến.

Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa.

Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm, nô đùa chẳng mấy chốc sẽ thành dòng kỉ niệm mà thôi. Có lẽ sau này ai cũng sẽ nhớ về những năm tháng đầy ắp niềm vui như ở dưới mái trường tiểu học này.

Chúng em lặng lẽ nhìn nhau, nhìn lại mọi thứ sắp cũ, nhìn cô giáo rồi ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.

6 tháng 8 2018

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai. Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới.


Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi:
“Các em đã chuẩn bị bài học chưa?” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.

Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều…

Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng.

Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga:

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.

Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang. Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.

Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

17 tháng 5 2018

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai.Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp sách vở chuẩn bị cho bài học mới . Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. Ổn định lớp xong,cô hỏi :“Các em đã chuẩn bị bài học chưa ? ” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng , rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:

Quê hương là gì hả mẹ  ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều ...

Các em ạ ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh  ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì ? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đenláy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng . Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mongđược cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước.Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga :

– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏnhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xao . Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.

 



 

17 tháng 5 2018

ôi những kỉ niệm thân quen đã qua rui 

29 tháng 1 2016

Bài viết

Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.

Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.

Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã.

Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.

Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì.

Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.

Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:

-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.

Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:

 - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe giảng nhé!

Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.

Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.

Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát, Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.

Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to: Nước Pháp muôn năm! Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước Pháp thân yêu.

29 tháng 1 2016

Bài viết
Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát
và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ
tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng
tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê
bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.
Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh
những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi
phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học
vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.
Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để
mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái
mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm
có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến
trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi,


một cảm giác buồn bã.
Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân
làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi
buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu
chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi
ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi
chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng
đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.
Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín
những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm
nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói
gì.
Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy
mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên
lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương
mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học
sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta
đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy
muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.
Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy
vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:
-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.
Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài
giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra
nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:
- Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố
gắng chăm chú nghe giảng nhé!
Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những
thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác.
Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình
tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với
lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng
không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng
Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ
tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định
bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.
Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho
học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát,
Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp.
Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.
Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía
nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình
chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ
thập to:
Nước Pháp muôn năm!
Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước
Pháp thân yêu.

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Đoạn văn miêu tả về nhân vật cậu bé Prăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

nguồn : Tả lại quang cảnh lớp học trong bài Buổi học cuối cùng

13 tháng 3 2019

Đây ko phải tả quang cảnh bạn ơi !!!
 

31 tháng 8 2021

Bạn tham khảo dàn ý nha :

Dàn ý kể một buổi tổng kết em đã được tham gia ở trường

1. Mở Bài

Giới thiệu về buổi tổng kết năm học mình được tham gia.

2. Thân Bài

- Miêu tả đôi nét về khung cảnh thiên nhiên buổi tổng kết.

- Kể về buổi tổng kết theo trình tự thời gian:

7 giờ, các bạn xuống sân trường tập trung.

7 giờ 15, buổi tổng kết bắt đầu

Mở đầu là các tiết mục văn nghệ đặc sắc

Bài báo cáo tổng kết những thành tích mà nhà trường đạt được.

Bài phát biểu của đại diện hội phụ huynh.

Bài phát biểu của chị Thanh Lan - đại diện học sinh khối 5 phát biểu những cảm nghĩ của mình khi phải xa mái trường Tiểu học.

Tiếp theo, phần trao thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

Kết thúc buổi lễ là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách Đội.

Học sinh về các lớp học để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi nghỉ hè.

Sau đó, học sinh ra về với những cảm xúc vui buồn đan xen.

 
3. Kết Bài

Trình bày cảm nghĩ về buổi tổng kết đó.

31 tháng 8 2021

Kính thưa quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!

Hôm nay, dưới mái trường này chúng ta trang trọng tổ chức lễ tổng kết, tuyên dương khen thưởng và lễ tri ân cho học sinh các khối năm học ...... - ...... Thay mặt cho ban giám hiệu nhà trường, tôi xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của các bậc phụ huynh học sinh cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.

Các em học sinh thân mến!

Trong năm học vừa qua, trường tiểu học ... của chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào với số học sinh khá giỏi tăng rất cao so với những năm trước. Trong các kỳ thi học sinh giỏi, trường ta đã có nhiều em học sinh đạt giải cao và đem về cho trường những thành tích đáng ngưỡng mộ.

Trường cũng đã xây dựng thành công các phong trào thi đua như văn nghệ, các cuộc thi viết của học sinh, giáo viên và nhiều hoạt động ngoại khóa khác.

Thay mặt nhà trường, tôi xin được nhiệt liệt biểu dương những thành tích của các em học sinh. Cảm ơn các em đã hết sức nỗ lực đem về những thành tích xuất sắc cho nhà trường. Các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh rất tự hào về các em.

Tôi cũng xin được cảm ơn các bậc phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm sát sao, sự ủng hộ và đồng hành cùng nhà trường trong suốt thời gian qua.

Các em học sinh thân mến!

Tại buổi lễ tổng kết hôm nay, các em học sinh cuối cấp đã có buổi lễ tri ân sau nhiều năm học tập dưới mái trường. Những lời phát biểu vừa rồi của các em đã thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và thầy cô, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em nên người.

Đối với những học sinh cuối cấp, mùa hè này của các em sẽ thật vất vả với những kỳ thi quan trọng nhưng cũng vô cùng ý nghĩa đối với các em. Thầy mong rằng, tất cả các em hãy cố gắng ôn tập thật tốt để có thể đạt được ước mơ bước chân vào một môi trường mới, những người bạn mới và những bước tiến mới của cuộc đời.

Những năm học dưới mái trường này tất cả sắp trở thành kỷ niệm, các em sắp phải chia tay các thầy cô giáo, chia tay với lớp học - sân trường, để rồi mai đây mỗi em có thể đi theo một hướng khác, phía trước các em là cả một tương lai đang rộng mở.

Kiến thức và những bài học về cuộc sống mà các em học được từ mái trường này sẽ là hành trang để các em vững bước vào một chặng đường mới mà ở đó các em sẽ trưởng thành hơn, chín chắn hơn.

Trong buổi lễ này thay mặt cho các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong nhà trường, thầy xin chân thành cảm ơn các em vì tất cả những đóng góp của các em trong những năm học qua và đặc biệt cảm ơn những lời tri ân sâu sắc nhất mà các em đã dành tặng cho các thầy cô giáo.

Mặc dù không còn dạy các em nữa nhưng các thầy cô giáo luôn dõi theo từng bước chân của các em, hy vọng tất cả các em sẽ thành công hơn trên con đường học tập và xây dựng cuộc sống sau này. Mai đây dù đi bất cứ nơi đâu, các em hãy luôn nhớ về mái trường thân thương này!

Các em học sinh thân mến!

Trong dịp nghỉ hè này chúng ta có thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi sau những tháng ngày học hành căng thẳng. Song bên cạnh đó thầy cũng nhắc các em rằng chúng ta không nên quên giúp đỡ gia đình trong các công việc nhà, tích cực tham gia các hoạt động đoàn đội ở địa phương và đặc biệt cần chú ý phòng tránh các tai nạn như đuối nước, tệ nạn xã hội,... và phải chấp hành nghiêm chỉnh an toàn giao thông cũng như sống theo pháp luật.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe, thành đạt đến tất cả các bậc phụ huynh, và các thầy cô giáo!

Chúc các em học sinh có một kỳ nghỉ hè thật thật vui và bổ ích, chúc các em học sinh cuối cấp có kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới.

Xin cảm ơn!

20 tháng 2 2019

Chú pé lê văn đạt ( lạc đề) pé Phrang đã thấy hối cmnr nó hận khi nghe tin thầy sắp chuyển đi trường khác để dạy lớp khác 

27 tháng 10 2019

   Chú bé Phrăng ban đầu còn ngây thơ, cậu vẫn ung dung như mọi khi, luôn tự nhủ “Mình còn nhiều thời gian lắm, mai học tiếp”. Thực sự vẫn có những ý định chốn học đi chơi như bao ngày khác. Khi đến cửa lớp, bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học tâm trạng cậu bắt đầu có sự thay đổi, cậu cảm thấy lạ lùng vì sự yên lặng, cậu xấu hổ vì đã đến muộn trong buổi học. Khi nghe thầy thông báo rằng đó là buổi học ngôn ngữ mẹ đẻ cuối cùng cậu mới thực sự hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ với mình như thế nào. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu thầy yêu cầu đọc. Chú bé Phrăng có lẽ cũng đau đớn như chính tâm trạng của người thầy. Tình yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện gần gũi nhất, đơn giản nhất của tình yêu nước.

#Trang

15 tháng 5 2019

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

15 tháng 2 2019

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm"

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".