K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2019

* Sự hình thành các vương quốc của Người Giec man

    - Người Giec man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri –an đến sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rô ma từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên.

    - Đến thế kỷ IV, do sự tấn công của người Hung – nô vào khu vực Đông và Nam âu, các bộ tộc người Giec man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô ma.

    - Do sự khủng hoảng về kinh tế chính trị và những cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo làm cho đế quốc Rô ma suy yếu, không còn sức ngăn chặn cuộc tấn công của người “Man tộc”.

    - Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là Vương quốc Tây Gốt, tiếp đó là Vương quốc Văng –đan, Vương quốc Phơ rang và Vương quốc của người Ăng lô Xắc Xông.

    - Sau khi xâm lược Rô ma, Người Giec man đã chiếm ruộng đất của người Rô ma chia cho các gia đình cày cấy. Những gia đình này lập ra “mác-cơ”. Từ đó, chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Xã hội của họ bước vào quá trình phong kiến hóa.

30 tháng 6 2019

Đáp án D

17 tháng 9 2019

* Vương quốc Cam puchia được hình thành:

   - Ở Cam pu chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò rạt. Đến thế kỷ VI, vương quốc của người Khơ me hình thành lấy tên là Cam pu chia.

   - Thời kỳ phát triển của Vương quốc cam pu chia kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV còn gọi là thời kỳ Ăng co.

* Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

   - Kinh tế:

      + nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

      + Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.

      + Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

   - Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng covat, Ăng co Thom, khu đền Bay-on…

   - Các vua Campu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trong các thế kỷ X-XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.

* Gọi vương quốc Cam pu chia từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV là “thời kỳ Ăngco” vì:

   - Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

   - Ở đây, người khơ me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng điển hình là khu tháp Ăng co Vát và Ăng co Thom.

   - Khu đền tháp Ăng co là một cống hiến độc đáo của người Khơ me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

 

- Những việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma:

     + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt...

     + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

- Tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu:

     + Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

     + Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

Khi tràn vào lãnh thổ Ro-ma, người Giec-man đã:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,...

- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn.

- Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.

* Tác động:

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.

Nông nô gồm: nô lệ và nông dân chuyển biến thành

+ Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

⟹ Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành.

 

7 tháng 9 2017

- Những việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma:

     + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt...

     + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

     + Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân

- Tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu:

     + Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

     + Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

2 tháng 5 2017

* Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giec man đã làm:

    - Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giec man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc Ăng lô Xắc –xông, Vương quốc Phơ –răng, Vương quốc Tây –gốt, Đông – gốt…

    - Người Giec man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma cũ rồi chia nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phân nhiều hơn.

    - người Giec man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki tô giáo.

* Những việc làm đó có tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu âu.

Những việc làm đó dẫn tới sự hình thành các tầng lớp quý tộc tăng lữ vừa có đặc quyền riêng vừa rất giàu có. Họ trở thành những lãnh chúa phong kiến, Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu được hình thành.

1 tháng 1 2017

Chọn A

29 tháng 9 2019

Đáp án C

23 tháng 2 2016

a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

            * Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.

            Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

            * Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc

            Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..

            * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”

            Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á

            Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

* Về thời gian

            - Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)

và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)

            - Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ

XVI – XVII).

            * Về cơ sở hình thành

            - Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông

thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

            - Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

            * Về giai cấp trong xã hội.

            - Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

            - Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

            * Về thể chế nhà nước.

            - Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.

            - Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.

4 tháng 9 2016