Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.
2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.
- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.
- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính: Gióng
- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to
+ 12 tháng sau mới sinh ra Gióng
+ Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười
+ Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng
- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc
- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:
- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.
- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc
- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.
Luyện tậpBài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:
- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc
- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.
Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:
- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng
- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.
Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, xứ giả, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính: Gióng
- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to
+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười
+ Khi nghe tin từ xứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng
- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc
- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:
- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.
- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc
- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.
Luyện tập
Bài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:
- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc
- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.
Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:
- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng
- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.2. Lời kể:Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).- Đoạn tiếp theo (từ "Bấy giờ có giặc Ân" đến "những vật chú bé dặn"): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.- Đoạn thứ ba ("Càng lạ hơn nữa" đến "mong chú giết giặc, cứu nước"): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: "Người ta kể rằng" và "Người ta còn nói" thể hiện niềm tự hào).3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.- Vị ngữ trong các câu dưới đây là:
a) mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
b) tan vỡ
c) dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập ”.
d) đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét đuyệt.
- Vị ngữ các câu a),c),d) là cụm từ