K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu. - Hình ảnh : + Ngoại hình : nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu. + Lời nói : rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác. + Hành động : luôn hoạt bát, vui vẻ ; chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc. b. Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên, bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa. Câu 2. Miêu tả người anh, chị hoặc em của mình. - Ngoại hình ? - Lời nói ? - Hành động ? - > Nhận xét ? Câu 3. Miêu tả đêm trăng nơi em ở. A. Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng. B. Thân bài : Miêu tả đêm trăng : - Bầu trời đêm ? - Vầng trăng ? - Cây cối ? - Nhà cửa ? Đường ? Trình tự miêu tả : trời vừa tối, tối hẳn, đêm khi về khuya. c. Kết bài : Cảm nghĩ về đêm trăng. Câu 4. Tả bình minh trên biển. - Mặt trời đội biển nhô màu mới. - Bầu trời như một tấm gương xanh được lau không chút bụi. - Mặt biển êm ả, sóng gợn lăn tăn, vỗ vào bờ cát êm rì rào thật êm ả. - Bãi cát phẳng phiu, những con còng gió với những chiếc càng lớn sặc sỡ nhưng chạy rất nhanh. - Những con thuyền căng phồng cánh buồm nâu như những con bướm khổng lồ đang băng băng về phía mặt trời. Câu 5. Từ truyện Thạch Sanh các em có thể tượng ra người dũng sĩ : - Ngoại hình : to lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như chất sừng chất mun, ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, săn chắc. - Hành động : hướng về điều nghĩa rất tận tâm nhiệt tình ; tiêu diệt cái Ác một cách quyết liệt. Dùng những thứ vũ khí khó ai sử dụng nổi. (Cây cung hàng chục người giương, cây gậy nặng hàng tạ…) - Lời nói : thẳng thắn trung thực…

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
(1) Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
(Tô Hoài)
(2) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
(3) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò truyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
(Vũ Tú Nam)
2. a) Qua các đoạn văn miêu tả trên, em hình dung ra được đặc điểm gì nổi bật của từng sự vật, phong cảnh? Đặc điểm ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Gợi ý:
- Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt. Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè,…
- Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau. Đặc điểm của khung cảnh Cà Mau được thể hiện bằng các từ ngữ và hình ảnh: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi,…
- Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân. Các từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó là: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen,…đàn đàn lũ lũ,…
c) Để có thể miêu tả được các sự vật, phong cảnh như thế người viết phải có những năng lực gì?
Gợi ý: Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von,…
d) Tìm những câu văn có hình ảnh liên tưởng, so sánh và nhận xét về tác dụng của các thao tác này.
Gợi ý: Có thể tìm những câu như.
- Ở đoạn (1): …người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ,…
- Đoạn (2): … chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi,…
- Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi,…
Những câu văn như trên vừa tạo ra những nét riêng độc đáo, vừa thể hiện được những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Theo đó, nó tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của người nghe.
3*. So sánh đoạn văn dưới đây với đoạn nguyên văn ở trên (mục a-(2)) và cho biết việc lược bỏ đi các chữ có ảnh hưởng gì đến hiệu quả miêu tả.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...).
Gợi ý:
Việc lược bỏ đi các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn chẳng những không thể hiện được hết những nét riêng của sông nước Cà Mau (dòng Năm Căn) mà còn làm cho đoạn văn kém đi sự hấp dẫn. Ví dụ này cho thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò vô cùng quan trọng trong sự miêu tả của nhà văn.

Copyright ® [ http://wWw.SoanBai.Com ]
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Lựa chọn 5 trong số các từ ngữ gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn dưới đây.
Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc (...) lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, (...) như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền (...) bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu (...), xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc (...)
(Theo Ngô Quân Miện)
Gợi ý: gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um.
b) Trong đoạn văn trên, tác giả đã quan sát và lựa chọn hình ảnh như thế nào?
Gợi ý: Trong đoạn văn trên tác giả đã chứng tỏ một năng lực sự quan sát và liên tưởng rất tinh tế. Vì thế mà các hình ảnh so sánh được tạo ra đều gây được sự chú ý của người đọc, tạo cho họ sự thích thú khi đọc những dòng văn miêu tả. Các hình ảnh so sánh thú vị như: hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh; Cỗu Thê Húc – cong cong như con tôm; mái đền lấp ló bên gốc đa già rễ lá xum xuê,…
2. Ở đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng những hình ảnh đặc sắc nào để làm nổi bật hình ảnh một chú Dế Mèn với thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình lại rất ương bướng, kiêu kăng?
Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
(Tô Hoài)
Gợi ý: Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được; đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng; răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy; sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện…với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu.
3. Hãy quan sát rồi ghi chép lại ngôi nhà hoặc căn phòng em ở và lựa chọn ra những đặc điểm nổi bật nhất.
Gợi ý: Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả. Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng,…
5. Nếu dùng những hình ảnh sau đây để miêu tả về quang cảnh quê hương em vào buổi sáng thì em liên tưởng, so sánh chúng với những gì?
- Mặt trời
- Bầu trời
- Những hàng cây
- Núi (đồi)
- Những ngôi nhà
Gợi ý: Để lựa chọn được những hình ảnh so sánh hay và hợp lí, cần phát huy những kiến thức đã lĩnh hội được trong quá trình đọc sách, song cũng cần chủ động phát huy những liên tưởng độc đáo của mỗi cá nhân. Khi lựa chọn hình ảnh so sánh cũng cần lưu ý đến việc mùa mà mình dự định chọn miêu tả là gì (mùa xuân hay mùa hạ,…). Việc lựa chọn mùa quyết định việc lựa chọn các hình ảnh so sánh, bởi so sánh phải lấy thực tế làm căn cứ.
6. Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát ( có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình).
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau (miêu tả về một dòng sông).
Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy thật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao!
(Ngô Tuần)
7. Qua đoạn văn dưới đây, em rút ra được điều gì về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai.
(Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả,
NXB Giáo dục, 1997)
Gợi ý: Quan sát những sự vật giống nhau cứ nghĩ chúng chẳng có điểm gì khác cả. Nhưng thực không phải thế, tạo hoá đã sinh ra mỗi sự vật (và cả con người nữa) là bao giờ cũng cho chúng những nét riêng. Vì thế, để miêu tả hay phải quan sát thật là tỉ mỉ. Có quan sát tinh tế và tỉ mỉ thì mới có những so sánh và liên tưởng độc đáo và giá trị được.
14 tháng 2 2017

du canh lu lut da di qua nhung tac hai cua no van con in dau chan trong ki uc cua em

15 tháng 2 2017

dụa vào bài văn mà bạn viết thì mình mới viết ra cái kết bài được

12 tháng 2 2017

Ôi, cơn bão đi qua, đã tàn quét cả ngôi làng ấy, chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát! Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra. Tôi còn nhớ rõ có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Chúng sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống... Tất cả mọi thứ đều như in sâu vào tâm trí tôi. Tôi cx chẳng có thể ngờ đc 1 vùng quê thanh bình, tươi đẹp như thế này lại phải gánh chịu 1 số phậm thật hẩm hiu.Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình thành những cơn gió xoáy. Những cơn mừa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác lại kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngày đêm. Thế rồi, nước ở sông bắt đầu dâng cao, màu nước đỏ ngầu. Nước tràn qua đê vào thôn xóm, làng mạc, thành phố. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to kèm theo mưa lớn, chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rãnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục, chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra rất dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lương vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của người ta thêm mệt mỏi. Tuy vậy, họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông họ đều di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi cơn lũ đếnNhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó.

12 tháng 2 2017

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

10 tháng 2 2017

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1: Đọc các đoạn văn (SGK)

Câu 2: Trả lời câu hỏi

a.

- Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt.

- Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau.

- Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân.

b. Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là:

- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, ...

- Đoạn 2: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, ...

- Đoạn 3: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ, ...

Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von, ...

c. Có thể tìm những câu như:

– Ở đoạn (1): ... người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ...

– Đoạn (2): ... chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, ...

– Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, ...

Sự độc đáo ở đây là tác giả đã gợi được cho người đọc những khám phá bất ngờ, thú vị. Sự vật được miêu tả có hồn và có nét khác biệt.

Câu 3:

Việc lược bỏ đi các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn chẳng những không thể hiện được hết những nét riêng của sông nước Cà Mau (dòng Năm Căn) mà còn làm cho đoạn văn kém đi sự hấp dẫn. Ví dụ này cho thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò vô cùng quan trọng trong sự miêu tả của nhà văn.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

a. Điền từ

  • (1) Gương bầu dục

  • (2) Cong cong

  • (3) Lấp ló

  • (4) Cổ kính

  • (5) Xanh um

b.

Tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm; sau đó nhìn cầu Thê Húc dẫ tới đền Ngọc Sơn. Tác giả dừng lại miêu tả mái đền, gốc đa. Sau đó nhìn xa hơn là Tháp Rùa. Tác giả miêu tả tháp từ cao, xuống tường rêu rồi quan sát gò đất nơi Tháp Rùa đứng.

Câu 2:

Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được; đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng; răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy; sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện ... với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu.

Câu 3:

Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả. Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng, ...

Câu 4: Có thể liên tưởng so sánh:

  • - Mặt trời với khuôn mặt hồng tươi cười rạng rỡ.

  • - Bầu trời trong vắt, bồng bềnh những đám mây hồng.

  • - Những hàng cây lặng lẽ nghe chim hót.

  • - Núi đồi như thoa son.

  • - Những ngôi nhà tranh bốc khói bữa cơm sáng.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát ( có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình).

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy thật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao!

chúc bạn học tốt

10 tháng 2 2017

bạn ơi đọc kĩ đề ra nha

17 tháng 2 2017
1. So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tác dụng của phép nhân hóa.

(1) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

(Phong Thu)

(2) Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

Gợi ý:

So sánh các cặp từ ngữ in đậm tương ứng để thấy tác dụng gợi tả quang cảnh bến cảng sống động, với cái nhìn hồn nhiên của con mắt trẻ thơ mà phép nhân hoá đã tạo ra ở đoạn văn (1).

2. Cách viết trong hai đoạn văn dưới đây có gì khác nhau? Cách viết nào phù hợp với văn biểu cảm, cách viết nào phù hợp với văn thuyết minh?

(1) Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của côcũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.

(Vũ Duy Thông)

(2) Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.

Gợi ý: So sánh các cặp từ ngữ in đậm tương ứng; những hình ảnh nhân hoá (trong đoạn (1)) phù hợp để biểu cảm. Cách viết trong đoạn 2 phù hợp với văn thuyết minh.

4. Phép nhân hoá trong mỗi đoạn văn dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

a)

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

(Võ Quảng)

d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành)

Gợi ý:

- (a): Núi (ơi), núi (che) – coi sự vật như người để trò chuyện, xưng hô.

- (b): (cua, cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm,...) cãi cọ om sòm - dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người; họ, anh - dùng từ ngữ gọi người để gọi con vật;

- (c): (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn, (thuyền) vùng vằng - dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;

- (d): (cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu - dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của con người để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của đối tượng không phải con người.

5. Hãy viết một đoạn văn miêu tả từ 5 đến 10 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá.

Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau:

Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.
17 tháng 2 2017

NguyễnMinh Nguyên s

8 tháng 2 2017

so sánh hay so sánh tiếp theo

8 tháng 2 2017

Tiếp theo!Mở học tốt ra

18 tháng 2 2017
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Chuẩn bị ở nhà
- Lập dàn ý cho một bài nói về văn miêu tả theo đề cho trước hoặc tự chọn:
+ Tả cảnh;
+ Tả người.
- Có thể tự mình tập nói trước gương để quan sát và điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm, cử chỉ,...
2. Thực hành trên lớp theo dàn ý đã chuẩn bị ở nhà
- Thảo luận trong tổ, trao đổi về dàn ý và tập nói; chọn bài nói tốt nhất để trình bày trước lớp;
- Có trình bày trước lớp hay không thì vẫn phải chú ý các ý kiến nhận xét của các bạn, của thầy cô giáo để chỉnh sửa về nội dung bài nói cũng như cách nói.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc đoạn văn dưới đây, tưởng tượng và tả lại quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]
(A. Đô-đê)
Gợi ý:
Tưởng tượng quang cảnh lớp học theo gợi ý sau:
- Đoạn văn tả cảnh lớp học đang trong hoạt động gì?
- Chi tiết nào, hình ảnh nào tiêu biểu cho giờ tập viết?
- Các chi tiết và hình ảnh được tả theo trình tự ra sao?
2. Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy.
Gợi ý: Dựa vào gợi ý ở bài tập trên để hình dung ra không khí chung của lớp học trong buổi học cuối cùng. Miêu tả hình ảnh thầy Ha-men trong khung cảnh và không khí chung của buổi học ấy.
Lưu ý khắc hoạ những đặc điểm nổi bật của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: về tâm trạng, trang phục, giọng nói, cử chỉ,... đặc biệt chú ý miêu tả nét mặt. Đây là bài văn nói, không nên viết sẵn rồi đọc mà chỉ vạch ra những ý chính để dựa vào đó mà diễn đạt bằng miệng, tập nói cho rõ ràng, tự tin, chú ý điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm cho phù hợp với nội dung miêu tả.
3*. Lập dàn ý cho bài văn nói với đề văn sau:
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh người thầy ấy trong phút giây xúc động vì được gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Gợi ý:
- Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy?
- Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm:
+ Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm;
+ Người thầy ấy ăn mặc như thế nào?
+ Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt?
+ Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào?
+ Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào?
- Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy - trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
4. Tham khảo các đề bài luyện nói miêu tả sau:
a) Em đã từng được chứng kiến trực tiếp cảnh bão lụt, hoặc gián tiếp qua truyền hình, báo chí, nghe kể lại,... Hãy lập dàn ý cho bài nói miêu tả lại cảnh bão lụt ấy.
b) Hãy tả một người thân của em.
c) Hãy tả lại hình ảnh ông Tiên hoặc ông Bụt trong truyện cổ tích theo tưởng tượng của em.

18 tháng 2 2017

Ttham khảo nha bạn:

=>

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc đoạn văn dưới đây, tưởng tượng và tả lại quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]
(A. Đô-đê)
Gợi ý:
Tưởng tượng quang cảnh lớp học theo gợi ý sau:
- Đoạn văn tả cảnh lớp học đang trong hoạt động gì?
- Chi tiết nào, hình ảnh nào tiêu biểu cho giờ tập viết?
- Các chi tiết và hình ảnh được tả theo trình tự ra sao?
2. Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy.
Gợi ý: Dựa vào gợi ý ở bài tập trên để hình dung ra không khí chung của lớp học trong buổi học cuối cùng. Miêu tả hình ảnh thầy Ha-men trong khung cảnh và không khí chung của buổi học ấy.
Lưu ý khắc hoạ những đặc điểm nổi bật của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: về tâm trạng, trang phục, giọng nói, cử chỉ,... đặc biệt chú ý miêu tả nét mặt. Đây là bài văn nói, không nên viết sẵn rồi đọc mà chỉ vạch ra những ý chính để dựa vào đó mà diễn đạt bằng miệng, tập nói cho rõ ràng, tự tin, chú ý điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm cho phù hợp với nội dung miêu tả.
3*. Lập dàn ý cho bài văn nói với đề văn sau:
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh người thầy ấy trong phút giây xúc động vì được gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Gợi ý:
- Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy?
- Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm:
+ Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm;
+ Người thầy ấy ăn mặc như thế nào?
+ Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt?
+ Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào?
+ Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào?
- Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy - trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
4. Tham khảo các đề bài luyện nói miêu tả sau:
a) Em đã từng được chứng kiến trực tiếp cảnh bão lụt, hoặc gián tiếp qua truyền hình, báo chí, nghe kể lại,... Hãy lập dàn ý cho bài nói miêu tả lại cảnh bão lụt ấy.
b) Hãy tả một người thân của em.
c) Hãy tả lại hình ảnh ông Tiên hoặc ông Bụt trong truyện cổ tích theo tưởng tượng của em.
4 tháng 10 2017

Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ

I. Lặp từ

Câu 1+2: Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:

a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre.

b. Lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn không trôi chảy, gây cảm giác nặng nề.

Câu 3: Chữa lỗi lặp từ

- Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.

II. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

Câu 1:

(a): Từ dùng sai là từ thăm quan

(b): Từ dùng sai là từ nhấp nháy

Câu 2: Nguyên nhân dùng sai là do lẫn lộn với các từ gần âm

- Trường hợp (a) này người sử dụng lẫn 2 từ thăm quantham quan (nghĩa là tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).

- Trường hợp (b) này người sử dụng lẫn với từNhấp nháy - mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp.

Câu 3: Sửa lại:

- Thay từ thăm quan thành tham quan

- Thay từ nhấp nháy thành mấp máy

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

Cả ba câu đều mắc lỗi: lỗi lặp thừa từ.

Sửa lại:

(a): Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn ấy.

(b): Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

(c): Quá trình vượt núi cao cũng làm con người trưởng thành.

Câu 2: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khả năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Thay linh động bằng sinh động

+ Thay bàng quan bằng bàng quan

+ Thay thủ tục bằng hủ tục

4 tháng 10 2017

Hãy so sánh hiện tượng lặp trong đoạn văn (1) và câu (2):

(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(2) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

Gợi ý: Ở trường hợp (1), lặp được sử dụng có chủ đích, từ “tre” được điệp lại 7 lần là phép lặp nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. Ở trường hợp (2), lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn rườm rà, gây cảm giác nặng nề.

b) Chữa lỗi lặp từ

+ Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.

2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

a) Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.

b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.

- Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

- Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

Gợi ý:

- Phân biệt hai từ thăm quantham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan (tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).

- Phân biệt hai từ nhấp nháymấp máy: Nhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng mấp máythay cho nhấp nháy.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Gợi ý:

- Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.

- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

2) Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Gợi ý: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…