Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ
Ví dụ : rau má, rau muống : sinh sản bằng thân
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.
Ví dụ :
- Thân bò : rau má, bèo cái, lục bình, ...
- Thân rễ : gừng, cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ tranh, cỏ mật, ...
- Lá : lá thuốc bỏng, lá sống đời, lá cây hoa đá, ...
cây dương xỉ :
- Sinh sản bằng bào tử.
- Túi bào tử họp thành ổ túi nằm ở mặt dưới lá.
- Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.
- Bào tử phát triển thành nguyên tán.
cây thông :
- Sinh sản bằng hạt
- Cơ quan sinh sản là nón
+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn.
+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở.
- Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)
- Chưa có hoa. quả.
Cơ quan sinh dưỡng của rêu: rễ thật; thân,lá chưa có mạch dẫn.
Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ: rễ giả; thân, lá có mạch dẫn.
*Câu rêu:
+Rễ:Sợi có khả năng hút và làm giá bám
+Thân:Nhỏ và không phân cành
+Lá:Nhỏ chỏ có 1 đường gân
+Mạch dẫn:Không có
*Cây dương xỉ:
+Rễ:Rễ thật
+Thân:Hình trụ nằm ngang
+Lá:Lá già có phiến lá xẻ thùy, lá non đầu cuộn tròn
+Mạch dẫn: Đã có chính thức.
Tên cây | Cơ quan sinh dưỡng | Mạch dẫn | ||
Rễ | Thân | |||
Cây rêu | Rễ giả | Thân | Lá | Chưa có mạch dẫn |
Cây dương xỉ | Rễ thật | Thân | Lá | Có mạch dẫn |
1. * Cây là một thể thống nhất vì:
- Có sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan
- Có sự thống nhất giữa chức năng ở các cơ quan
- Tác động đến 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
* Cây sống được ở môi trường nước:
- Trên mặt nước: lá có phiến rộng, thân xốp, nhẹ
- Chìm trong nước: lá hình kim ...
* Cây sống trên cạn
- Nơi khô, nóng (đồi trống): thân thấp, phân nhiều cành, rễ ăn sâu hoặc nông và lan rộng, lá có phủ lớp sáp hoặc lông
- Nơi rừng rậm: thân vươn cao, lá tập trung ở ngọn
* Môi trường đặc biệt:
- Đầm lầy: có rễ chống giúp cây đứng vững
- Sa mạc: có rễ ăn sâu, thân mọng nước, lá biến thành gai ...
2.
- Đặc điểm túi bào tử của rêu: nằm ở ngọn cây rêu trưởng thành, có nắp túi để giải phóng bào tử khi chín
- Rêu sinh sản bằng bào tử
- Cây rêu con mọc trực tiếp từ bào tử
3.
- Đặc điểm túi bào tử cây dương xỉ: nằm ở mặt dưới của lá, có vòng cơ dày để giải phóng bào tử
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử
- Cây dương xỉ con mọc ra từ nguyên tản
Câu 1:
Đặc điểm | Rêu | Quyết |
Cơ quan sinh dưỡng | Rễ giả, thân, lá chưa có mạch dẫn | Rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn |
Cơ quan sinh sản | Túi bào tử nẳm ở ngọn cây, có nắp | Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá, có vòng cơ |
Sự phát triển | Phát triển trực tiếp từ bào tử - cây rêu con | Phát triển gián tiếp qua nguyên tản - cây dương xỉ con |
- Nhận xét: ngành quyết tiến hóa hơn so với ngành rêu vì đã có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn
Câu 2:
Đặc điểm | Hạt trần | Hạt kín |
Cơ quan sinh dưỡng | Rễ, thân, lá thật có mạch dẫn | Rễ, thân, lá đa dạng có mạch dẫn hoàn thiện hơn |
Cơ quan sinh sản |
- Chưa có hoa, quả, hạt - Sinh sản bằng nón (nón đực, nón cái) - Hạt nằm trên lá noãn hở |
- Có hoa, quả, hạt - Sinh sản bằng hoa, quả, hạt - Hạt nằm trong quả, được quả bao bọc và bảo vệ tốt hơn |
Câu 3: Nói không có thực vật thì ko có loài người vì:
- thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người chúng ta. Chúng cung cấp cho con người
+ Khí oxi để hô hấp và lấy đi khí cacbonic do con người thải ra
+ Cung cấp cho con người thức ăn, thực phẩm hàng ngày
+ Cung cấp dược liệu để làm thuốc chữa bệnh
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, công nghiệp, xây dựng phục vụ đời sống của con người ...
Câu 4:
- Dị dưỡng là hình thức dinh dưỡng sử dụng chất hữu cơ có sẵn (thực vật, động vật ...)
- Kí sinh: sử dụng chất hữu cơ và sống trên các cơ thể sinh vật sống khác
- Hoại sinh: sử dụng chất hữu cơ và sống trên cơ thể sinh vật chết đang phân hủy
- Nấm và phần lớn vi khuẩn có lối sống dị dưỡng vì: cơ thể chúng ko có diệp lục nên không thực hiện được quá trình quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- Cơ quan sinh sản là : hoa , quả, hạt => để duy trì nòi giống.
- Cơ quan sinh dưỡng là : rễ, thân, lá => để nuôi dưỡng cây.
Tảo | Rêu | Quyết | |
Cơ quan sinh dưỡng |
- Cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá - Chưa có mạch dẫn |
- Rễ giả - Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn - Chưa có hoa |
- Rễ thật - Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn - Lá non đầu cuộn tròn, lá già có cuống dài |
Cơ quan sinh sản | Không có | Túi bào tử | Túi bào tử |
Qua trên, ta thấy rêu tiến hóa hơn tảo ở :
- Về cơ quan sinh dưỡng :
+ Cơ thể của tảo chưa phân hóa thành rễ, thân, lá nhưng rêu đã phân hóa thành rễ, thân, lá
- Về cơ quan sinh sản :
+ Tảo chưa có cơ quan sinh sản nhưng rêu đã có cơ quan sinh sản là túi bào tử
Quyết tiến hóa hơn rêu ở :
- Về cơ quan sinh dưỡng :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng quyết đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng quyết đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng hình thức thân bò
Mía sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng hình thức đoạn thân
-Giống nhau:cả hai hình thức đều tạo thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng trong điều kiện có độ ẩm.
-Khác nhau:
+)Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là tự tạo thành cây mới trong điều kiện có độ ẩm
+)Sinh sản sinh dưỡng do người là con người tạo thành cây mới từ các biện pháp:giâm,chiết,ghép cành.