K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở hàng loạt quốc gia châu Âu (CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Bungary, Rumani, Anbani…), châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên, Lào) và khu vực Mỹ Latinh (Cuba), tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước phương Tây, năm 1944, 1945 nhân dân các quốc gia Đông Âu đã phối hợp với Hồng quân Xô viết tiêu diệt phát xít giành chính quyền và thành lập nhà nước dân chủ.

Sau khi được giải phóng, các nước Đông Âu tiến hành cải cách dân chủ dưới những hình thức như cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản. Đến năm 1949, các nước Đông Âu đều hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu xây dựng CNXH.

Từ năm 1950 – 1970, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm trong tình hình khó khăn, phức tạp.

Các nước Đông Âu xây dựng nền công nghiệp, điện khí hóa toàn quốc, trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển đã giúp các nước nghèo, nước XHCN Đông Âu thành các quốc gia công – nông nghiệp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

CNXH hiện thực ra đời từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917), sau năm 1945, đã trở thành hệ thống XHCN thế giới. Trong hơn 70 năm tồn tại, CNXH đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Vì nhiều lý do, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng và sụp đổ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Sự sụp đổ này không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH. Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN trước đây, mô hình “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” đang cho thấy một xu hướng phát triển mới của nhân loại hướng tới CNXH.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

*Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...
*Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: 
- Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

5 tháng 8 2023

Khu vực

Những nét chính

Các nước Đông Âu

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển.

-        Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,...

-       Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Châu Á

Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

Khu vực Mỹ La-tinh

Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
25 tháng 12 2023

C nha bạn

24 tháng 4 2018

Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; chỉ có Mĩ thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường đứng đầu hệ thống

Đáp án cần chọn là: B

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
11 tháng 10 2018

Đáp án D