K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Loại mô phân sinh

Vị trí

Chức năng

Mô phân sinh đỉnh

Nằm ở đỉnh chồi ngọn, chồi bên (chồi nách) và đỉnh rễ.

Làm tăng chiều dài của thân và rễ.

Mô phân sinh bên

Nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ.

Làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ.

Mô phân sinh lóng

Nằm ở vị trí các mắt của thân.

Làm tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

 

Vị trí

Vai trò

 Mô phân sinh đỉnh

 Ngọn cây, đỉnh cành và chốp rễ của cây một lá mầm và hai lá mầm

Mô phân sinh đỉnh ở ngọn cây và đỉnh cành làm tăng chiều cao của cây, chiều dài của cành

Mô phân sinh đỉnh ở rễ làm tăng chiều dài rễ 

Mô phân sinh bênChỉ có ở phần thân cây ở cây hai lá mầm.Làm tăng đường kính của thân
Mô phân sinh lóngChỉ có ở phần lóng ở hây một lá mầmLàm tăng chiều dài của lóng
24 tháng 7 2019

Lời giải:

Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp).

Đáp án cần chọn là: D

11 tháng 11 2019

  - Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).

   - Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

   - Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

Giải bài 5 trang 96 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nước và độ ẩm không khí: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.

- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
- Đất và dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

- Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng và 1 phần khác được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thu.

- Sinh vật quang tự dưỡng chuyển năng lượng ánh sáng thành các nguồn năng lượng hóa học khác thông qua quá trình quang tự dưỡng. 

- Nguồn năng lượng sinh vật quang tự dưỡng tổng hợp là nguồn cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ.

- Khi hết khả năng sống thì sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ) đều là nguồn cung cấp cho sinh vật phân giải và cũng chuyển thành nhiệt năng.

Giai đoạn tổng hợp

- Năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng nhờ quá trình chuyển hóa của sinh vật quang tự dưỡng.

Giai đoạn phân giải

- Năng lượng hóa học được biến đổi thành ATP nhằm dễ dàng duy trì hoạt động sống của sinh vật và 1 phần trở thành nhiệt năng.

Giai đoạn huy động năng lượng

- ATP sẽ bị phá vỡ các liên kết giữa các gốc phosphate và giải phóng năng lượng thực hiện các hoạt động sống của sinh vật. Khi các hoạt động sống được thực hiện cũng sẽ tạo ra nhiệt năng.

- Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa:

Hạt nảy mầm \(\rightarrow\) Cây mầm \(\rightarrow\) Cây non \(\rightarrow\) Cây trưởng thành \(\rightarrow\) Cây mang hoa \(\rightarrow\) Cây mang quả non \(\rightarrow\) Cây mang quả già \(\rightarrow\) Cây già, chết

Hình

Mô tả hiện tượng cảm ứng trong hình

(a)

Khi được chiếu sáng về một phía, ngọn cây có hiện tượng hướng về phía nguồn sáng.

(b)

Vịt con mới nở đi theo vật di chuyển đầu tiên mà chúng nhìn thấy (trong trường hợp này là con gà).

(c)

Khi trời nóng, cơ thể người có phản ứng tăng tiết mồ hồi, đồng thời, con người cũng chủ động mặc quần áo mỏng hơn và tìm đến các biện pháp chống nắng khác. Khi trời lạnh, cơ thể người có phản ứng run rẩy, giảm tiết mồ hôi, đồng thời, con người cũng chủ động mặc quần áo dày hơn và tìm đến các biện pháp chống lạnh khác.