K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

29 tháng 12 2018

Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

4 tháng 7 2017

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

15 tháng 11 2019

- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).

- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

24 tháng 10 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

      + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1192 người / km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.

      + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

6 tháng 11 2023

*Tham khảo:

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam đã có sự thay đổi, với ngành nông nghiệp chuyển dịch sang trồng rau, hoa quả và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp cần thay đổi để bảo vệ môi trường và ngành thủy sản cần quản lý bền vững để tận dụng hiệu quả.

27 tháng 12 2018

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.