Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của tình yêu thương trong đời sống con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
- Tình thương yêu là gì?
Là sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ nhau trong những lúc gặp khó khăn, gian khổ.
- Những điều kì diệu là gì?
Những điều bất ngờ xảy ra mà mình không dự đoán trước được.
=> Khẳng định nội dung của câu nói: câu nói khẳng định ý nghĩa, tầm quan trong trọng của tình yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương có thể khiến cho những điều kì diệu, những phép màu xảy ra; tình yêu thương khiến cho cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, con người hạnh phúc hơn.
b. Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống:
*Trong phạm vi gia đình:
– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái (Dẫn chứng)
*Trong phạm vi xã hội:
– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.( Dẫn chứng: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”….)
– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; (Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…)
– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. (Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…)
c. Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Tình yêu thương khiến cho mỗi con người sống tốt hơn, nhân ái, vị tha hơn.
- Tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
- Giúp đỡ được nhiều những hoàn cảnh, số phận bất hạnh trong cuộc sống.
- Tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng, giai cấp.
- Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới, tạo nên khối đoàn kết giữa các dân tộc….
d. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh tốt đẹp.
- Phê phán bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:
+ Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương
+ Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh.
e. Bài học nhận thức và hành động:
- Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.
- Có ý thức yêu thương, quan tâm, giúp đỡ đến những người xung quanh nhiều hơn.
3. Kết bài: Suy nghĩ và liên hệ bản thân.
Bạn phải tự lựa mà viết rồi
Lao động là những hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những của cải vật chất và tinh thần cho bản thân và cho xã hội. Những hoạt động đó đã góp phần nâng cánh những ước mơ, những mong ước thiết tha về những điều tốt đẹp trong tương lai. Như vậy, lao động là đôi cánh những ước mơ bay cao, bay xa, đưa con người đến những thành công mới, khán phá những điều bất ngờ, thú vị.Mỗi con người ta khi sinh ra đều có những ước mơ, hoài bão cho riêng minh. Những ước mơ đó là những khát khao, hi vọng mà chúng ta vươn tới. Để thực hiện ước mơ đó, trước tiên chúng ta cần phải lao động, suy nghĩ làm việc hết mình để góp phần nâng cánh những ước mơ trở thành hiện thực M Goorki đã từng nói: Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo"...
M.Gooriki đã khẳng định sâu sắc vai trò của lao động đối với mỗi người đối với toàn xã hội. Lao động là một cách để chúng ta khẳng định mình, vươn tới những đỉnh cao của trí tuệ, tri thức. Mỗi chúng ta đều có những ước mơ lớn lao hay những gì thân thuộc đều là cả một quá tình phấn đấu, vươn lên. không ngừng suy nghĩ và làm việc, chúng ta mới có thể góp phần xây dựng và phát hiện nó.
Thực tế, trong lao động nhiều người đã thấy khó khăn, mệt mỏi, mong muốn giản đơn của họ là sáng tạo ra một cái gì đó giúp họ đỡ vất vả. Những ước mơ đó được xây dựng từ trong lao động và cũng được chính lao động nâng cánh cho ước mơ bay cao, bay xa. Phải lao động, nỗ lực hết mình chúng ta mới có thể thực hiện được ước mơ đó.
Đó là hình ảnh của bạn học sinh Đỗ Bằng Định - Học sinh trường THPT Phạm Ngũ Lão - Đông Anh - Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình làm nông dân hai vụ lúa chính và một vụ màu, phải thường xuyên lao động giúp gia đình. Nhận ra sự khó khăn trong việc tách vỏ hạt đậu của bà con nông dân, Địrh® nuôi ước mơ chê'tạo thành công chiêc máy tách vỏ hạt để giúp bà con nông dân đỡ vất vả. Sau một thời gian dài nghiên cứu và tìm tòi, Định đã chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ hạt đậu. Tuy chỉ mới ở dạng mô hình nhưng cậu học sinh này tin rằng trong tương lai, cậu có thể nhân rộng ra chiếc máy giúp đỡ mọi người.
Không chỉ định mà hiện nay ở nước ta có rất nhiều người đã nuôi ước và nâng cánh ước mơ từ lao động mà đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước với những sự sáng tạo và cống hiến hết mình. Những sáng tạo của thế hệ trẻ đó, có lẽ, đều bắt nguồn từ lao động. Phải hiểu được những gì mình và mọi người cần trong xã hội thì chúng ta mới có thể chủ động sáng tạo, phát huy được khả năng của mình.
Và trong những lúc lao động ấy, được công hiến là niềm vui của mỗi người. Lao động không mệt mỏi còn giúp chúng ta vơi đi những nỗi buồn, nỗi đau trong cuộc sống. Làm việc hết mình, suy nghĩ hết mình, sáng tạo làm cho chúng ta vui hơn khi mình có thể sáng chế tìm tòi ra những cái mới. Chính từ lao động, chăm chỉ làm việc mà cuộc sống của chúng ta dần được cải thiện. Những thành quả lao động góp phần rất lớn vào cuộc sống vật chất và tinh thần cùa mỗi người. Và khi mà cuộc sống của chúng ta phát triển thì xã hội cũng đi lên, phát triển mạnh mẽ, hội nhập ra toàn thế giới.
Như vậy, ý kiến của M Goocki là hoàn toàn đúng. Mỗi chúng ta đều phải tích cực lao động, lao động không ngừng, phát huy những khả năng sẵn có của bản thân. Đồng thời chúng ta cần phải tích cực học tập, tìm tòi và phát triển cái mới. Cần tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo ra những phương thức mới, kĩ thuật mới.
Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta phải có thái độ tích cực, tự giác, nghiêm túc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, có tính tự giác, kỉ luật cao trong lao động để có được những thành quả lớn nhất.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều người không chịu lao động, chi biết sống dựa dẫm vào sức lao động của người khác: suốt ngày chi biết chơi, không chịu làm việc. Hay là hiện nay có rất nhiều bạn trẻ tuy lao động nhưng lại không biết cách sáng tạo ra những phương pháp mới, chỉ biết làm những cái cũ không còn thích hợp với điều kiện và yêu cầu lao động hiện nay. Mỗi người chúng ta, trước hết là phải lao động và sáng tạo và tìm tòi những cái mới, đổng thời cũng nhắc nhờ, động viên những người xung quanh động sáng tạo để có kết quả tốt nhất.
Như vậy, có lao động chúng ta mới có điều kiện phát huy khả năng của bản thân, nâng cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa. Lao động còn giúp cho cuộc sống và xã hội thêm phát triển, vì vậy mà chúng ta cần phải tích cực hơn trong lao động để có điều kiện vươn cao, bay xa hơn, đi đên những tầm cao mới.
Đất nghe tiếng thì thầm của cỏ. Non cao nghe tiếng du dương của rừng thông. Ghềnh đá nghe tiếng róc rách của dòng suối. Gió nghe tiếng diều sáo thổi vi vu. Rừng thu nghe tiếng mùa thay lá. Vườn hoa nghe tiếng vội vã của bầy ong. Vạn vật trong vũ trụ lắng mình để nghe thanh âm của loài khác. Muôn loài trong trời đất yên lặng để thấu hiểu cảm giác của vũ trụ. Trong chiều hướng đó, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta nói “Biết lắng nghe. Điều kỳ diệu của cuộc sống”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe?
Nếu trong nguyên tắc yêu thương cần có đối tượng để thương yêu thì trong nguyên tắc lắng nghe cũng cần có đối tượng để lắng nghe. Vì yêu thương không chỉ là việc riêng của chủ thể và lắng nghe không chỉ là điều riêng của bản thân. Nếu ta yêu thương ai thì người đó là đối tượng để thương yêu. Nếu ta lắng nghe ai thì người kia là đối tượng đang cần sự cảm thông, chia sẻ của ta. Nếu ta được yêu thương thì ta là đối tượng của người kia. Còn ta đang được người khác lắng nghe thì ta là người đang cần sự sẻ chia của người khác. Vì thế, trong nguyên tắc yêu thương và lắng nghe được hiểu từ hai phía là: chủ thể và đối tượng. Nếu ta là chủ thể thì người kia là đối tượng hay hiểu theo ngược lại.
Người Mỹ dùng chữ “listening deeply” (nghe thật sâu) nghĩa là, chỉ mới biểu lộ thiện chí muốn nghe chứ không có thái độ toàn tâm, toàn ý khi nghe. Còn chữ “lắng nghe” của người Việt được hiểu rất hay, phải “lắng” thì mới “nghe” được. Chữ “lắng” ở đây là để cho lòng mình yên tĩnh, không để những mưu cầu hay chống đối làm phân tâm. Còn chữ “nghe” là đặt mình trong hoàn cảnh của đối tượng. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” là lắng mình xuống, không suy tư, không cố chấp, buông bỏ mọi thành kiến hay những phiền muộn trong tâm để nghe người khác với tất cả lòng thành. Vì thế, “nghe thật sâu” của người Mỹ không mạnh bằng ý nghĩa “lắng nghe” của người Việt.
Hiểu theo nguyên ngữ của việc lắng nghe là vậy, nhưng thực tế thì khác xa, vì con người trong xã hội ngày nay phần nhiều chạy theo nhu cầu hưởng thụ. Ngay cả những người thân bên cạnh ta cũng không có thời gian để lắng nghe vì cứ mải mê lo kiếm tiền. Thế giới này chắc sẽ không có ánh sáng để vơi bớt tối tăm trong đêm đen nếu không có những người như bà Nancy, mẹ của Edison. Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia sẻ với Edison trong cuộc sống. Trong tiểu sử của Edison có kể lại giai thoại: “Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ”. Và mẹ của Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia se, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn.
Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ hiểu ở lãnh vực tâm lý mà còn diễn tả ở con đường sự nghiệp. Vì sinh ra trong đời hầu như ai cũng được sự chỉ bảo của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Chỉ xét thái độ của người lắng nghe, nghĩa là phần lớn những người được thụ huấn nếu biết kiên trì học hỏi và đem ra thực hành những gì mình nghe được thì đường thành công vẫn luôn mở rộng. Để có được thành công trên con đường sự nghiệp như hôm nay Ánh Viên đã luôn biết lắng nghe và thực hành những lời bảo ban của thầy cô giáo cũng như các huấn luyện viên, nhất là mỗi lần gặp khó khăn thì gia đình vẫn luôn là nơi để cô tìm lại những “năng lượng đã bị mất”.
Mặt khác, lắng nghe không chỉ là tương quan của hai chủ thể mà nó còn là một tiếng nói nhiệm mầu chỉ bản thân mới cảm nhận được. Trong bài hát “Tôi đang lắng nghe” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dùng những ca từ rất hay “Tôi im lặng để nghe tiếng thở dài, im lặng để nghe lời của dòng sông, im lặng để nghe tiếng thở than của ngọn đồi, im lặng để nghe nỗi đau trên một bàn tay”. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” để nhìn lại bản thân, cảm nhận tiếng động xung quanh, dù đó là tiếng thở dài, lời của dòng sông hay tiếng than vãn của ngọn đồi.
Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi. Có những biến cố xảy đến làm ta sợ, có những bất ngờ không lường trước làm ta bơ vơ. Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống. Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe. Chia sẻ, lắng nghe trở thành nhu cầu của con người trong cuộc sống. Nếu chia sẻ làm cho con người bớt sầu khổ thì lắng nghe làm cho ta vơi đi niềm đau. Dung lượng trái tim của mỗi người có một giới hạn nhất định. Một nỗi khổ nếu được chứa đựng bởi hai trái tim thì sẽ vơi đi niềm đau. Nỗi đau quá lớn không được một ai ngồi bên cạnh để lắng nghe dễ làm người ta rơi vào trầm cảm và thường tự giam hãm trong ‘ốc đảo” của riêng mình. Nhất là trong xã hội ngày nay, khi con người luôn chạy theo sự quyến rũ của tiền bạc, cứ hối hả làm việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Vì thế, xã hội hôm nay có nhiều người đang bị trầm cảm, đủ mọi thành phần. Có những đứa bé bị hiểu lầm hay không được bố mẹ quan tâm nên chúng tự nhốt bản thân trong phòng từ ngày này qua ngày khác, hoặc lao vào những thú chơi “ngông”. Có những người già không có được sự quan tâm của con cháu nên phải tìm đến những thú nuôi để tâm sự cho nguôi ngoai nỗi cô đơn. Có những bạn trẻ vì ôm mối sầu đau quá lớn, không biêt bày tỏ cùng ai nên họ thường tìm đến cái chết. Có những cặp vợ chồng không tìm được sự đồng cảm và tiếng nói chung từ người bạn đời nên họ thường tìm đến với những người bạn thân hay những chuyên gia tâm lý để “trút bầu tâm sự”. Vì thế, lắng nghe là điều cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hiểu được chính bản thân, sự vật xung quanh, giúp người khác vơi đi niềm đau, giúp người đối người được trải lòng mình. Ngoài ra biết lắng nghe và đem nó áp dụng vào cuộc sống còn giúp ta thành công trên con đường sự nghiệp.
Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi. Biết lắng sẽ giúp nhau dắt dìu bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia giúp những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan. Vì thế, ngại ngùng gì ta không dừng lại để sẻ chia với người thân cận, mất mát chi không lắng mình xuống để nghe người xung quanh. Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có cành nở hoa đẹp tươi.
Đất nghe tiếng thì thầm của cỏ. Non cao nghe tiếng du dương của rừng thông. Ghềnh đá nghe tiếng róc rách của dòng suối. Gió nghe tiếng diều sáo thổi vi vu. Rừng thu nghe tiếng mùa thay lá. Vườn hoa nghe tiếng vội vã của bầy ong. Vạn vật trong vũ trụ lắng mình để nghe thanh âm của loài khác. Muôn loài trong trời đất yên lặng để thấu hiểu cảm giác của vũ trụ. Trong chiều hướng đó, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta nói “Biết lắng nghe. Điều kỳ diệu của cuộc sống”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe?
Nếu trong nguyên tắc yêu thương cần có đối tượng để thương yêu thì trong nguyên tắc lắng nghe cũng cần có đối tượng để lắng nghe. Vì yêu thương không chỉ là việc riêng của chủ thể và lắng nghe không chỉ là điều riêng của bản thân. Nếu ta yêu thương ai thì người đó là đối tượng để thương yêu. Nếu ta lắng nghe ai thì người kia là đối tượng đang cần sự cảm thông, chia sẻ của ta. Nếu ta được yêu thương thì ta là đối tượng của người kia. Còn ta đang được người khác lắng nghe thì ta là người đang cần sự sẻ chia của người khác. Vì thế, trong nguyên tắc yêu thương và lắng nghe được hiểu từ hai phía là: chủ thể và đối tượng. Nếu ta là chủ thể thì người kia là đối tượng hay hiểu theo ngược lại.
Người Mỹ dùng chữ “listening deeply” (nghe thật sâu) nghĩa là, chỉ mới biểu lộ thiện chí muốn nghe chứ không có thái độ toàn tâm, toàn ý khi nghe. Còn chữ “lắng nghe” của người Việt được hiểu rất hay, phải “lắng” thì mới “nghe” được. Chữ “lắng” ở đây là để cho lòng mình yên tĩnh, không để những mưu cầu hay chống đối làm phân tâm. Còn chữ “nghe” là đặt mình trong hoàn cảnh của đối tượng. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” là lắng mình xuống, không suy tư, không cố chấp, buông bỏ mọi thành kiến hay những phiền muộn trong tâm để nghe người khác với tất cả lòng thành. Vì thế, “nghe thật sâu” của người Mỹ không mạnh bằng ý nghĩa “lắng nghe” của người Việt.
Hiểu theo nguyên ngữ của việc lắng nghe là vậy, nhưng thực tế thì khác xa, vì con người trong xã hội ngày nay phần nhiều chạy theo nhu cầu hưởng thụ. Ngay cả những người thân bên cạnh ta cũng không có thời gian để lắng nghe vì cứ mải mê lo kiếm tiền. Thế giới này chắc sẽ không có ánh sáng để vơi bớt tối tăm trong đêm đen nếu không có những người như bà Nancy, mẹ của Edison. Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia sẻ với Edison trong cuộc sống. Trong tiểu sử của Edison có kể lại giai thoại: “Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ”. Và mẹ của Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia se, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn.
Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ hiểu ở lãnh vực tâm lý mà còn diễn tả ở con đường sự nghiệp. Vì sinh ra trong đời hầu như ai cũng được sự chỉ bảo của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Chỉ xét thái độ của người lắng nghe, nghĩa là phần lớn những người được thụ huấn nếu biết kiên trì học hỏi và đem ra thực hành những gì mình nghe được thì đường thành công vẫn luôn mở rộng. Để có được thành công trên con đường sự nghiệp như hôm nay Ánh Viên đã luôn biết lắng nghe và thực hành những lời bảo ban của thầy cô giáo cũng như các huấn luyện viên, nhất là mỗi lần gặp khó khăn thì gia đình vẫn luôn là nơi để cô tìm lại những “năng lượng đã bị mất”.
Mặt khác, lắng nghe không chỉ là tương quan của hai chủ thể mà nó còn là một tiếng nói nhiệm mầu chỉ bản thân mới cảm nhận được. Trong bài hát “Tôi đang lắng nghe” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dùng những ca từ rất hay “Tôi im lặng để nghe tiếng thở dài, im lặng để nghe lời của dòng sông, im lặng để nghe tiếng thở than của ngọn đồi, im lặng để nghe nỗi đau trên một bàn tay”. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” để nhìn lại bản thân, cảm nhận tiếng động xung quanh, dù đó là tiếng thở dài, lời của dòng sông hay tiếng than vãn của ngọn đồi.
Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi. Có những biến cố xảy đến làm ta sợ, có những bất ngờ không lường trước làm ta bơ vơ. Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống. Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe. Chia sẻ, lắng nghe trở thành nhu cầu của con người trong cuộc sống. Nếu chia sẻ làm cho con người bớt sầu khổ thì lắng nghe làm cho ta vơi đi niềm đau. Dung lượng trái tim của mỗi người có một giới hạn nhất định. Một nỗi khổ nếu được chứa đựng bởi hai trái tim thì sẽ vơi đi niềm đau. Nỗi đau quá lớn không được một ai ngồi bên cạnh để lắng nghe dễ làm người ta rơi vào trầm cảm và thường tự giam hãm trong ‘ốc đảo” của riêng mình. Nhất là trong xã hội ngày nay, khi con người luôn chạy theo sự quyến rũ của tiền bạc, cứ hối hả làm việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Vì thế, xã hội hôm nay có nhiều người đang bị trầm cảm, đủ mọi thành phần. Có những đứa bé bị hiểu lầm hay không được bố mẹ quan tâm nên chúng tự nhốt bản thân trong phòng từ ngày này qua ngày khác, hoặc lao vào những thú chơi “ngông”. Có những người già không có được sự quan tâm của con cháu nên phải tìm đến những thú nuôi để tâm sự cho nguôi ngoai nỗi cô đơn. Có những bạn trẻ vì ôm mối sầu đau quá lớn, không biêt bày tỏ cùng ai nên họ thường tìm đến cái chết. Có những cặp vợ chồng không tìm được sự đồng cảm và tiếng nói chung từ người bạn đời nên họ thường tìm đến với những người bạn thân hay những chuyên gia tâm lý để “trút bầu tâm sự”. Vì thế, lắng nghe là điều cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hiểu được chính bản thân, sự vật xung quanh, giúp người khác vơi đi niềm đau, giúp người đối người được trải lòng mình. Ngoài ra biết lắng nghe và đem nó áp dụng vào cuộc sống còn giúp ta thành công trên con đường sự nghiệp.
Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi. Biết lắng sẽ giúp nhau dắt dìu bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia giúp những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan. Vì thế, ngại ngùng gì ta không dừng lại để sẻ chia với người thân cận, mất mát chi không lắng mình xuống để nghe người xung quanh. Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có cành nở hoa đẹp tươi.
Câu 1. Đoạn trích chia thành bốn phần.
- Các tiêu đề có thể là: “Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông”, “Xi-mông gặp bác Phi-líp”, “Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà”, “Ngày hôm sau ở trường”.
- Trong bài văn này có ba nhân vật có tên, đó là em bé Xi-mông, mẹ em là Blăng-sốt, và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Thầy cá trò sẽ theo dõi các nhân vật chính, có thể lần lượt từ Xi-mông, rồi đến Blăng-sốt và cuối cùng là Phi-líp.
Câu 2.
+ Nhân vật Xi-mông.
- Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em ang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu chọc.
- Nỗi đau đớn bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm, trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi…) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi khóc lóc…”, “… và thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “em trả lời, mắt đậm lệ, giọng đầy nước mắt”, “ôm lấy cổ mẹ và em lại khóc”.
- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “…” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Chúng nó đánh cháu … vì … cháu … cháu … không có bố … không có bố”.
+ Nhân vật Blăng-sốt.
- Nhân vật Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chỉ là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.
- Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
Bản chất của chị bộc lộ qua thái độ của chị đối khách. Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi-líp thấy chị, “Bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không còn bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa…”.
Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không” thì chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.
Câu 4. Nhân vật Phi-líp.
- Phi-líp là một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn vẻ mặt nhân hậu. Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em.
Đến khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “ tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa giỡn với chiij được nữa.
Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.
- Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Trong bài này, nhà văn chú ý nhiều hơn đến diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.
Bác thợ Phi-líp là người có lòng nhân hậu. Bác thương Xi-mông, bác cứu Xi-mông khỏi cái chết. Bác vui lòng nhận làm bố của Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, song cũng vì muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông. Các bạn bè của Xi-mông thật đáng trách khi trêu chọc em.
1)+Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
+Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
+Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.
2)
Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.
Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:
+Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
+Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
+Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.
3)
Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:
+Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
+Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
+Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
+Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.
4)
Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:
+Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.
+Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm nhưng lại làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
+Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
+Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé, bác đã mang lại cho Xi-mông niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân là một người nông dân yêu làng, yêu nước da diết. Ông vốn là dân ngụ cư, rời làng đi nơi khác sinh sống. Chính vì thế ông luôn yêu thương và tự hào về truyền thống đánh giặc của làng. Nhưng một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây mất rồi. Lúc này đây niềm tin trong ông tan vỡ, ông đau đớn và xót xa vô cùng. Trước kia cứ ai nhắc đến làng mình là ông tự hào lắm ấy vậy mà nay vận đổi sao rời, không không dám rời khỏi nhà chỉ sợ lại nghe người ta phỉ nhổ làng ông. Lúc này đây trong ông có sự đấu tranh mạnh mẽ và ông đã quyết tâm theo Đảng, theo Bác Hồ: "làng thì yêu thật. Nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Ở đây ta thấy tình yêu đất nước của ông Hai đã vượt lên tình yêu làng quê. Ông yêu làng là thật nhưng trên tất cả ông vẫn đứng về lẽ phải, đứng về phía cách mạng. Và đến khi nghe tin làng được cải chính dù nhà mình bị đốt hết ông vẫn vui vẻ chạy lăng xăng đi khoe mọi người ra vẻ tự hào lắm. Hóa ra ông vẫn còn yêu làng ông đến vậy. Làng chợ Dầu của ông không theo Tây, làng Chợ Dầu của ông vẫn đi đầu trong cuộc kháng chiến chống giặc. Và tình yêu làng của ông Hai vẫn nồng nàn da diết như ngày nào.
@ Hc tốt nha cj ( nếu sai thì cho e xin lỗi ..... )
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn…
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.
Trong cuộc sống, đôi khi những trò đùa độc ác, vô ý có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người khác. Nhất là khi trò đùa ấy lại nhắm vào một đứa trẻ không có bố. Chúng ta tự hỏi điều gì sẽ đến với Xi-Mông nếu không gặp được bác thợ rèn Phi-líp, trong đoạn trích;" Bố của Xi - mông", truyện ngắn đặc sắc của nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng thế kỉ XIX G.Mô-pa-xăng ? Cuộc gặp tình cờ ấy đã thay đổi số phận của cậu bé, đem đến cho em một người bố thực thụ. Nhưng chính Phi-líp đã bị chinh phục bởi chú bé đáng yêu và người mẹ của em. Diến biến tâm trạng nhân vật Phi-líp trong đoạn trích sẽ giúp mọi người cảm nhận rõ ý nghĩa nhân văn của tác phầm này.
Xi-mông là con trai của chị Blang-sốt, người phụ nữ xinh đẹp trót bị lừa dối nên phải đơn độc nuôi con. Xi-mông đi học, bị bạn bè giễu cợt , đánh đập vì không có bố. Chú bé dại dột định tìm đến cái chết. Bác thợ rèn đã dẫn em về nhà và gặp mẹ em. Thông cảm với hoàn cảnh của Xi-mông và chị Blang-sốt, bác đã đồng ý làm bố của Xi-mông. Cuộc gặp gỡ giữa hai người thợ rèn tốt bụng và chú bé diễn ra thật tình cờ bên bờ sông. Lúc ấy em đã tuyệt vọng vì bị đối xử một cách tàn tệ. Đâu phải lỗi của nó! em cô đơn biết bao, khi những lời chế nhạo ấy như cao dao đâm thẳng vào trái tim của em. Bởi vậy. em đã nghĩ đến cái chết một cách dại dột. May thay, hôm ấy khôg phải là một ngày u ám để những ý nghĩ đen tối thành hình. Thiên nhiên đã nhân hậu biết bao trước chú bé đáng thương. Trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm, nước lấp lành như gương, đã xóa đi phần nào nỗi buồn trong lòng em, để em được trở lại với bản tính hồn nhiên trẻ con của mình. Dẫu bất hạnh vì thiếu bàn tay chăm sóc của người cha, nhưng em vẫn là một đứa trẻ ngoan hiểu động. Hình ảnh em chơi đùa trên bãi cỏ, đuổi theo chú nhái con màu xanh lục và vồ hụt ba lần. Nhưng ngay lập tức, những cảm giác tủi nhục lại ùa đến ngay chính vào lúc em bắt đk con nhái và chứng kiến cảnh con vật cố giãy giụa thoát thân.Hình ảnh ấy khiến Xi-mông liên tưởng ngay đến bản thân mình, em có khác gì con nhái đáng thương kia đâu, hẫng hụt chới với bởi sự vô tâm trong trò đùa độc ác của đám bạn. Em vô cùng nhạy cảm nên ngay lúc ấy "em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và cảm thấy buồn bà vô cùng em lại khóc". Tiếng khóc ấy khiến bất cứ ai biết quan tâm đến những đứa trẻ cũng dễ mủi lòng. Trong lúc ấy, Xi-mông đã gặp được bác thợ rèn Phi-líp, một con người tốt bụng. Bác được giới thiệu là "một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu". Dáng vể ấy có lẽ đã tạo được niềm tin và chỗ dựa tin cậy để em thổ lộ lòng mình. Em đã không ngần ngại trước người đàn ông lạ này, để tiếp tục những dòng lệ tủi cực cùng giọng nói đầy nước mắt. Câu trả lời thật thà của Xi-mông "cháu không có bố" được khẳng định hai lần khiến bác đã đoán định được nguyên nhân sau tiềng nấc buồn tủi của em. Bởi thế, cái mỉm cười ban đầu đã được thay thế bằng thái độ nghiêm trang vì bác hiểu đây kô phải chuyện trẻ con mà là vấn đề hệ trọng gây thương tổn cho tâm hồn của chú bé ngây thơ đáng yêu này. Bản thẩn bác đã biết mong manh về mẹ em, vì vậy bác đã quyết định đưa em về. Khi giáp mặt với mẹ Xi-mông , chính thái độ của mẹ em đã phải khiến bác thay đổi hẳn thái độ: bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị kẻ khác lừa dôi. Điều đó chứng tỏ bác là một con người đứng đắn và từng trải để có thể nhận ra bản chất người khác chỉ sau một cái nhìn. Được chứng kiến nỗi đau khổ của người mẹ trước đứa con không có bố, bác đã thể hiên sự trân trọng trước nhân cách một người mẹ và một đứa con đang được bao bọc. Chính vì vậy em đã nhận ra phẩm chất của một người bố tuyệt vời - một chỗ dựa đáng tin cậy cho cậu bé thiếu tình thương này. Chú bé đã không ngần ngại đề nghị bất ngờ nhận bác làm bố. Trước khao khát ấy đã khiến bác không thể từ chối. Không những thế, bác còn bộc lộ sự xúc động trước tâm hồn trong trắng của em: "Người thợ nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh." Niềm vui có bố đã giúp em khẳng định đầy kiều hãnh trước đám bạn. Bản chất tốt đẹp của một người lao động chân chính đã giúp bác có niềm thông cảm sâu sắc trước những số phận bất hạnh.
Đoạn trích còn nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng sử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.
Xin lỗi nhưng bái này là nghị luận xã hội mà