Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào (x thuộc N*):
-Trường hợp 1: có 2 tế bào tham gia nguyên phân với số lần bằng nhau.
2.2x =32
->2x =16<-> 2^4
Vậy, mỗi tế bào nguyên phân 4 lần.
-TH2: có 4 tế bào tham gia nguyên phân với số lần bằng nhau:
Ta có:
4.2x =32
->2^x =8<->2^3
Vậy, mỗi tế bào nguyên phân 3 lần.
1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:
- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:
- Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào
- Khi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.
2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.
3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?
- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.
Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.
Câu: Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
Tế bào limphô B đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tế bào vi khuẩn
Bổ sung cho nhau, liên quan mật thiết để cùng tồn tại và hoạt động.
-Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng cơ chế thực bào
-Bạch cầu limphô B tiết kháng thế vô hiệu hóa TB vi khuẩn
-Bạch cầu limphô T phá hủy nhưỡng TB của cơ thể bị nhiễm vi khuẩn
Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.
tế bào thần kinh tiếp nhận các kích thích từ môi trường và điều khiển các tế bào khác trả lời các kích thích đó
Tế bào thần kinh tiếp nhận các kích thích và điều khiển các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Các tế bào khác thì chịu sự chi phối của tế bào thần kinh
1. Một nơron điển hình gồm có :
- Thân nơron : chứa nhân , các bào quan .
- Nhiều sợi nhánh : phân nhánh , xuất phát từ thân nơron .
- Sợi trục : có thể có hoặc không bao miêlin , tận cùng có các cúc xinap .
2.
a, Xương là một cơ quan sống:
- Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành , trong chứa các tế bào xương.
- TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.
- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
+ Ống xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
b, Xương có những đặc điểm về thành phần hóa học và cấu trúc đảm bảo độ vững chắc và mềm dẻo :
- Đặc điểm về thành phần hóa học của xương :
+ Ở người lớn , xương cấu tạo khoảng 1/3 chất hữu cơ , 2/3 chất vô cơ ( tỉ lệ này thay đổi theo độ tuổi ) .
+ Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo và có tính đàn hồi.
+ Chất vô cơ làm xương cứng nhưng dễ gãy .
-> Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa mềm dẻo vừa vững chắc .
- Đặc điểm về cấu trúc xương :
+ Cấu trúc hình ống của xương dài giúp xương vững chắc và nhẹ .
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hướng áp lực mà xương phải chịu , giúp cho xương có sức chịu đựng cao .
c, Rèn luyện , giữ gìn bộ xương phát triển cân đối :
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên , xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ > 1/3 , tuy vậy trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng , do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối , đẹp và khỏe mạnh , phải giữ gìn vệ sinh về xương :
- Khi mang vác , lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối hai tay .
- Ngồi viết ngay ngắn , không tựa ngực vào bàn , không gục đầu ra phía trước ...
- Không đi giày chặt và cao gót .
- Lao động vừa sức , luyện tập TDTT thường xuyên , phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo khoa học .
- Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương .
a) Gọi số lần nguyên phân của tế bào loài A là kA, kA nguyên dương. Số tế bào con do tế bào loài A tạo ra sau kA lần nguyên phân là 2^kA. Số nguyên liệu lấy từ môi trường ~ (2^kA – 1) x 2nA NST đơn.
Gọi số lần nguyên phân của tế bào loài B là kB, kB nguyên dương. Số tế bào con do tế bào loài B tạo ra sau kB lần nguyên phân là 2^kB. Số nguyên liệu lấy từ môi trường ~ (2^kB – 1) x 2nB NST đơn.
Theo bài ra ta có: 2^kA+ 2^kB = 20 (1)
(2^kA – 1)2nA+ (2^kB – 1)2nB = 264 (2)
2nA = 2nB + 8 (3)
Từ (1), (2), (3) --> lập bảng:
kA
1
2
3
4
kB
-
4
-
2
2nA
-
16
2nB
-
8
Vậy Bộ NST lưỡng bội của loài A là 2n = 16 và loài B là 2n = 8. (4)
b)Nếu hai tế bào của 2 loài trên phân chia tạo ra số tế bào con ở thế hệ cuối cùng có tổng số NST đơn là 192, tức là: 2^kA x 2nA+ 2^kB x 2nB = 192 (5)
Từ (4), (5) --> lập bảng:
kA
1
2
3
kB
-
4
3
Vậy tế bào loài A nguyên phân 2 lần và tế bào loài B nguyên phân 4 lần hoặc tế bào của cả 2 loài đều nguyên phân 3 lần.