K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thư gửi cô giáo dạy Văn Em luôn nhớ đến cô, và nhất là hôm nay, em phải viết điều này để thay cô bênh vực môn Văn, bênh vực cách dạy và học Văn của cô trò mình. Cô cho phép em cô nhé! Cuộc đời dạy Văn của cô hẳn không thiếu những lần nhìn thấy học trò xoa nắn cổ tay vì đau nhức do phải chép quá nhiều. Hẳn không thiếu những lần cô nghe học trò, và bây giờ là cả một bộ phận người đời, than thở rằng thứ văn chương nhà trường chỉ là đọc chép, vô hồn và giết chết học sinh... Xin lỗi cô, em cũng từng thấy mệt mỏi khi cứ mỗi buổi học Văn là lại phải chép bài không ngừng nghỉ, mồ hôi em chảy xuống trang vở không kịp lau, nhoè cả nét mực chưa khô... Nhưng em lớn lên, em hiểu, nỗi nhọc nhằn của một buổi chép bài đâu có thấm gì so với nỗi nhọc nhằn của những người nông dân đang còng lưng trên cánh đồng lúa chín, đâu có thấm gì so với nỗi nhọc nhắn của những tiếng rao đêm. Nhờ những bài văn cô dạy, mà hôm nay em được ngồi trên giảng đường Đại học, ngày mai em ra trường, ngồi làm việc trong phòng máy lạnh, có xe đón xe đưa. Thưa cô, em thật lòng phải cảm ơn cô vì những bài văn cô đọc cho em chép ngày xưa ấy... Khi em hỏi cô, tại sao em không được viết những điều mình thích, không được tự do sáng tạo mà phải nhất nhất tuân theo những khuôn mẫu có trước. Cô trả lời rồi sau này em sẽ hiểu. Vâng bây giờ em đã hiểu. Bài văn của cô ngày xưa là phôi thai của những luận văn, luận án ngày sau. Phải biết viết một bài văn với đủ ba phần, chặt chẽ và mạch lạc mới mong viết được một công trình khoa học có đầu có cuối, có các ý rõ ràng, có kết cấu hoàn chỉnh. Nếu không có những bài văn cô rèn luyện ngày trước, bây giờ em không tin mình viết được một chương khoá luận đâu cô ạ. Em một lần nữa chân thành cảm ơn cô... Thưa cô, em còn nghiệm ra cách dạy Văn của cô cũng là dạy em cách sống. Chỉ khi lớn lên em mới thấm thía rằng, không phải lúc nào cũng có thể nói lên những điều mình nghĩ. Em nhớ lại câu thơ trong bài "Tiếng chổi tre": Chị lao công như sắt như đồng, Chị lao công đêm đông quét rác Cô bảo, hình ảnh "như sắt như đồng" là sáo mòn nhưng trong bài văn không nên nói vậy. Cô dạy em viết rằng "dù sáo mòn nhưng vẫn rất mới lạ, bởi lần đầu tiên một nhà thơ đem so sánh người phụ nữ vốn mỏng manh, yếu đuối với biểu tượng của sự mạnh mẽ, rắn rỏi - như sắt như đồng". Em chép và cũng không bận tâm chuyện nói giảm, nói tránh đó nữa. Nhưng hôm qua, một người chị của em đã phải rời vị trí trong công ty, bởi chị thẳng thắn nói với Giám đốc trước mặt mọi người rằng - "Anh làm thế là sai rồi!". Đúng là anh đã sai, nhưng có lẽ chị không được học cô để biết cách nói nhẹ nhàng hơn và kín đáo - "Em nghĩ có thể có hướng giải quyết tốt hơn". Có ai trên đời muốn bị mất mặt đâu. Nhờ có cô, em đã thận trọng hơn khi làm mọi chuyện. Có thể văn chương nhà trường dạy em nói dối, nhưng em tin như thế là cần thiết. Không ai trong đời mình hoàn toàn nói thật. Đôi khi lời nói dối sẽ dễ nghe hơn những lời nói thật ngây ngô. Càng tiếp xúc với cuộc đời em càng thấy điều đó là cần thiết. Em chợt nhớ khi xưa, em tả mẹ trong bài văn -"mẹ em mặt vuông chữ điền". Cô mỉm cười và chữa lại cho em -" Mẹ em có gương mặt trái xoan". Em không hiểu - "Nhưng mẹ em không có gương mặt trái xoan!", cô nhẹ nhàng: "Văn chương phải như thế!". Thưa cô, không chỉ văn chương cần như thế mà cuộc sống cũng cần như thế. Em không nghĩ rằng em có thể quên bài học của cô để nhìn thẳng vào khuôn mặt một bạn gái và nói rằng - "Mặt bạn nhiều mụn quá". Thưa cô, em đã nhớ, cái đẹp là điều người phụ nữ nào cũng mong được người khác nhận thấy ở mình... Không biết cô có buồn không, khi đọc những bài văn của học trò hôm nay, viết rất "sáng tạo". Hẳn những học trò đó cũng ấp ủ nỗi niềm về một môn Văn khuôn thước, ước lệ. Nhưng nhiều bài văn "sáng tạo" đến ngô nghê làm cho người đọc vừa cười vừa khóc - lại thêm trách cứ cách dạy văn ở trường. Em nghĩ, việc dạy dỗ văn chương của cô có thể đã cũ về phương pháp, nhưng điều em học được là nhận thức cơ bản về vấn đề. Những ai muốn sáng tạo, muốn bình luận thêm về tác phẩm thì cần phải hiểu cơ bản về nó, chứ không phải chỉ bịt tai không nghe giảng, để rồi phát biểu sáng tạo, sáng tạo đến mức xúc phạm tác giả, lịch sử và văn chương. Có lần cô hỏi em, có định sống bằng nghề văn không, em lắc đầu! Cô mỉm cười, vậy em chỉ cần viết thế thôi. Em hiểu, Văn học cô dạy em là để làm công cụ cho cuộc sống. Em chỉ cần dùng văn chương để giúp em sống dễ dàng hơn. Em đâu có định trở thành nhà văn mà đòi hỏi cô trao cho em quá nhiều. Em đã hiểu, để thành công trên đường đời, chỉ nên giữ cho mình những kỹ năng cần thiết và loại bỏ những thứ không hữu ích - có thể như thế là thực dụng, song đó là sự thật. Cô và môn Văn đã trao cho em quá đủ - đủ để em không quá khô khan trước cuộc đời, không quá nông cạn trong suy nghĩ. Và cũng đủ để em viết những dòng này như một lời tri ân gửi đến cô...
19 tháng 11 2020

nói chuyện trực tiếp cho nhanh

3 tháng 10 2016

Cô kính mến!

Có lẽ đã lâu rồi cô trò mình không được trò chuyện cùng nhau.Cháu nhớ rất rõ vè kỉ niệm tuổi thơ giữa cô và cháu rất đẹp,cô biets không ngày mai là ngày 20/11 rồi mà cháu không thể đến chúc cô được nên cháu viêt bức thư  này như hồi tưởng lại tuổi thơ và mừng cô 20/11.Cô có biết:''Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.  Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi  nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.'' Ngày 20-11 đang đến gần. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp,chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.

Học sinh của cô

Phương Anh

3 tháng 10 2016

hayyeu

29 tháng 8 2016

Gợi ý:

-Hỏi thăm sức khỏe của me

-Tình hình học tập của em

-Cách cư xử như thế nào trọng học kì qua

-Có hăng say xây dựng bài hay không

-Có bị cô giáo phát nhắc nhở ko

-Nhà trường càn đóng tiền lệ nào

Tác phẩm "Thầy giáo dạy vẽ" đã để lại cho em bài học sâu sắc về việc tôn sư trọng đạo và tình thầy trò cảm động. Người thầy yêu nghề, nhiệt huyết song vô cùng hiền hậu khiêm nhường. Thầy vô cùng trân trọng những lời khen tại triển lãm mà không biết đó chính là sự động viên đến từ học trò của mình. Còn những học sinh lớp Năm đã gián tiếp khích lệ cho những nỗ lực và tình yêu hội họa của thầy. Tình thầy trò của các nhân vật trong truyện thật đáng trân trọng.

18 tháng 9 2018

Bố kính yêu của con,

Bố biết không, con đã đọc thư của bố rất nhiều lần và con không thể nào quên được nó. Giờ đây con vẫn đang giữ nó trong túi áo của mình. Con đã cảm thấy hối hận làm sao. Đêm nào lòng con đã quặn thắt lại và đau. Con cảm thấy day dứt trong lòng. Nếu không có bức thư của bố, có lẽ con sẽ không bao giờ biết lỗi và giờ này, con sẽ đang dành thời gian với chúng bạn thay vì ngồi đây viết thư cho bố.

Bố ạ. Con thật ngốc nghếch phải không bố? Con đã không nhận ra sự yêu thương của mẹ dành cho con suốt hơn mười năm qua. Con đã không cảm nhận được nỗi đau của mẹ khi mẹ lo lắng và nghĩ rằng sẽ mất con. Con đã không cảm nhận được hơi thở hổn hển của mẹ hàng giờ ngồi bên cạnh chăm sóc con. Con đã thờ ơ với sự hi sinh cao cả của mẹ, bố ạ. Chiều hôm qua, lúc mẹ đi làm về. Bố biết không, con đã nhìn thấy sự mệt nhọc và những nếp nhăn hằn rõ trên khuôn mặt của mẹ. Dù vậy, mẹ vẫn đến bên con, cười với con và thậm chí là hỏi thăm con  về việc học và thay vì sự giận hờn vì việc con có lớn tiếng với mẹ, mẹ đã âu yếm tặng con một cái hôn mang theo bao tình thương bố ạ. Thế mà con lại không đủ can đảm xin lỗi mẹ vì con sợ....

Hôm nay, con thật sự đã rất can đảm. Con muốn đến bên mẹ để xin lỗi và xin mẹ một nụ hôn để xóa đi bao lầm lỗi của con vào buổi cơm chiều hôm nay. Lúc ấy, con cũng muốn bố có mặt ở đấy, để ghi nhận lại khoảnh khắc yêu thương giữa con và mẹ, bố nhé.

Con cũng mong bố tha lỗi cho con và buổi tối, bố hãy tặng con những nụ hôn của bố bố nhé. Con yêu bố mẹ nhiều lắm.

Con trai của bố,

En-ri-cô

4 tháng 12 2018

ơ m pải viết à? t cx thía nhưng nộp r

Mẹ kính yêu của con!
Khi viết những dòng này gửi tới mẹ, con cảm thấy vô cùng xấu hổ, con thấy mình không xứng đáng gọi mẹ là mẹ và xưng con với mẹ.

Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...
 
 Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.
 
Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.
 
Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.
 
 Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.
 
Đứa con đã biết lỗi của mẹ.
 
En-ri-cô

2 tháng 11 2018

???...không hiểu đề lắm?tâm trạng khi có lỗi với mẹ được bố gửi riêng 1 bức thư?có dấu câu hay ngăn cách gì không em?