Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như ly nước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được. Nên người xưa có ngạn ngữ "Thời gian là vàng ".Thời gian mang lại cho chúng ta những niềm vui, buồn tủi, những bài học quý giá trong cuộc sống. Vậy thời gian là gì ? Vì sao lại nói thời gian là vàng ? Thời gian là khoảng thời giờ được quy định trong ngày, trong tháng, trong năm,... Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống, có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức, .... Nói chung, thời gian là vô giá, không thể mua được bằng tiền, và nó cứ trôi mãi một cách lạnh lùng trong xã hội ngày càng tiến bộ này. Con người ta có thể phát minh ra những công trình, sáng tạo vĩ đại trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.Vậy nên chúng ta nên hiểu được giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-xa-hoi-thoi-gian-la-vang
Bạn có thể rút gọn mốt số câu cho ngắn hơn
tick cho mình nha!
Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích .Vì z mà chúng ta cần pải quý trọng thời gian .
Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những người con sinh ra ở quê đa số đều đã thành đạt. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.
Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .
Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn. Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời. Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Mẹ tôi là một người phụ nữ nhân hậu, đảm đang xứng đáng với tám chữ Bác Hồ dành tặng cho người phụ nữ Việt Nam. Trong công việc, mẹ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến trường, mẹ dạy các anh chị như con của mình. Mẹ tôi là một người rất nghiêm khắc nhưng bên trong sự nghiêm khắc ấy là tình yêu thương mẹ dành cho tôi. Mặc dù công việc của mẹ rất bận nhưng thời gian mẹ dành cho tôi luôn có. Tấm lòng của mẹ cả đời tôi xin khắc sâu vào trong tim không bao giờ quên. Tình cảm của mẹ dành cho tôi bao la như biển rộng không gì sánh bằng. Mẹ thà chịu cực chứ không để tôi thua kém ai cả. Tôi tự hào vì được làm con của mẹ.
Bạn tham khảo bài này nhé! Không lạc đề nói về mẹ hết!
thoiwf gian rats quy gia