Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Game onl có rất nhiều tác hại cho người chơi. Khi mà thời đại hiện nay, internet hay mạng xã hội trở nên phổ biến rộng rãi, ai mà không biết đến game còn bị gọi là quê mùa, hai lúa. Có thể nói rằng cái gì cũng có hai mặt, các trò chơi giải trí trên mạng không hẳn là có hại hết. Nếu dùng game để xả street sau việc học hành hoặc việc gì áp lực trong 1 thời gian vừa phải chuẩn mực thì điều đó hoàn toàn là đúng. Nhưng ở chiều khác, nếu quá nghiện game thì thật sự là sẽ sinh ra nhiều tác hại. Trước tiên, ta giải thích "nghiện game" là gì ?. Nghiện game là đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ về các trò chơi, hoạt động hay những gì liên quan ở trong trò chơi đó, luôn muốn chơi game, không bao giờ muốn ngừng việc chơi mà làm điều gì khác. Tình trạng đó cực kỳ phổ biến hơn ở lứa tuổi giới trẻ hiện nay, nguyên nhân cũng là do không biết kiểm soát bản thân, ham mê ham chơ. Và điều đó là không hề tốt!. Khi chơi game quá nhiều sẽ có hại về sức khỏe, lo chơi mà không hoạt động ăn uống lành manh và hại nhất là về mắt của mình. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng điện thoại, máy tính quá nhiều thì ta sẽ bị nhức mắt, mỏi mắt và việc mắt phải làm việc quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến cận thị ở độ nặng sớm. Bằng chứng là cứ đi ra đường gặp học sinh, 5 người thì có 1 người đeo mắt kính. Chơi game quá nhiều làm cho người chơi sinh ra ảo giác khi sống trong thế giới ảo quá nhiều, không phân biệt được đâu là ngoài đời đâu là trong game dẫn đến một số sự việc đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người. Game làm cho người chơi bị mệt mỏi, bị kiệt sức không còn ham thú với học hành, công việc của bản thân. Ngoài ra, khi quá mê game thì điện thoại sài trong mấy tiếng sẽ hết pin, khi đó người chơi không có máy dẫn đến việc vừa sạc vừa chơi. Và qua sự việc đó, có một số người đã bị nổ, cháy tay mắt. Game online còn khiến cho tương lai ta mờ mịt đi, thử hỏi chơi game suốt ngày thì liệu con người ta làm sao có thể thành công?. Trên đời không có việc vô lý như vậy. Giải pháp cho tình trạng này là chuyển chữ online thành chữ lành mạng. Tức trò chơi lành mạnh, tức những trò chơi cần đến hoạt động tay chân, đầu óc. Hoặc chúng ta có thể thử tìm thú vui mới lành mạnh mà không phải là game, quản lý thời gian chơi game và hạn chế lại. Khép lại đoạn văn, chơi gam online không xấu mà không biết cách quản lí mình mới xấu.
✿T.Lam ☕
Em tham khảo nhé !
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dung điên thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh. Việcnói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài.Còn có bạ thậm chí còn bị dình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dung nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dyaj khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dung trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao.Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói. Bản than em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thây cô, bạn bè và chính bản thân em.Nói chuyện không phải là xấu,điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.
tk '
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dung điên thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh. Việcnói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài.Còn có bạ thậm chí còn bị dình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dung nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dyaj khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dung trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao.Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói. Bản than em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thây cô, bạn bè và chính bản thân em.Nói chuyện không phải là xấu,điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.
Cậu tham khảo:
Theo em , lối học " đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi " là ko phù hợp trong xã hội đg phát triển như nước ta . Bởi vì , đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế và cần rất nhiều những danh tài . Và những danh tài này phải thật sự thông minh và có trí thức chứ ko phải kiểu học xuông và học theo trào lưu. Khi học theo hình thức " hòng cầu danh lợi " sẽ có rất nhiều tác hại cho bạn thân . Ví dụ như lối học này sẽ khiến chúng ta nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kị làm cho xã hội kém văn minh . Vì vậy , khi học ta phải biết cách học đúng đắn và tránh trường hợp học theo kiểu " hòng cầu danh lợi "
Tham khảo:
Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không phù trong xh phát triển hiện nay vì
- Lối học hình thức không thể giúp con người phát triển toàn diện
- xh đang sống , nên khoa học , công nghệ đang phát triển mạnh mẽ > Con người càng phải học tập chân chính đẻ thích nghi với các đk đó
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau. Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất. “Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Em tham khảo:
Lão Hạc là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
Học sinh cần phải có khả năng tự học. Tự học ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Khi chúng ta có khả năng tự học, ta sẽ có thời gian cho bản thân nghiền ngẫm và khám phá tri thức đã biết lâu hơn. Ngoài ra còn có thể mở rộng phạm vi hiểu biết qua quá trình tìm hiểu thêm về các kiến thức bên ngoài sách vở. Phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Có thể nói, tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập mới có thể chinh phục được đỉnh cao mình mong muốn.
Từ Hán Việt: tri thức.
Tham khảo nha em:
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.