K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2017

1. Mở bài:

- Đoạn văn Vượt thác trích từ chương XI trong truyện vừa Quê nội của nhà văn Võ Quảng, viết về cuộc sống của dân làng ven sông Thu Bồn vào những ngày sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

- Nội dung đoạn văn tả chuyến chèo thuyền vượt thác của mấy người lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về xây dựng trường làng. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

2. Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình:

- Khung cảnh hai bên bờ sông được miêu tả qua cặp mắt quan sát và cảm nhận của người chèo thuyền ngược dòng từ hạ nguồn lên thượng nguồn.

- Đoạn sông ở vùng đổng bằng êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ là những bãi dâu xanh mướt.

- Càng ngược lên thượng nguồn, dòng sông càng nhiều ghềnh thác, vườn tược càng um tùm... những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt...

- Ổ đoạn sông có thác dữ, nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, cảnh tượng trông rất hùng vĩ.

* Hình ảnh khoẻ khoắn, dũng mãnh của người lao động:

- Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả miêu tả bằng tình cảm yêu mến và trân trọng: Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”!... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cô' lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm ràng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cập mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

-Ngoài ra còn hai nhân vật thiếu niên tên là Cục và Cù Lao cùng chèo chống con thuyền vượt thác.

- Tâm trạng hào hứng, ý chí kiên cường và vẻ đẹp khoẻ khoắn của con người thể hiện rất rõ qua đoạn trích.

3. Kết bài:

- Bài văn tả vẻ đẹp đa dạng của dòng sông Thu Bồn ở quê hương tác giả.

- Tác giả gửi gắm tình yêu quê hương và tình yêu con người thắm thiết vào những trang viết vừa đậm chất hiện thực, vừa giàu chất trữ tình.

10 tháng 2 2017

Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng

Viết bởi Trần Thu Hường 0 Chuyên mục Văn mẫu THCS

Đề bài: Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng

Bài làm

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng – nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp… Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn – đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.



- Cảnh dòng sông và hai bên bờ dòng sông Thu Bồn đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền khi vượt thác, trong lúc vượt và sau khi vượt :

+ Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…

+ Trong khi vượt thác : Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.

+ Đoạn qua khỏi vượt thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.

TL
28 tháng 1 2021

Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:

 

Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…

Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.

Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.

8 tháng 5 2016

HELP ME!

8 tháng 5 2016

ngu bo ma hoi cai deo j

 

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm

 

22 tháng 1 2018

Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.

Kiểu so sánh trong đoạn văn:

  • So sánh ngang bằng: dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt
  • So sánh không ngang bằng: Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
22 tháng 1 2018

Nước từ trên cao phóng xuống như định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng Hương Thư giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng Hương Thư trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

4 tháng 5 2019

- Vùng đất của người da đỏ xinh đẹp, thiêng liêng.

- Với người da đỏ, “Đất là mẹ”. Vì một mặt, “mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương…” đối với người dân da đỏ đã trở nên không khí trong lành để sống, để hít thở hằng ngày. Và một mặt khác, nó là trí tuệ, là khái niệm. Đất vừa là không gian vừa là thời gian, và tất cả điều này đã trở nên máu thịt : “Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ”. 

- Vùng đất ấy bị người da trắng phá hoại và nếu cứ hành động như vậy, họ sẽ phải trả giá.

12 tháng 2 2018

Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).

12 tháng 7 2016

(Tả ngoại hình con lợn)

Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Mỗi lần chú sục vào máng cám ăn y như một ông hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng mưa mùa hạ. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao. Từ máng cám đến góc chuồng chừng hai mét mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mđi lết tới được rồi ngã bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua, phất lại như cám ơn mọi người đã cho chú một bữa chén no say

12 tháng 7 2016

(Tả ngoại hình con mèo)

Đó là con mèo của nội em đem từ quê lên cho em. Lông nó đen tuyền, mượt như nhung. Em đặt luôn tên cho nó là Nhung. Vuốt tay lên người nó bàn tay như dịu đi bởi cài mượt mà của bộ lông dày. Hai con mắt trong vắt, lồ lộ, óng ánh như hòn thủy tinh màu lam. Mũi nó đen bóng như láng mỡ. Hai mép tua tủa những hàng ria. Mồi lần nó ngáp ngủ, cái lưỡi thè dài ra ngoài miệng, đỏ hồng như trái ớt chín. Lúc ấy bốn chân nó choãi ra, lưng uốn cong cong như cái vòng, đuôi dựng lên như cái cần câu. Nhung có bộ vuốt cực sắc. Nó có thể bấm vào cây cau leo lên thoăn thoắt đến gần ngọn rồi buông người nhảy xuống mà cứ êm ru bởi dưới các bàn chân là một nệm thịt như nệm “Kim đan”.

19 tháng 3 2021

Lượm- một chú bé nhỏ tham gia hoạt động liên lạc qua ngòi bút của nhà thơ Tố Hữu đã trở thành một cậu bé vui tươi, hồn nhiên, dũng cảm. Nhưng thật đáng tiếc, Lượm đã hy sinh trong một lần đi liên lạc. Một hôm nọ, vẫn như mọi ngày. Chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời lại bỏ thư vào bao và tham gia liên lạc. Lượm phải băng qua một cánh đồng toàn bom đạn. Nhưng cậu bé vẫn vui vẻ vụt qua nó với một tốc độ rất nhanh. Nhìn thoáng qua chỉ thấy cái bóng và ca lô của em nhấp nhô trên cánh đồng vàng. Dù công việc liên lạc rất vất vả nhưng Lượm vẫn vui tươi vì được làm việc để giúp đất nước, quê hương. Bỗng một tiếng ''đùng''. Thôi rồi, Lượm ơi! Một viên đạn đã cướp đi sinh mạng của em rồi. Lượm nằm gục xuống cánh đồng. Tay nắm chặt những bông lúa vẫn còn thơm mùi sữa. Em như hóa thân vào cánh đồng vàng vậy. Lượm đã ra đi một rất thanh thản. Em thật dũng cảm. Nhưng viên đạn, quả bom có thể cướp đi mạng sống của em. Nhưng chúng không bao giờ có thể cướp đi được trái tim nhân hậu của em, không thể cướp đi lòng yêu nước và sự dũng cảm trong con người em. Em như hòa mình vào cánh đồng, vào thiên nhiên quê hương. Lượm sẽ luôn là động lực giúp các chiến sĩ còn ở lại để bảo vệ tổ quốc. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Lượm đã ra đi mãi mãi!

Em cảm ơn anh nhiều