K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừachép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:Mai về niền Nam thường trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).
- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừa
chép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.

Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:
Mai về niền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
(1,5điểm)
2. Hình ảnh “cây tre trung hiếu” lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? (1 điểm)
3. Từ việc hiệu tấm lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ của tác giả, của nhân dân ta trong
bài thơ trên, em nội hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy
nghĩ của mình về phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” đang

được học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình trong các nhà trường hiện nay. (1,5
điểm)

2
9 tháng 4 2020

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?

Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành. Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.

Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.

Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.

4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?

Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng được biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.

ĐỀ 2. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

1. Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộc lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.

2. Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?

Đó là câu thơ:

” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Trong bài thơ ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 3. Cho khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?

Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.

Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.

2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ ” vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết ” trời xanh là mãi mãi “. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ – đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.

Đề 4. Cho câu thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Ba câu thơ tiếp:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?

Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa: Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quang lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời Lăng.

Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa Lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vườn hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính  yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?

Đó là đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

17 tháng 4 2020

đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 

ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam 

bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

1 viếng lăng bác hcrđ cuộc kháng chiến chống MĨ đã kết thúc đất nước được thống nhất lăng bác cũng vừa được khánh thành tác giả từ miền nam ra thăm lăng basccho thỏa nỗi nhớ mong

2 cây tre trung hiếu thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối với bác muốn được giữ cho bác giấc ngủ bình yên và nguyện đi theo con đường bác làm và những điều bác dạy.

1 tháng 10 2018

Mình cần gấp ạ ai giúp mình với 

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền. 
                   ( Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, dẫn theo Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 3)
1.1. Chủ đề của đoạn văn là gì?
1.2. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về liên kết câu, hãy viết một đoạn văn (không quá mười lăm dòng)với chủ đề sau: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.

 

1
24 tháng 4 2020
1.1. Chủ đề của đoạn văn là "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn."

Bài làm.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:

               “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

                Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

                Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

                Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”

Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.

      Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”

Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.

30 tháng 12 2018

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:

               “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

                Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

                Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

                Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”

Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.

      Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”

Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:- Một dòng tweet khác. “Nhật cần học tập Việt Nam, một đất nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều và luôn phải nhận tiền từ chúng ta nhưng họ đã làm xuất sắc hơn chúng ta. Họ không ém số liệu người bệnh để rồi bị phanh phui, đã có nhiều ca bệnh ở Việt nam được chữa khỏi, người Việt được đưa về nước miễn phí. Còn họ (ý nói Chính phủ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Một dòng tweet khác. “Nhật cần học tập Việt Nam, một đất nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều và luôn phải nhận tiền từ chúng ta nhưng họ đã làm xuất sắc hơn chúng ta. Họ không ém số liệu người bệnh để rồi bị phanh phui, đã có nhiều ca bệnh ở Việt nam được chữa khỏi, người Việt được đưa về nước miễn phí. Còn họ (ý nói Chính phủ Nhật) đã thu của những người Nhật tại Trung Quốc gần 90000 Yên đấy” - Một người Nhật bình luận tại video đưa tin về Corona tại Nhật trên kênh Youtube của ABC News. Một người Đức khác phản hồi lại bình luận trên: “Ở Đức, họ cũng thu tiền thì phải, mà phải ở trong diện không nghi vấn, không có tiền sử đi lại và phải dưới 40 tuổi mới được trở về”. Một tiếp viên của Vietnam Airlines trên chuyến hành trình đưa 30 công dân Việt Nam trở về nói rằng: “Tôi không sợ virus, tôi chỉ sợ đồng bào không được về”.
                                                                                                                     ( Nguồn Internet)
1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
2. Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn?
3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nữ tiếp viên hàng không trong đoạn văn trên?

Giúp mình với mình đang cần gấp!!!Cảm ơn trước ạ!!!

0