K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2016

Grêgo Menđen ( 1822 - 1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của Menđen dc gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai, có nội dùng cơ bản là: 
_ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chũng tương phản, rồi theo dõi sự di chuyển riêng rẻ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. 
_ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu dc, Từ đó rút ra quy luậ di truyền các tính trạng. 
Menđe đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan ( có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Ông đã trồng khoảng 37k cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên 1 vạn cây lai và khoảng 300k hạt. Từ đó , rút ra các quy luật di truyền ( năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học. 
 

26 tháng 8 2016

cảm ơn bạn nhiều nha <3

 

9 tháng 12 2016

vì bấm đúng cho tớ thì tớ ns cho

31 tháng 12 2016

* Do con người sinh sản chậm, ít con, bộ NST của người có số lượng nhiều (2n = 46). Kích thước NST bé, giữa các NST ít sai khác về hình dạng và kích thước.

- Do lý do xã hội không thể áp dụng phương pháp phân tích giống lai như đối với TV, ĐV

* Các phương pháp riêng:

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ: là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ. Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội - lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không.

- Nghiên cứu trẻ đồng sinh:

+ Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ được cùng sinh ra ở một lần sinh

+ Đồng sinh cùng trứng ra từ 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng kiểu gen nên bao giờ cùng giới tính.

+ Đồng sinh khác trứng tạo ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể là cùng giới hoặc khác giới tính.

16 tháng 2 2019

MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì: tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

Đáp án cần chọn là: B

15 tháng 9 2020

Câu 1:

- Giả thuyết về giao tử thuần khiết của Menđen đã được sinh học hiện đại xác nhận qua cơ chế giảm phân tạo giao tử.
- Nhân tố di truyền theo quan niệm của Menđen chính là gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thành cặp tương ứng.

Câu 2 :

- Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để phát hiện ra qui luật tính trội ở F1 và phát hiện ra qui luật phân tính ở F2.

10 tháng 11 2017

Do trong tb, NST mang rất nhiều gen, các gen lại phân bố dọc theo chiều dài của NST nên có xu hướng liên kết với nhau tạo thành nhóm gen liên kết. Nên di truyền lk phổ biến hơn dt plđl

20 tháng 4 2019

Đáp án A

27 tháng 1 2018

Nhờ phân tích kết quả phép lai bằng toán xác suất thống kê, Menđen đã nhận thấy rằng tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó → Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan đã di truyền độc lập.

Đáp án cần chọn là: A

14 tháng 3 2016

a) – Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. 

– Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên gây rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

b) Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người:

– Người sinh sản muộn, đẻ ít con. 

– Vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

Các phương pháp nghiên cứu di truyền người:

– Phương pháp nghiên cứu phả hệ. 

– Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

21 tháng 11 2016

Sinh học hiện đại đã nhận thấy rằng nhân tố di truyền mà Menđen đã nhắc đến trong các thí nghiệm của mình đó chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên một cặp NST tương đồng.

Vì vậy, để chứng minh cho nhận thức đúng đắn của Menđen, sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền lên mỗi cặp NST để nhận thấy được sự phân li và tổ hợp của các NST gắn liền với sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền.

Bản chất của sự di truyền độc lập chính là do sự phân li, tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.

6 tháng 1 2019

Sinh học hiện đại đã nhận thấy rằng nhân tố di truyền mà Menđen đã nhắc đến trong các thí nghiệm của mình đó chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên một cặp NST tương đồng.

Vì vậy, để chứng minh cho nhận thức đúng đắn của Menđen, sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền lên mỗi cặp NST để nhận thấy được sự phân li và tổ hợp của các NST gắn liền với sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền.

Bản chất của sự di truyền độc lập chính là do sự phân li, tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.

15 tháng 6 2016

a.  - Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.

Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản, vì:

- Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được

- Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.

 b. 

 - Nhân tố di truyền là loại vật chất di truyền nằm trong nhân tế bào và quy định nên tính trạng của cơ thể sinh vật.

- Trong tế bào nhân tố di truyền(NTDT) luôn tồn tại thành từng cặp  nhưng  không trộn lẫn vào nhau.

- Trong quá trình phát sinh giao tử các NTDT trong cặp nhân tố di truyền phân li về giao tử, các cặp NTDT phân li độc lập nhau.

- Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử của bố với giao tử của mẹ đã đưa đến sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền.