Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Động từ:''có''không chỉ giới thiệu dc về con sông mà còn thể hiện dc niềm tự hào của tác giả với con sông quê mình -Tính từ:''xanh biếc''thể hiện màu xanh đậm gợi làn nước trong,in ánh mặt trời -Ẩn dụ:''nước gương trong''khẳng định làn nước sông trong vắt như chiếc gương soi -Nhân hóa:''soi tóc những hàng tre''khẳng định hàng tre mềm mại in bóng xuống dưới mặt nước như mái tóc của người thiếu nữ -So sánh:''tâm hồn vs buổi trưa hè''thể hiện tinh cảm nồng nhiệt,sôi nổi,cháy bỏng của tác giả vs dòng sông -Từ láy:''lấp loáng''gợi cái nắng chói chang chiếu xuống dòng sông lúc ẩn,lúc hiện như dát bạc trong truyện cổ tích Đây là đáp án nhé!
Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ.Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóngdưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấploáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê.Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp,hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chân thật và mãnh liệt, nó hòaquyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gắn bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả .
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.
Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:
Cúi đầu nhớ cố hương
Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.
Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi
Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.
Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.
Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.
Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.
Thơ Lý Bạch đã tràn đầy ánh trăng. Trong hơn một nghìn bài thơ còn lại, trăng đã xuất hiện mấy trăm lần, ở mỗi bài trăng lại hiện ra với vẻ đẹp khác nhau. Lí Bạch đã nâng ánh trăng truyền thống trong thơ ca cổ điển Trung quốc lên đến mức tư tưởng. Trăng có lúc là bạn tri âm, cũng có lúc là niềm vui của con người. Có lúc nó là vật nổi hiện tại với quá khứ. Chính vì thế trăng trong thơ Lí Bạch đã sáng mãi bao đời với các thế hệ con người yêu thích.
Tĩnh dạ tư là một bài thơ độc đáo trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lý Bạch. Nó không có những nét bay bổng, phóng khoáng hay hình ảnh khoa trương, phóng đại quen thuộc trong thơ của một bậc trích tiên. Nó chinh phục người đọc ở sự hàm súc, cô đọng nhưng lại có sức lay động lớn.
Mở đầu bài thơ, Lý bạch lấy hình ảnh ánh trăng để gợi nhớ về quê hương cố xứ:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được mối quan hê giữa tĩnh và động. Cảnh thật tĩnh lặng như tờ. Tất cả các hoạt động của con người đã chìm xuống, chỉ còn vũ trụ vận động.
Ánh trăng đến vào lúc con người đang mơ màng. Mơ màng nên nhìn ánh trăng bàng bạc, mỏng mảnh như những sợi tơ lan toả trên mặt đất lại ngỡ là sương phủ. Cái tĩnh lặng của cảnh, cái tĩnh tại của tư thế con người là cái bên ngoài ẩn chứa những xao động bên trong tâm hồn. Và quê hương hiện về trong những phút lắng sâu, yên ả nhất của tâm hồn nhà thơ.
Nỗi nhớ quê hương trào dâng lên như một con sóng. Chứng tỏ đây là một tình cảm thường trực trong tâm hồn tác giả, chỉ một cái cớ nhỏ cũng có thể khơi dậy. Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh phác thảo làm phông nền cho những suy tư nội tâm. Tình ẩn trong cảnh, cảnh chan chứa tình:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Hai câu thơ cuối là sự trở về của tâm hồn nhà thơ trong hai bài suy tưởng rất quen thuộc ở thơ Đường: hiện thực và hoài niệm, hồi ức và tưởng tượng.
Thơ Đường là thơ của sự đăng đối, hài hoà. Hai câu thơ trên chính là một minh chứng mẫu mực cho ý kiến đó. Phép đối thể hiện ở cả đối từ, đối thanh, đối ý: “cử đầu – đê đầu”, “vọng – nhớ, “minh nguyệt – cố hương”. “cử đầu – đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) là tư thế quen thuộc của người phương Đông “phủ thị ngưỡng thiên” (cúi nhìn xuống đất ngửa lên nhìn trời). Nhưng nếu với các nhà thơ khác tư thế ấy là sự tự đặt mình vào các chiều kích của vũ trụ để chiêm nghiệm về cái hữu hạn của kiếp người thì với Lí Bạch đó là sự suy ngẫm về tình quê. Tình quê đặt ngang với cái vĩnh hằng của vũ trụ.
“Cử đầu vọng” (ngẩng đầu nhìn) là cái nhìn hướng ngoại, hướng ra ngoại cảnh. Còn “đê đầu tư” (cúi đầu nhớ) là cái nhìn hướng vào nội tâm, vào nỗi nhớ, hoài niệm. Điểm hướng tới của hai hướng nhìn trái chiều nhau ấy là “minh nguyệt” và “cố hương”. Giữa “trăng sáng” và “cố hương” ấy có mối quan hộ hữu cơ với nhau.
“Trăng sáng” vừa là hình ảnh thực vừa là cầu nối về quê hương, nối quá khứ với hiện tại. “Nhìn trăng sáng – nhớ cố hương” vì trăng đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương. Đó chính là vầng trăng trên núi Nga Mi thuở nào. Trăng từ thời ấu thơ luôn ám ảnh trong tâm hồn tác giả, trở thành nỗi nhớ thường trực, ray rứt khôn nguôi.
Bài thơ viết về tình cảm, suy nghĩ của mình, tác giả không thể sử dụng những hình dung từ, những dòng tả suy tư cảm xúc mà chỉ thể hiện qua một loạt các động từ khắc hoạ hành động và tư thế tĩnh tại bên ngoài. Nhưng đúng là “công phu thơ phải ở ngoài thơ”. Không nói nhớ quê da diết như thế nào nhưng chỉ bằng hai chữ “cố hương” đã lắng đọng trong đó bao suy nghĩ, xúc cảm.
“Cố hương” là quê cũ, là những kỉ niệm ấu thơ về vùng đất Ba Thục, là những người thân yêu… “Cố hương” là sự gắn bó đã trở thành máu thịt lắng đọng thành một phần hồn của tác giả, luôn hiện về trong nỗi nhớ, trong những phút tĩnh lặng nhất cùa tâm hồn. “Cố hương” là những gì êm đẹp nhất, thân thương nhất đối với mỗi con người. Xa xa mãi rồi nhớ cố hương. Đi đi mãi rồi không trở về. Đến đây, ta lại liên tưởng đến hai câu thơ của Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
Ở Thôi Hiệu, khói sóng trên sông trong bóng chiều mờ ảo khiến cho tâm tư không ngừng nhớ về cố xứ. Xưa con người ra đi trên bến nước, đêm nhìn trăng mà lòng dạ thướng nhớ biết bao. Bởi thế, bến nước hay vầng trăng đều gợi nhớ đến quê nhà cả.
Bài thơ không chỉ gửi gắm tình quê mà còn khắc tạc một tư thế nhớ quê “đê đầu tư cố hương”.Tình quê vì thế thấm thìa lan toả trong tâm hồn người đọc.
Khác với bài “Xa ngắm thác núi Lư” đầy tưởng tượng độc đáo, mới lạ, khác với bài “Hành lộ nan”đầy tự tin và khí thế hiên ngang, Tĩnh dạ tư hầu như không có tưởng tượng gì, không có chữ nào lạ, không dùng phép khoa trương, phóng đại nào. Tất cả đều tự nhiên, giản dị, mộc mạc mà thành tuyệt tác.
Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.
Nhà nghiên cứu Hồ Ứng Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.Lân, đời Minh có nhận xét: “Thơ tuyệt cú của Lí Thái Bạch xuất khẩu mà thành, không có ý làm cho tình vi mà không bài nào là không tình vi”. Bài Tĩnh dạ tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là bài ngũ ngôn tuyệt cú, mỗi câu năm chữ, thuộc vào loại thơ không cố ý làm cho tình vi mà rất tình vi.
Quê hương là nơi nuôi lớn ta, là một thứ rất thân thuộc và gần gũi đối với mỗi người. Tôi rất yêu quê hương của mình, nơi có những cánh đồng thẳng cánh có bay. Quê hương là nơi tôi sinh ra và lớn lên cùng những cánh diều chất chứa bao mơ ước của tuổi thơ. Quê hương là con đò nhỏ êm đềm gợn nước trên sông. Quê hương là những gì đẹp đẽ nhất. Nếu được hỏi bạn có yêu quý quê hương không, tôi sẽ không do dự mà trả lời:' Tôi yêu quê hương của tôi, yêu những gì thiêng liêng nhất.'
"Quê hương" của đỗ trung quân là một bài thơ độc đáo đã được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương, trong đó có hình ảnh:
"Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ"
Tác giả chọn 2 hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ so sánh với quê hương. Những hình ảnh ấy gợi tả 1 không giân nghệ thuật tuyệt đẹp-có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đoãng với con diều biếc bay bổng, có dòng sông êm đềm ... và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
2.Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.
Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng
- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quêhương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấugắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánhdiều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.
- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quêhương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dịnhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo1đ Câu Đáp án Điểmkhua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôncó sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đốivới quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trêndòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiếttha một tình yêu quê hương.
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.
B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?
A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.
B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông. Đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, kinh bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lý tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lý truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tình cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lý khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước
Biết mình sắp đi xa, nhất là đi tương đối lâu vì phải nhập ngũ năm thứ hai sau ngày đất nước thống nhất.
Thời đó, nghe tiếng đồn ở vùng Cao nguyên Đaklak giặc Phun-rô dữ lắm. Rồi cũng nghe tin có khi qua đến tận Cambodia, thì khó mà có ngày về lại để được tắm mình trên con sông quê. Tôi đã dành cho một buổi chiều để trầm mình trên sông Vu Gia quê tôi cho thỏa thích.
“… Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm mát cả đời tôi…”
Đó là những câu thơ trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” nỗi tiếng của nhà thơ Tế Hanh.
Tháng bảy là mùa giao quân đầu năm thứ hai sau năm 1975.
Con sông quê giòng chảy đã cạn, từ bờ tre ra mép nước xa hơn sáu mươi mét. Bây giờ bãi cát đã trở thành bãi lúa gieo, lúa đã trổ đòng, những hạt phấn trăng trắng bay tỏa mùi thơm. Tôi đi từng bước, từng bước để tận hưởng cái hương vị ngào ngạt của hương lúa nàng thơm. Dòng nước trong xanh, mát rượi, tôi thả hồn mình để nghe lưu luyến vào tận trong tâm khảm…
Lòng khe khẽ bài hát: “Gửi lại cho em” của nhạc sĩ Vũ Hoàng:
“… Vì quê hương hiến dâng cho cuộc đời
Chào thành phố chúng tôi lên đường
Cùng nhau ra đi nơi biên thùy căm thù giặc bước quân đi
Hàng me xôn xao vẫy chào tạm biệt nhé người thương
Gần nhau trong giây phút nầy nghe lòng rộn rã yêu thương
Dù mai xa cách phương trời đôi ta vẫn bên nhau từng ngày
Gửi lại em ước mơ bên giảng đường
Gửi lại em phố vui qua từng ngày
Gửi lại em tiếng yêu thương ngọt ngào…”
Bỏ lại sau lưng tôi đi vào quân ngũ, xa người thân yêu, xa gia đình, bạn bè yêu dấu. Nhất là xa Hội Thánh nơi mà tôi có nhiều kỷ niệm.
Rừng núi cao nguyên Đaklak thâm u, điệp trùng. Nơi tôi đóng quân nằm sâu trong rừng, xa vùng dân cư phải đi bộ suốt hai tiếng đồng hồ mới đến xóm nhỏ Eo-khanh. Nơi đây không có con sông nào đủ rộng, đủ sâu để cho tôi được trầm mình cho thỏa thích. Có chăng là những con suối nhỏ, nhưng mà nước thì trong veo chảy róc rách suốt ngày đêm.
Những ngày đầu đến đây, đơn vị tập trung cắt tranh, chặt tre nứa để làm lán trại. Bên cạnh đó là những đợt lùng sục truy quét bọn Phun-rô. Những đêm gác nơi rừng vắng cô tịch và rùng rợn, thế nhưng tâm hồn thơ vẫn cho tôi yêu đời:
Thanh thoát đêm thanh giọt sương rơi
Mây tan lồng lộng ánh sao trời
Non nước đẹp như thêu như vẽ
Hình ta sông núi dệt muôn nơi
Biết chăng em, đêm nay anh đứng
Trong lòng Tổ quốc dựng tương lai
Giữ cả màu xanh cho em nữa
Và quê hương trong ánh dương mai…
Rồi một ngày tôi cùng đơn vị hành quân vượt suối băng rừng suốt mấy ngày đêm để qua tận biên giới Cambodia để ém quân. Chờ một giờ G có lệnh sẽ cùng tất cả các đơn vị hiệp đồng binh chủng giải phóng nước bạn Khơ me. Lúc nầy thư qua lại với gia đình có ít hơn.
Chiến dịch đã mở ra, chiến trường ác liệt. Tôi phải hành quân chiến đấu suốt từ vùng Đông bắc sang Tây nam. Cuộc chiến nầy đã cuốn hút tất cả Quân binh chủng. Tôi nhớ khi cả đoàn quân tiến sâu vào Thủ đô Phnôm-Pênh, đạn pháo ngút ngàn, bầu trời đỏ lửa. Nhưng dù cuộc chiến có tàn khốc đến đâu, thì quê hương luôn là nỗi nhớ của tôi, nhất là nhớ đến con sông quê da diết.
Nhớ quê, lúc thì nhớ con mương chảy dọc cánh đồng có bầy vịt con lông vàng chiêm chiếp bơi lội. Con mương làm sạch đôi chân lấm bùn trước khi vào lớp học. Con mương ấy đã từng chở những chiếc thuyền giấy của tôi cập những bến bờ mơ ước. Không biết người ấy nhiều lần tôi muốn hỏi, có phải con mương dẫn nước về đây, ngang qua nhà người con gái mà tôi thầm thương trộm nhớ; thế mà sao, em không một lần hiểu được ánh mắt của tình tôi?
Tôi dấn thân vào cuộc chiến trên xứ người, đất nước Chùa Tháp với rất nhiều sông suối, kênh rạch và ao hồ. Tôi đã từng tắm mát dưới dòng sông Sê-ra-pốc, hay trên con sông Mê-Kông hùng vĩ. Rồi cũng có đôi lần về bơi lội trên mặt biển hồ Tông-lê-sáp. Nó là một cái hồ lớn của đất nước Chùa Tháp và là lá phổi của xứ sở Khơ me. Hồ cung cấp một lượng cá lớn cho đất nước. Nhưng không làm sao tôi quên được con sông Vu Gia quê tôi.
Sông quê tôi có nhiều kỷ niệm, từ thuở ấu thơ đã được cha mẹ dẫn đi tắm sông. Con sông nầy lại có trên bờ hai đầu thượng du và trung du hai nhà thờ Tin Lành đang tọa lạc. Bây giờ lại mọc thêm một nhà thờ Tin Lành nữa ở bờ bên kia.
Ngày ấy tôi cùng Mục sư Phan Phụng Phúc đi “dậm rung rúc” để tìm con cá con tôm bé bỏng để cải thiện đời sống. Thời kỳ Chế độ tập trung bao cấp, gia đình Mục sư cũng nhận phần đất để canh tác như bao nhiêu người dân khác. Dậm rung rúc là tiếng địa phương mà người dân quê tôi chỉ về người đi bắt con cá con tôm bằng cách đưa cái rung rúc bằng cái rổ khổng lồ bán nguyệt, rổ đan bằng nan tre già có một cái cáng tre cột chặt vào bên mặt cắt bằng. Và một dụng cụ khác không thể thiếu đó là cái bàn dậm, cần làm bằng một đoạn tre dài khoảng tám mươi centimet và cũng có cái nẹp vòng cung bán nguyệt cột chặt vào đoạn tre đó. Chủ nhân thực hiện cũng đơn giản, mỗi khi đi bắt cá tôm. Họ chỉ cần đưa cái rung rúc ra xa tầm tay với và ấn sâu xuống mặt nước, cho vừa chạm tới đáy, sau đó đưa cái bàn dậm xuống sát chân mình một cách nhẹ nhàng. Phải thật êm ái, không gây tiếng động, để cá tôm không phát hiện mà chạy thoát. Sau đó vừa kéo cái rung rúc vào người, vừa lấy chân đạp đạp và đưa cái bàn dậm tới chỗ cái rung rúc. Xong rồi, thì cất cái rung rúc ấy lên, có con cá, con tôm thì chúng nằm gọn trong đó tha hồ mà bắt. Thật là vui, ông nói với tôi: “Mình cũng sẽ đánh lưới người cũng như vậy, sẽ đem về cho Chúa nhiều cá lắm anh Thư ký nhỉ?”. Tôi vui lắm và rất hứng khởi mỗi khi được đi cùng Mục sư ở dọc bến sông nầy.
Có lần cùng đồng đội bơi xuồng độc mộc của người dân bản xứ Khơ me, đi ngược dòng sông Mê-Kông, nhìn dòng nước trong xanh thật thỏa thích. Mắt tôi nhìn sắc xanh của màu nước: xanh da trời trên cao, xanh ve chai dưới đáy. Tôi mơ màng nhớ đến những chuyến đò ngang trên quê tôi mỗi mùa qua Cồn bẻ bắp hái dưa, màu xanh áo ai đang phất phơ trước mũi thuyền. Đặc biệt nhìn màu xanh ngút ngàn của ngững nương dâu, tôi chợt nhớ những câu thơ trong Chinh phụ:
“… Càng trông lại mà càng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai!”
Chinh phụ ngâm
Ngày ấy tôi chưa có người yêu, thế nhưng tôi vẫn yêu nàng, một tình yêu đơn phương thầm lặng. Nhà nàng ở bên kia sông Vu Gia, còn tôi ở bên nầy. Nàng lên đò, rời bến sau mỗi buổi chợ mai, tôi nhìn nàng mà chẳng biết câu gì để nói. Để rồi về mỗi đêm thao thức, thương nhớ đến nàng nhưng đành ôm mối tình câm. Bây giờ tôi đang ở chiến trường, vừa nhận được thư gia đình nói quê mình chiếc cầu xây đã gần xong, nối hai bờ qua bến lấp sông quê rồi đó. Chắc chắn ngày tôi về sẽ không còn chuyến đò ngang ấy nữa, nơi con sông bên lở bên bồi để rồi mỗi mùa nước lũ mang phù sa bồi đắp cho đôi bờ. Và cũng không còn chuyện nhắc lại trăm năm thương hải tang điền…
Con sông quê… lại một lần nữa ở một vùng hạ lưu. Thầy Quản nhiệm mới, mới về Hội Thánh đã làm lễ Báp têm cho cho bao tân tín hữu. Con sông sâu, nước chảy xiết, Thầy và tôi tìm một chỗ vịnh để cử hành lễ. Tôi đã từng dìu các cụ lớn tuổi xuống bờ để nhận Thánh lễ Báp têm. Quên sao được, khi xong mọi việc Thầy rủ tôi bơi ra xa bờ, tôi cố theo mà làm sao bì kịp một chuyên gia bơi lội như Thầy. Vì Thầy từ khi nhỏ đã biết bơi lội rồi. Một con người tài hoa ở cái đất Hạ Nông – Điện Bàn biết bơi lội nhưng cũng biết leo rừng. Thật tuyệt vời…
Nhớ con sông quê… Nhớ xa hơn một chút…
Thập niên hai mươi của thế kỷ trước, cũng trên con sông nầy. Khi Tin Lành đã truyền đến vùng Đại Lộc – Quảng Nam thì đồng bào có một số người trở lại tin nhận Chúa. Ngày ấy tín hữu không đông như bây giờ, mà khi làm nhà thờ thì trẻ già lớn bé đều háo hức. Mọi người đều dâng công góp của để xây dựng nhà Chúa. Thuở ấy tín hữu kẻ đội thúng xuống sông xúc cát, người xúc sạn, kẻ chèo ghe đưa vật liệu vào bờ, người dùng trâu bò kéo đưa về chỗ tập kết. Trên sông Vu Gia nầy, có những chuyến người ra đi về nguồn đốn cây, cưa gỗ tốt, rồi đóng bè mà đưa về xuôi, để làm cột, làm kèo, đòn tay hoặc vách ván.
Ôi! Con sông quê như vậy mà vô cùng lợi ích cho Hội Thánh.
Rồi cũng con sông nầy, ngược dòng những chuyến hàng được quyên góp để cứu trợ cho Hội Thánh, anh em vùng cao người Dân tộc ở Làng Yều và Hội Thánh A-Chom 2.
Chỉ một lần về phép năm ngày khi còn đóng quân ở Đaklak. Tôi đã lập nên chiến công vô tiền khoáng hậu, đó là tôi đã chinh phục được tình yêu của nàng. Ánh trăng mười sáu vằng vặc trên bến sông quê, tôi nắm tay nàng, môi mấp máy, giọng run run tiếng không rõ lời:
-Anh thật lòng yêu em.
Nàng vẫn im lặng ngã đầu vào ngực tôi. Tôi chỉ còn lắp bắp mấy tiếng:
-Anh cảm ơn Chúa và cảm ơn em!
Năm ngày phép vội vàng trôi nhanh, tôi phải vào lại đơn vị. Vậy là suốt hơn năm năm, tôi phải vùi đầu vào cuộc chiến ở cái đất nước Chùa Tháp nầy. Tôi gửi về em lá thư với mấy dòng thơ từ Prếch-Vihia:
“… Quê em đó Non Tiên ngàn yêu dấu
Núi chập chùng che giấu một dòng sông
Đường gập ghềnh cheo leo vờn gió thoảng
Lúa non chiều thơm ngọt tựa môi em…
… Quê em đó Non Tiên ngàn ca khúc
Chúa xuân về ban hạnh phúc đôi ta
Nhớ không em, ngày tháng mãi trôi qua?
Non Tiên hỡi! Tình ta trong sáng quá!…
Bao năm trên xứ người, khi làm Nghĩa vụ Quốc Tế chiến đấu trên đất bạn, nhưng tôi vẫn không quên hình ảnh con sông quê. Nơi đó tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa. Nơi đó tôi được hầu việc Chúa qua các đời Mục sư Truyền đạo.
Con sông quê rất cần cho tất cả mọi người. Nó là một trục giao thông thuận tiện cho việc buôn bán giao thương. Có câu ca dao xứ Quảng:
“…Ai về nhắn với bạn nguồn
Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên…”
Sự trao đổi giao lưu sản phẩm là cần thiết cho người dân quê tôi. Con sông quê, nó làm cho ta được mát mẻ khi những ngày nắng hạn. Nó cho ta thỏa thích nước uống mà không cần mua. Nó là nguồn nước vô tận cung cấp cho biết bao hàng cừ xe gió đưa nước về tưới muôn vạn cánh đồng. Nó là biển nước mênh mông cho các trạm thủy lợi thỏa mãn làm xanh ngát cánh đồng cho hai vụ lúa đơm bông.
Thế nhưng trong Kinh Thánh Cựu ước có đề cập đến con sông đó là: “Có một con sông làm vui thành Đức Chúa Trời”. Và Tân ước có nói chắn chắn: “… Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi, nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.” Phúc âm Giăng 4: 1-15. Trong một lần Chúa Giê-su kêu gọi dân chúng rằng: “Nếu người nào khát hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy.”Phúc âm Giăng 7: 37-38.
Vâng! Con sông có tầm ảnh hưởng lớn là như thế. Cho nên có người đã ra đi ở nước ngoài mà cứ nhớ đau đáu về con sông quê. Dù họ đã trải qua bao biến cố đau thương trong cuộc chiến, ở phía bên nầy hay phía bên kia. Nhưng mỗi khi có người về thăm quê họ vẫn có lời nhắn, khi họ chưa có điều kiện về thăm. Để xoa dịu phần nào nỗi nhớ day dứt như nỗi nhớ quê qua bài thơ: Nhắn Người Về Quê của Vũ Qúy Hão trích từ Báo Linh Lực số 138:
“… Quên đi cơn ác mộng dài
Hãy đem về Mỹ cành mai tươi hồng
Hái dùm mấy cánh phượng hồng
Để anh tô đẹp trong lòng Nhớ Quê…”
Còn tôi, khi viết bài nầy như là một hồi ức để sống lại với nỗi nhớ quê. Nỗi nhớ quê gắn liền với trách nhiệm lớn lao của một người con xứ Quảng, một Cơ-đốc-nhân đó là phải truyền rao Danh Chúa. Chỉ có Chúa mới là Đấng làm thỏa mãn cho con người nỗi khao khát thuộc thể lẫn thuộc linh. Bài thơ: “Nhớ Quê” xin được trích lại sau đây khi nó được đăng ngày 14 tháng 8 năm 2013 ở Trang mạng Tin Lành Toàn cầu HộiThánh.Com và ở Sống Đạo Online ngày 10 tháng 7 năm 2014 Xin được sẻ chia:
“Nhớ Quê”… Ta nhớ quê nhà
“Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”
Nhớ từng lối hẻm con đường
Nhớ mương nước chảy nhớ vườn ngô xanh.
Nhớ đồi sim tím, bãi tranh
Nhớ con nghé ngọ loanh quanh đàn cò
Nhớ mẹ vò vỏ sớm hôm
Nhớ tô canh ấm, râu tôm ruột bầu.
Nhớ cha mưa nắng dãi dầu
Nhớ đồng sâu cạn con trâu đi cày
Nhớ ơi! Ta nhớ những ngày…
Nhớ khi bắt bướm, chuồn bay mất rồi!
Nhớ từng động chuối bờ lau
Nhớ cây khế ngọt, nhà sau bếp chồ
Nhớ ngày khói lửa binh đao
Nhớ hôm ly loạn, nao nao lòng người!
Nhớ ơi! Ta nhớ nào nguôi…
Nhớ nhà thờ Chúa tường vôi úa tàn!
Nhớ rồi lại nhớ sang trang
Nhớ nhà thờ Chúa đàng hoàng hơn xưa.
Nhớ chuông thời khắc giao thừa
Nhớ con dân Chúa cũng vừa nguyện kinh
Nhớ nhiều, nhiều lắm sanh linh!
Nhớ người dân Việt quê mình chưa tin.
Nhớ sao nói hết nỗi niềm…
Nhớ truyền danh Chúa, lặng im sao đành!
Nhớ ân huệ Chúa… trung thành
Nhớ quê… Ta nhớ…Tin Lành truyền rao.
Tế Hanh đã ra đi mãi mãi. Giờ thì ông sẽ về với sông nước của quê hương
"Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương"
Mình ấn tượng nhất câu "Tôi nhớ cả những người không quen biết". Mình thấy câu thơ lãng mạn lắm cơ. Ông có một trái tim biết yêu biết nhớ lắm.
Nói đến những cuộc chia tay thì với nhiều người chỉ nhớ người thân, người quen, hoặc bạn bè.
Còn nhớ người không quen biết thì khá là lãng mạn và tinh tế nữa.
Một lần nữa mong ông sẽ được yên nghỉ bên sông nước của quê hương, của tình thương