K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

MỞ BÀI : Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước nguy cơ bị căn bệnh vô cảm xâm thực vào đời sống. Và cách duy nhất để chống lại loài virut này có lẽ là tấm lòng yêu thương, đồng cảm sẻ chia của mọi người. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ đã rất chân thành khi viết nên những ca từ “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi”

II. THÂN BÀI

Trước hết ta cần hiểu câu hát ấy có ý nghĩa gì ? Trước hết, nhạc sĩ khẳng định “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. “Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Nhạc sĩ đặt câu hỏi “Để làm gì, em biết không ?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp, gió sẽ mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.

Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống , mỗi người cần phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình…mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.

Bàn luận về tấm lòng của con người trong cuộc sống.

Từ cách giải thích ở trên ta thấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho ta bao điều hay, ý đẹp:

“Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ : trong cuộc sống, khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi. Khi con người ta biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh.

– “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung : Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình) đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hoà bình từ chính mỗi người.

– “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm cũng chính là đức hi sinh của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều.

Từ việc phân tích ở trên ta cần phê phán những kẻ sống thiếu “tấm lòng”:

– Sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.

– Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:

Về nhận thức ta thấy: đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.

Về hành động ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội. Làm việc tốt mỗi ngày.

III. KẾT BÀI

Tóm lại, những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của “tấm lòng” trong cuộc đời. Mỗi con người sống trong xã hội, trong một cộng đồng chúng ta cần kết nối những tấm lòng ấy lại với nhau. Có như vậy xã hội mới thoát ra khỏi căn bệnh vô cảm.

Chúc bạn học tốt

7 tháng 1 2018

Mở bài: Giới thiệu triết lí sống “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” hay cụ thể chính là tấm lòng yêu thương giữa con người với con người.

Quảng Cáo
Ads By Media2D

Thân bài:

a) Giải thích:
– Là những điều được rút tỉa, chắt lọc bởi những trải nghiệm trong cuộc sống, làm nền tảng cho tinh thần con người. Triết lí sống liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người như lí tưởng sống, niềm vui, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện – ác.

– “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” đó là tiêu chuẩn đánh giá tư cách làm người.

– Tình thương: là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng, là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.

b) Bàn luận:
– Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi còn hạnh phúc được sẻ chia sẽ nhân đôi.

– Tình yêu thương cũng không nằm ngoài định luật bảo toàn năng lượng của ngành vật lí: nó ví như một dạng năng lượng bất biến, tình yêu thương chỉ truyền từ nơi này sang nơi khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Những người trao tặng và đón nhận tình yêu thương cũng đang làm một sứ mệnh chuyển giao như thế. Người trao tặng yêu thương và ban phát tình thương nhận về mình niềm vui, niềm hạnh phúc khi được cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, đó có thể không phải là sự giúp đỡ về vật chất mà là những giá trị về tinh thần, điều còn quý giá hơn gấp bội.

– Chuyện xúc động kể lại cuộc đời của một người đàn ông có tên là Mark. Câu chuyện đó được in trong cuốn “hạt giống tâm hồn” của Martin Luther king, như một bài thánh ca cho sự hiện hữu của tình thương luôn tràn ngập.

– Nhà tỷ phú Bill Gate hiến toàn bộ gia tài của mình làm từ thiện.

c) Bài học nhận thức: Học cách yêu thương từ những điều đơn giản xung quanh ta; trân trọng tình yêu thương mà ta nhận được từ mọi người.
Kết bài: tình thương làm đẹp cuộc sống, làm đẹp con người.

6 tháng 5 2022

ngắn gọn nữa

 

29 tháng 4 2019

 Có lẽ, đối với mỗi con người, để rèn luyện nhân cách hoàn thiện thì rất khó khăn, nhưng bước đầu để vào đời chính là phải biết bao dung, sẵn sàng tha lỗi cho người khác. Chỉ có thế, con người ta mới trở nên thoải mái, tinh thần mới vui vẻ, phấn chấn hơn, giống như câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".

      Khoan dung là gì? Đối với những người đã trải qua lớp 7, được học GDCD thì ít nhiều vẫn hiểu được. Khoan dung là biết rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung là người biết chia sẻ và cảm thông với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Trong đời, không phải ai cũng được sống yên ổn, đôi khi người ta có lỗi với mình, mình cũng nên nhẫn nhịn một chút thì cả hai bên sẽ mau giảng hoà hơn, rốt cuộc thì biết khoan dung và nhẫn nhịn cũng sẽ tạo ra sự hoà bình thế giới. Phải không nhỉ?

       Có những trường hợp nên khoan dung và nhẫn nhịn đúng lúc đúng chỗ. Nếu họ thật sự thành tâm nhận lỗi, lấy hành động thực tế để sửa lỗi thì chúng ta nên vui vẻ tha lỗi cho họ. Sau lần ấy, có thể họ sẽ không bao giờ tái phạm nữa, như vậy, bản thân ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Ngược lại, nếu lần sau vẫn tiếp tục thì việc này không thể tha thứ được, những chuyện vụn vặt thì có thể bỏ qua nhưng những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nếu sai sót một chút thôi cũng đủ khiến chúng ta phải thất vọng cực độ, chịu vô sô mất mát. Học trên lớp, thỉnh thoảng, cô có chuyện bực mình, cô hay tức giận, mắng mỏ học sinh một chút cũng chẳng sao, chúng ta có thể thông cảm cho cô, nhưng nếu dùng vũ lực thì chuyện này không còn nhỏ nữa, phụ huynh học sinh sẽ nghĩ sao, nhà trường sẽ nghĩ sao. Dù biết đó chỉ là hành động nhất thời trong lúc bực bội thì chúng ta cũng không có quyền thay đổi nữa rồi. 

       Nhận nhịn, khoan dung thì dễ nhưng vứt bỏ "tị hiềm" thì rất khó. Có những vấn đề nảy sinh từ lúc còn nhỏ, đối với những đứa trẻ, dù chỉ là sự hiểu lầm cũng rất dễ kéo dài tới tận sau này. Thiết lại cho cùng, quá khứ có những chuyện chúng ta cũng nên vứt bỏ đi thôi, giữ lại cũng chẳng được ích gì. Có một câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta thế này: "Có một lớp học, để chuẩn bị cho tiết tiếp theo, thầy giáo đã dặn dò học sinh viết tất cả những người mình ghét lên một của khoai tây, rồi đựng vào một cái túi, đeo bên người. Sáng hôm sau, ai nấy đều rất vui vẻ, có người mang đầy khoai tây trong túi, cũng có người chỉ có một vài củ. Thầy giáo nhắc học sinh hãy mang số khoai tây này bên người đến hết buổi sáng hôm đó. Mới chỉ qua một tiết, nhiều người đã than mệt, rồi nặng quá. Đến đây, thầy mới cho họ thả ra, ai cũng thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Thầy bảo rằng những người mang quá nhiều hiềm khích sẽ chỉ thêm nặng nhọc, bỏ nó xuống mới thấy lòng thật nhẹ." Thế đấy, hãy hướng tới tương lai, hãy tạo cho bản thân lòng khoan dung và tin tưởng, biết vứt bỏ quá khứ và hướng tới hiện tại và tương lai.

     Cuộc sống đầy chông gai và thử thách, cũng sẽ đầy yêu thương và giận hờn, chỉ có một cách biến giận hờn thành yêu thương, đó chính là cảm thông và chia sẻ, khoan dung và nhẫn nhịn.

Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".Người ta thường có thể tha thứ mà không thể quên. Tha thứ biểu hiện bên ngoài. Quên là thầm lặng bên trong. Điều thầm lặng bên trong mới làm người ta ray rứt.Trịnh Công Sơn là một người nổi tiếng. Nổi tiếng quá sớm và đương nhiên phải có những người ganh ghét, mặc dù ông là một người rất khiêm tốn.Sống giữa những ganh ghét tục lụy, chưa bao giờ nghe một người bạn nào nói Trịnh công Sơn có lòng tỵ hiềm với bất cứ ai. Trái lại, ông đã từng gặp những người ganh tỵ, đối xử không công bằng với anh. Có những người thể hiện một cách trắng trợn vì đố kỵ, cũng có những người nói xấu anh với mục đích đẩy anh ra khỏi lòng yêu thương của quần chúng. Chưa bao giờ thấy ông có phản ứng. Nhiều lắm thì cũng là những lời than phiền nhẹ nhàng. Lòng bao dung và tha thứ của ông đã thể hiện rất nhiều ngay cả với những kẻ không xứng đáng với tình yêu của anh đối với họ. Quên hay không chỉ trong lòng ông biết, nhưng mãi đến khi nhắm mắt, không bao giờ nhắc đến điều mình đã tha thứ thì có lẽ anh đã quên hẳn trong lòng.

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
25 tháng 10 2021
25 tháng 10 2021

Tham khảo?

14 tháng 12 2021

Tham khảo!

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!