Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc ( mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc … )
Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm
Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà:
Rửa tay sạch trước khi ăn
Vệ sinh nhà bếp
Rửa kỹ thực phẩm
Nấu chín thực phẩm
Đậy thức ăn cẩn thận
Bảo quản thức ăn chu đáo
Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.
Biện pháp là vệ sinh nhà bếp,rửa kỹ thực phẩm,nấu chín thực phẩm,đậy thức ăn cẩn thận,bảo quản thức ăn chu đáo
Tham khảo:
Khái niệm về phân loại động vật / thực vật
Động vật được chia thành nhiều nhóm nhỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sống (chim, động vật có vú, lưỡng cư, bò sát, cá); động vật thân mềm (trai, hàu, bạch tuộc, mực, và ốc sên); động vật Chân khớp (cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tôm hùm, tôm); giun đốt (giun đất, đỉa); bọt biển và sứa.
Phân loại học thực vật hay phân loại thực vật là ngành khoa học tìm kiếm, xác định, miêu tả, xếp loại và đặt tên cho thực vật. Ngành khoa học này là một trong những nhánh chính của phân loại học (khoa học về tìm kiếm, miêu tả, xếp loại, và đặt tên các sinh vật sống).
- Là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành từng nhóm theo quy định.
- Hệ rễ của cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất, lượng nước ngầm này sau đó được điều tiết và chảy vào các chổ trũng tạo thành sông suối góp phần tránh được hạn hán.
- Ngoài ra tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy của nước mưa khi có rừng đã góp phần hạn chế lũ lụt, xói mòn.
Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.
Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:
Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...
Vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước:
- Hạn chế ngập lụt, hạn hán
- Bảo vệ nguồn nước ngầm
==> Vì nhờ các rễ bám dưới đất, nhờ các lá cây thân cây phủ trên mặt đất. Hút hơi nước trong đất. Nhất là lọc khí thải để không khí trong lành.
Hiện tượng thụ phấnHiện tượng thụ tinh
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy | Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử |
Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.
Sơ đồ quá trình quang hợp:
Nước + Khí cacbonic + Ánh sáng/ Chất diệp lục + Tinh bột + Khí ôxi
Phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tình bột và nhả khí o6xi. ( Theo như sơ đồ quang hợp trên ).
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
+ Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây.
+ Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
+ Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.
+ Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp.
=> Mối liên quan giữa quá trình thoát hơi nước và quá trình quang hợp: Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiển để CO2 khuếch tán vào nước. Nước và CO2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp
II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước
* Khí khổng gồm:
+ 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.
+ Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào
+ Số lượng khí khổng ở mạt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá
* Lớp cutin
+ Có nguồn gốc từ lớp tế bào biểu bì của lá tiết ra, bao phủ bề mặt là trừ khí khổng
+ Độ dày của lớp cutin phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)
2. Con đường thoát hơi nước:
a. Qua khí khổng
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
b. Qua lớp cutin
- Đặc điểm:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
Các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng đến độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước:
- Nước:
+ Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi
+ Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh
- Ánh sáng:
+ Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước
+ Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ → rễ hấp thụ nhiều nước → thoát hơi nước nhiều
- Ion khoáng: Các ion khoáng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong tế bào khí khổng → gây điều tiết độ mở của khí khổng (Ví dụ: ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.)
IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
- Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
+ Khi A = B : mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường.
+ Khi A > B : mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường.
+ Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
- Hiện tượng héo của cây: Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo. Có 2 mức độ héo là héo lâu dài và héo tạm thời
+ Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại
+ Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết
Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sông trong hiện tượng ngập úng, bị ngập mặn có thừa nước nhưng cây không hút được
- Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:
* Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
* Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo 1 số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút nước của lá cây.
Tham khảo
Chim ăn tạp:
Chim ăn tạp gồm nhiều loài chim ăn cả động vật, thực vật, xác động vật như Quạ, Giẻ cùi, Ác là, Sếu... Thức ăn thay đổi theo lứa tuổi hay mùa: Chim non ăn côn trùng, chim lớn ăn hạt và quả (Sẻ, Chào mào...). Sáo mỏ ngà về mùa hè ăn côn trùng, giun, ve bét..., về mùa đông lại ăn hạt và quả.
Chim ăn chuyên:
Chim săn mồi là các loài chim có lối sống ăn thịt bằng cách đi săn, chủ yếu là săn các động vật có xương sống, bao gồm cả các loài chim khác. ... Phần lớn là các loài chim trong bộ Ưng và bộ Cắt, bao gồm đại bàng, diều hâu, chim ưng, kền kền, chim ó, chim bồ cắt và chim cắt…
hiễm trùng xảy ra khi các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các sinh vật gây nhiễm trùng rất đa dạng, có thể bao gồm nấm, virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Bạn có thể nhiễm trùng theo nhiều cách, chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dùng thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm bẩn hay qua vết cắn của côn trùng.
vd:Nhiễm trùng do vi khuẩn
Nguyên nhân gây nhiễm trùng là do vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể.
Các tác động của nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng hoặc chảy nước mũi, xảy ra do hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ các sinh vật xâm nhập.
Một vết thương đầy mủ xuất hiện khi các tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí chấn thương để chống lại vi khuẩn lạ.
tích mình trả lời tiếp
Hi bạn