K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2015

Điện xoay chiều thú vị ở chỗ đó, chúng ta có thể dùng biến đổi đại số, dùng giản đồ véc tơ (tạm gọi là véc tơ thường - véc tơ buộc và véc tơ trượt), ngoài ra còn có thể dùng số phức để giải. Tùy từng bài toán và tùy từng kinh nghiệm của mỗi người thì sẽ biết nên làm theo cách nào cho hợp lí. Em hãy cứ làm nhiều bài tập điện xoay chiều thì em sẽ nhận ra điều đó.

Dùng giản đồ véc tơ thường thì hầu như dạng bài tập nào cũng giải được.

Còn véc tơ trượt là một biến thể của véc tơ thường (dựa vào tính chất cộng véc tơ trong toán học), làm cho hình vẽ đỡ rối hơn.

Còn nên dùng theo cách nào thì như mình nói tùy từng bài toán và kinh nghiệm của mỗi người. Kinh nghiệm của mình là những bài toán mà cho mối liên hệ các điện áp chéo nhau (VD: URL, URC,...) thì dùng véc tơ thường, trường hợp còn lại thì dùng véc tơ trượt.

9 tháng 10 2015

vâng em cảm ơn thầy ạ.

15 tháng 4 2016

Cách suy luận của em như vậy là đúng rồi.

Nếu cảm ứng từ tạo với pháp tuyến khung dây 1 góc 300 thì ta lấy \(\varphi = \pm\dfrac{\pi}{6}\)

Thông thường, các bài toán dạng này thì người ta sẽ hỏi theo hướng ngược lại, là biết \(\varphi\) rồi tìm góc tạo bởi giữa véc tơ \(\vec{B}\) với véc tơ pháp tuyến \(\vec{n}\), như thế chỉ có 1 đáp án duy nhất.

V
violet
Giáo viên
15 tháng 4 2016

Nếu cảm ứng từ cách pháp tuyến của khung góc 30 độ  thì lấy phi = +- pi/6 thôi.

26 tháng 7 2016

Cảm ơn em, thầy sẽ xem xét ý kiến này.

27 tháng 7 2016

Thưa thầy ,

Em có ý kiến như thế này " Em thấy ở trên Online Math mới có phần gọi là tuyển CTV , em rất muốn tham gia chức vụ ở trên trang web Học 24 " . Vì vậy em muốn ở web Học 24 này cũng có đợt tuyển CTV và em sẽ tham gia ạ . Mong là Học 24 sẽ đồng ý với yêu cầu này !

7 tháng 10 2015

Công thức của em hoàn toàn đúng rồi. 

Đối với 2 đoạn mạch vuông pha (uRL và um) thì em chỉ cần sử dụng điều kiện vuông pha của 2 đoạn mạch này là: \(\tan\varphi_{RL}.\tan\varphi_m=-1\)

Đề bài này có vấn đề vì để uRL vuông pha với uthì ZC > ZL, nhưng đề bài lại cho ZC < ZL

bài vừa rồi em gửi có UL min max đề không có đáp án chắc là bị lỗi đề. giờ em có 1 bài tương tự vậy mong thầy chỉ em cách giải dạng bài nàyĐặt điện áp xoay chiều u= 100căn2 cos(wt) V. (có w thay đổi trên đoạn [50pi;100pi]) vào 2 đầu RLCR=100  L=1/pi, C = 10^-4/pi. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện C có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng làA. (200căn3)/3V; 100V            ...
Đọc tiếp

bài vừa rồi em gửi có Umin max đề không có đáp án chắc là bị lỗi đề. giờ em có 1 bài tương tự vậy mong thầy chỉ em cách giải dạng bài này

Đặt điện áp xoay chiều u= 100căn2 cos(wt) V. (có w thay đổi trên đoạn [50pi;100pi]) vào 2 đầu RLC

R=100  L=1/pi, C = 10^-4/pi. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện C có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng là

A. (200căn3)/3V; 100V                                                   B. 100căn3V; 100V

C. 200V;100V                                                               D. 200V; 100căn3V

em tính giá trị w để Uc max và nó bằng 115pi. do đó những điểm gần w=115pi thì có giá trị U càng lớn (do có đồ thị parabol)

nhưng lại xảy ra trường hợp giá trị gần nhất là 100pi trùng với cộng hưởng thì sao hả thầy? đến đó em vẫn chưa ngĩ ra được.

3
17 tháng 9 2015

Lý luận của em đúng rồi, cộng hưởng không ảnh hưởng gì cả.

Mình hướng dẫn lại thế này nhé.

\(U_C=IZ_C=\frac{U}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}.Z_C\)

\(=\frac{U}{\sqrt{L^2\omega^4+\left(R^2-\frac{2L}{C}\right)\omega^2+\frac{1}{C^2}}}\)

Đặt \(X=L^2\omega^4+\left(R^2-\frac{2L}{C}\right)\omega^2+\frac{1}{C^2}\)

\(\Rightarrow X=\frac{\omega^4}{10}-10^4.\omega^2+10^9\)

Khi đó, Uc max thì X min và ngược lại

Đặt \(t=\omega^2\)\(2,5.10^4\le t\le10.10^4\)

\(\Rightarrow X=\frac{t^2}{10}-10^4t+10^9\)

\(X'=\frac{t}{5}-10^4=0\Rightarrow t=5.10^4\)

Từ đó suy ra Uc max khi \(t=5.10^4\), và min khi \(t=10.10^4\)

Từ đó suy ra giá trị min, max của Uc

22 tháng 9 2015

@phynit: thầy ơi bài giải đáp án thì đúng rồi nhưng cách suy ngĩ trên của em là mâu thuẫn phải không thầy

nhìn thì rõ ràng t=5*10^4 của thầy xấp xỉ 71pi

                    và t=10*10^4 xấp xỉ 100pi

mà w max của em ngoài khoảng trên là 115pi.       100pi gần hơn 71pi mà 71pi lại là Umax

có lẽ dạng parabol đó chỉ áp dụng cho R, L hoặc C biến thiên thôi phải không thầy. 

14 tháng 10 2015

Để tăng hiệu suất của máy biến áp thì giảm công suất tỏa nhiệt trên máy biến áp.

A. Giảm R --> Giảm công suất --> OK

B. Dùng lõi sắt có điện trở suất nhỏ ko đc vì lõi sắt này không dẫn điện, nên điện trở suất không ảnh hưởng. Phải thay là lõi sắt dẫn từ tốt.

C. Dùng lõi sắt gồm nhiều lá thép mỏng ghép cách điện --> Triệt tiêu dòng điện Fuco --> Giảm công suất.

D. Đặt lá sắt song song với mặt phẳng chứa đường sức từ để đường sức này chỉ nằm trong lõi sắt --> từ trường truyền đi tốt nhất.

trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC , phát biểu nào sau đây sai?A. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC song song thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện  hiệu dụng chạy qua đoạn mạch và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua từng phần tử.B. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối...
Đọc tiếp

trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC , phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC song song thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện  hiệu dụng chạy qua đoạn mạch và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua từng phần tử.

B. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hiệu điện thế hiệu dụng trên từng phần tử.

C. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trêncác điện trở thuần.

D. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn tăng nếu ta mắc thêm vào trong mạch một tụ điện hay một cuộn dây thuần cảm.

1
27 tháng 3 2015

A. Đúng, vì \(i_m=i_R+i_L+i_C\)

B. Đúng, vì \(u_m=u_R+u_L+u_C\)

C. Đúng, vì: \(P=I^2.\Sigma R=\Sigma\left(I^2R\right)\)

D. Sai, vì khi mắc thêm thì P có thể tăng hoặc giảm

1 tháng 12 2015

Uh, theo suy luận của bạn mình thấy cũng có lý :)

Tuy nhiên, bài toán này mình thấy nó khá mập mờ, chẳng có phương án nào hợp lý cả.

30 tháng 11 2015

Bài này đúng là cần dùng phương pháp loại trừ, tuy nhiên ở đây mình loại trừ D, vì nếu tia ló // với AC thì sẽ chẳng có tia nào ló ra cả vì thằng đỏ trung với cạnh AC thì các tia màu khác sẽ bị phản xạ toàn phần.

Đáp án C là hợp lý.

25 tháng 4 2015

Đáp án sai là C, vì khi tăng hệ số công suất ==> Dòng điện tiêu thụ giảm ==> Giảm hao phí ==> Có lợi.

8 tháng 9 2017

Đáp án D

+ Giá trị trung bình của phép đo

 

 

Nếu lấy hai chữ số có nghĩa ở sai số tuyệt đối thì kết quả phép đo là