Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng
Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi Voi
Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
refer:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu
Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.
Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhấm, mắt mở đuôi trâu ra cày.
Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.
Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Hay:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.
Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:
Hai cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.
Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:
Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:
Bạn về có nhhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.
Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Con ơi cho trọn hiếu trung
Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.
Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.
Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.
Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:
Đường xa thì thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười chín đồi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.
Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.
Tham khảo;
Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măngĐứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi VoiThuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giườngDù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâuSấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơiNhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
Đầu Mè, đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tanCá rô đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Ú
Vú Đồ SơnAi về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc, không về núi Voi Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát
Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch
Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. Rạch Miễu văng nối hai đầu Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang Ai về sông nước Hậu Giang Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông. Ai về tới thẳng Năm Căn Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu Mắm nêm, chuối chát, khế, rau, Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên! Bến Tre dừa ngọt sông dài, Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh. Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo, Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan. Anh đây muốn hỏi thiệt nàng, Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy, Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng. Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang, Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa? Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.
CA DAO VỀ ĐẤT ĐỒ SƠN
1. Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong
3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi
4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
(Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18)
CA DAO VỀ ĐẤT THUỶ NGUYÊN
1. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng
2. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men
4. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong
Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi
Câu ca dao:Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
Ý nghĩa:Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dáu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long - chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc, đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này, cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành, dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng, một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, thế kỷ 18
2)Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
1)1.Con trâu là đầu cơ nghiệp
2.Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
3.Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
4.Đầu năm gió to, cuối năm gió bấ
5.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
6.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
7.Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
8.Gió thổi là đổi trời.
9.Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
10.Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
11.Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
12.Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
13.Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
14.Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
15Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
16.Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
17.Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
18.Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
19.Rét tháng ba, bà già chết cóng
20.Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng
Đứng trên đỉnh núi ta thềKhông giết được giặc, không về Núi Voi
Thuốc lào Vĩnh BảoChồng hút, vợ sayThằng con châm đómLăn quay ra giường
Dù ai buôn đâu, bán đâuMùng chín tháng tám chọi trâu thì vềDù ai bận rộn trăm nghềMùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Sấm động biển Đồ sơnVác nồi rang thócSấm động bên sócđổ thóc ra phơi
Nhất cao là núi U BòNhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
Chín con theo mẹ ròng ròng.Còn một con út nẩy lòng bất nhân
Đầu Mè, đuôi ÚcGiữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)
My Sơn bắc ngật văn chương bútTriều thủy nam hồi phú quí nguyên
Sâu nhất là sông Bạch ĐằngBa lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cá rô đầm SétNước mắm Vạn VânCam Đồng DụCau Văn ÚVú Đồ Sơn
Ai về thăm xóm Lò Nồi Mà xem cái bát sáng ngời nước men
Đứng trên đỉnh núi ta thề Không giết hết giặc, không về núi Voi
Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Tiên Lãng với anh thì về Tiên Lãng sông nước bốn bề Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon
Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi
Bạn ơi, bạn có thể chia làm 2 nhóm giúp mik là nhóm tục ngữ riêng, nhóm ca dao riêng đc ko. Cảm ơn bạn nhiều
Refer:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra
Tham khảo
- Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng
- An Dụ đẫm máu thực dân,
Cương Nha mìn nổ, Pháp lăn ra đường.
- An Tử có đất trồng chè,
Chồng gọi, vợ bảo: cái gì hắn kia?
- Đầu Mè, đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng
- My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
- Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi Voi
- Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường