K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 6 2019

 Độ – Pakistan

Print Friendly, PDF & Email

Nguồn: “Why Kashmir is the flashpoint for Indo-Pakistani confrontations”, The Economist, 01/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những ngày gần đây đã chứng kiến ​​một cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Pakistan và Ấn Độ trong hai thập niên qua. Một vụ đánh bom tự sát ở Kashmir (bởi một người Kashmir Ấn Độ), tiếp theo là các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng của các máy bay chiến đấu Ấn Độ và Pakistan, đã khiến hai cường quốc có vũ khí hạt nhân đứng trước bờ vực của một cuộc đối đầu thảm khốc. Tại sao Kashmir là điểm nóng giữa hai nước?

Khi Anh rút ​​khỏi Ấn Độ vào năm 1947, cường quốc thực dân này đã để lại một di sản là những đường biên giới được đặt ra một cách bất cẩn hoặc tùy tiện. Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng phát dọc theo biên giới phía đông bắc Ấn Độ, thuộc bang Arunachal Pradesh. Pakistan cũng bị bao quanh bởi một đường biên giới bất ổn. Afghanistan về phía bắc từ lâu đã là một nước láng giềng thù địch. Nhưng các đường biên giới ở Kashmir, nơi Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc đều có các yêu sách mâu thuẫn nhau, là vấn đề gây tranh cãi nhất.

Sau khi giành được độc lập, rõ ràng nhiều người Hồi giáo Ấn Độ đã quyết tâm tách ra khỏi quốc gia nơi đa số người dân theo đạo Hindu. Một công chức Anh, người không biết gì về khu vực này, đã vẽ nên một đường ranh giới giữa lãnh thổ sau này sẽ trở thành Pakistan và Ấn Độ. Pakistan đã được trao các khu vực nơi có đa số là người Hồi giáo sống ở phía tây bắc, cộng với một vùng lãnh thổ ở phía đông (vùng đất đã giành được độc lập và đặt tên là Bangladesh vào năm 1971). Lãnh đạo một số khu vực tranh chấp, đặc biệt là Kashmir, được yêu cầu chọn một bên để tham gia.

Trong khi các nhà lãnh đạo Hindu giáo ở Kashmir lảng tránh vấn đề với hy vọng bằng cách nào đó sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thì các nhà lãnh đạo Pakistan đã quyết định tự giải quyết vấn đề. Vì Kashmir là một vùng lãnh thổ có đa số dân theo Hồi giáo, Pakistan đã cho phép các lãnh chúa người Pushtun tràn vào từ vùng tây bắc Pakistan vào cuối năm 1947 để giành quyền kiểm soát Kashmir. Nhận được sự kêu gọi của các nhà lãnh đạo Kashmir, Ấn Độ đã đáp trả bằng cách triển khai quân đội quốc gia. Ấn Độ đã ngăn chặn những kẻ xâm lược chiếm Srinagar, thủ phủ Kashmir, nằm trong thung lũng Kashmir, khu vực đông dân nhất của vùng lãnh thổ này.

Đường biên giới kiểm soát được hình thành sau đó đến nay vẫn là đường biên giới quốc tế trên thực tế ở Kashmir và được Pakistan và Ấn Độ chấp nhận trên thực tế, nếu không phải là trên lý thuyết. Tuy nhiên, một số lượng lớn binh sĩ vẫn đồn trú trong khu vực vì cả hai nước đều tuyên bố có thẩm quyền đối với phần còn lại của Kashmir. Về phía Ấn Độ, người dân ở đây đã sống theo Đạo luật Lực lượng Vũ trang (Quyền lực Đặc biệt) kể từ năm 1990, khi một cuộc nổi dậy vũ trang đã nổ ra với sự hỗ trợ bí mật của Pakistan. Đạo luật hợp pháp hóa các biện pháp hà khắc của lực lượng an ninh. Khoảng 40.000 người đã chết trong những năm qua. Bạo lực đã giảm xuống trong thế kỷ này, nhưng số người chết đã tăng trở lại gần đây.

Theo cách hiểu của Ấn Độ, được truyền tải trên báo chí Ấn Độ và được chấp nhận rộng rãi bởi 1,3 tỷ người Ấn Độ còn lại, thì quân đội Ấn Độ đang dũng cảm tiến hành một nỗ lực nhìn chung thành công để đánh bại một nhóm khủng bố Hồi giáo nhỏ nhưng dẻo dai đang được điều hành từ xa bởi Pakistan. Tình hình thực tế ở Thung lũng Kashmir, nơi gần như toàn bộ 7 triệu người dân là người Hồi giáo nói tiếng Kashmir, lại khá khác biệt. Nếu không có bất kỳ sáng kiến ​​chính trị nào từ phía Delhi để đáp lại những quan ngại của người dân Kashmir, những nỗ lực mạnh tay của nửa triệu binh sĩ nhằm nghiền nát từ vài chục đến vài trăm chiến binh đang tạo ra cảm giác ngày càng xa lánh với Ấn Độ .

Ví dụ, trong một sự cố hồi tháng Năm vừa qua, lực lượng an ninh đã vây bắt năm phiến quân có vũ trang tại một ngôi nhà trong đêm. Khi vụ đấu súng dừng lại vào buổi trưa, tất cả họ đều đã chết. Như thường thấy trong các chiến dịch tìm diệt của quân đội Ấn Độ tại Thung lũng Kashmir, hàng trăm dân làng đã tập trung tại hiện trường để cố gắng bảo vệ những tay súng đã bị tiêu diệt. Trong sự kiện này cũng như trong các cuộc biểu tình sau đó, cảnh sát đã bắn chết thêm sáu người, tất cả đều là dân thường. Hàng chục người khác phải nhập viện, nhiều người bị đạn cao su bắn vào mắt. Hơn 1.000 người đã được điều trị do các chấn thương mắt tương tự trong những năm gần đây. Tất cả những người “tử vì đạo” đều là người Kashmir bản địa chứ không phải là những kẻ xâm nhập từ Pakistan như trước đây. Hàng vạn người đã đến dự đám tang của họ.

Nền dân chủ Ấn Độ không hoàn toàn chết ở Thung lũng Kashmir, nhưng nó chắc chắn đang trong tình trạng ốm yếu. Từ khi sự phân chia Ấn Độ – Pakistan vào năm 1947 khiến số phận Kashmir trở nên mơ hồ, vùng đất này đã trở thành con tin trong quan hệ giữa hai nước. Vì muốn tập trung vào các vấn đề lớn hơn, Ấn Độ thường làm ngơ các mối quan ngại của người dân Kashmir. Xu hướng này đã phát triển mạnh mẽ hơn kể từ khi Đảng Bharatiya Janata lên nắm quyền ở New Delhi vào năm 2014, thề sẽ chấm dứt chính sách “xoa dịu” người Hồi giáo Ấn Độ và cứng rắn hơn đối với Pakistan. Như nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Ấn Mohammed Ayoob đã đánh giá trên tờ Hindu, một tờ nhật báo Ấn Độ, thì “nếu giới tinh hoa chính trị có sự khôn ngoan để giải quyết hoặc ít nhất là quản lý vấn đề ‘ở’ Kashmir, thì vấn đề Kashmir sẽ dần dần không còn gai góc theo thời gian. Thật không may, họ đã làm đúng điều ngược lại.”

~Hok tốt~

7 tháng 6 2019

Nguồn: “Why Kashmir is the flashpoint for Indo-Pakistani confrontations”, The Economist, 01/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những ngày gần đây đã chứng kiến ​​một cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Pakistan và Ấn Độ trong hai thập niên qua. Một vụ đánh bom tự sát ở Kashmir (bởi một người Kashmir Ấn Độ), tiếp theo là các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng của các máy bay chiến đấu Ấn Độ và Pakistan, đã khiến hai cường quốc có vũ khí hạt nhân đứng trước bờ vực của một cuộc đối đầu thảm khốc. Tại sao Kashmir là điểm nóng giữa hai nước?

Khi Anh rút ​​khỏi Ấn Độ vào năm 1947, cường quốc thực dân này đã để lại một di sản là những đường biên giới được đặt ra một cách bất cẩn hoặc tùy tiện. Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng phát dọc theo biên giới phía đông bắc Ấn Độ, thuộc bang Arunachal Pradesh. Pakistan cũng bị bao quanh bởi một đường biên giới bất ổn. Afghanistan về phía bắc từ lâu đã là một nước láng giềng thù địch. Nhưng các đường biên giới ở Kashmir, nơi Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc đều có các yêu sách mâu thuẫn nhau, là vấn đề gây tranh cãi nhất.

Sau khi giành được độc lập, rõ ràng nhiều người Hồi giáo Ấn Độ đã quyết tâm tách ra khỏi quốc gia nơi đa số người dân theo đạo Hindu. Một công chức Anh, người không biết gì về khu vực này, đã vẽ nên một đường ranh giới giữa lãnh thổ sau này sẽ trở thành Pakistan và Ấn Độ. Pakistan đã được trao các khu vực nơi có đa số là người Hồi giáo sống ở phía tây bắc, cộng với một vùng lãnh thổ ở phía đông (vùng đất đã giành được độc lập và đặt tên là Bangladesh vào năm 1971). Lãnh đạo một số khu vực tranh chấp, đặc biệt là Kashmir, được yêu cầu chọn một bên để tham gia.

Trong khi các nhà lãnh đạo Hindu giáo ở Kashmir lảng tránh vấn đề với hy vọng bằng cách nào đó sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thì các nhà lãnh đạo Pakistan đã quyết định tự giải quyết vấn đề. Vì Kashmir là một vùng lãnh thổ có đa số dân theo Hồi giáo, Pakistan đã cho phép các lãnh chúa người Pushtun tràn vào từ vùng tây bắc Pakistan vào cuối năm 1947 để giành quyền kiểm soát Kashmir. Nhận được sự kêu gọi của các nhà lãnh đạo Kashmir, Ấn Độ đã đáp trả bằng cách triển khai quân đội quốc gia. Ấn Độ đã ngăn chặn những kẻ xâm lược chiếm Srinagar, thủ phủ Kashmir, nằm trong thung lũng Kashmir, khu vực đông dân nhất của vùng lãnh thổ này.

Đường biên giới kiểm soát được hình thành sau đó đến nay vẫn là đường biên giới quốc tế trên thực tế ở Kashmir và được Pakistan và Ấn Độ chấp nhận trên thực tế, nếu không phải là trên lý thuyết. Tuy nhiên, một số lượng lớn binh sĩ vẫn đồn trú trong khu vực vì cả hai nước đều tuyên bố có thẩm quyền đối với phần còn lại của Kashmir. Về phía Ấn Độ, người dân ở đây đã sống theo Đạo luật Lực lượng Vũ trang (Quyền lực Đặc biệt) kể từ năm 1990, khi một cuộc nổi dậy vũ trang đã nổ ra với sự hỗ trợ bí mật của Pakistan. Đạo luật hợp pháp hóa các biện pháp hà khắc của lực lượng an ninh. Khoảng 40.000 người đã chết trong những năm qua. Bạo lực đã giảm xuống trong thế kỷ này, nhưng số người chết đã tăng trở lại gần đây.

Theo cách hiểu của Ấn Độ, được truyền tải trên báo chí Ấn Độ và được chấp nhận rộng rãi bởi 1,3 tỷ người Ấn Độ còn lại, thì quân đội Ấn Độ đang dũng cảm tiến hành một nỗ lực nhìn chung thành công để đánh bại một nhóm khủng bố Hồi giáo nhỏ nhưng dẻo dai đang được điều hành từ xa bởi Pakistan. Tình hình thực tế ở Thung lũng Kashmir, nơi gần như toàn bộ 7 triệu người dân là người Hồi giáo nói tiếng Kashmir, lại khá khác biệt. Nếu không có bất kỳ sáng kiến ​​chính trị nào từ phía Delhi để đáp lại những quan ngại của người dân Kashmir, những nỗ lực mạnh tay của nửa triệu binh sĩ nhằm nghiền nát từ vài chục đến vài trăm chiến binh đang tạo ra cảm giác ngày càng xa lánh với Ấn Độ .

Ví dụ, trong một sự cố hồi tháng Năm vừa qua, lực lượng an ninh đã vây bắt năm phiến quân có vũ trang tại một ngôi nhà trong đêm. Khi vụ đấu súng dừng lại vào buổi trưa, tất cả họ đều đã chết. Như thường thấy trong các chiến dịch tìm diệt của quân đội Ấn Độ tại Thung lũng Kashmir, hàng trăm dân làng đã tập trung tại hiện trường để cố gắng bảo vệ những tay súng đã bị tiêu diệt. Trong sự kiện này cũng như trong các cuộc biểu tình sau đó, cảnh sát đã bắn chết thêm sáu người, tất cả đều là dân thường. Hàng chục người khác phải nhập viện, nhiều người bị đạn cao su bắn vào mắt. Hơn 1.000 người đã được điều trị do các chấn thương mắt tương tự trong những năm gần đây. Tất cả những người “tử vì đạo” đều là người Kashmir bản địa chứ không phải là những kẻ xâm nhập từ Pakistan như trước đây. Hàng vạn người đã đến dự đám tang của họ.

Nền dân chủ Ấn Độ không hoàn toàn chết ở Thung lũng Kashmir, nhưng nó chắc chắn đang trong tình trạng ốm yếu. Từ khi sự phân chia Ấn Độ – Pakistan vào năm 1947 khiến số phận Kashmir trở nên mơ hồ, vùng đất này đã trở thành con tin trong quan hệ giữa hai nước. Vì muốn tập trung vào các vấn đề lớn hơn, Ấn Độ thường làm ngơ các mối quan ngại của người dân Kashmir. Xu hướng này đã phát triển mạnh mẽ hơn kể từ khi Đảng Bharatiya Janata lên nắm quyền ở New Delhi vào năm 2014, thề sẽ chấm dứt chính sách “xoa dịu” người Hồi giáo Ấn Độ và cứng rắn hơn đối với Pakistan. Như nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Ấn Mohammed Ayoob đã đánh giá trên tờ Hindu, một tờ nhật báo Ấn Độ, thì “nếu giới tinh hoa chính trị có sự khôn ngoan để giải quyết hoặc ít nhất là quản lý vấn đề ‘ở’ Kashmir, thì vấn đề Kashmir sẽ dần dần không còn gai góc theo thời gian. Thật không may, họ đã làm đúng điều ngược lại.”

30 tháng 11 2018

1. Tôm: miệng-hầu-thực quản-dạ dày-ruột sau-hậu môn

Châu chấu: miệng - hầu - thực quản -dạ dày - ruột tịt -ruột sau - trực tràng - hậu môn 

2. Tôm thở bằng mang

Châu chấu thở nhờ hệ thống ống khí

3. Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều. Chúng lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng. Vì thế, chúng gây hại cây cối rất ghê gớm. Trên thế giới và nước ta đã nhiều lần xảy ra nạn dịch châu chấu. Chúng bay đến đâu thì xảy ra mất mùa, đói kém đến đó. 
Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật (Khoảng gần một triệu loài ).Gấp hai lần số động vật còn lại .Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa . Sâu bọ phân bố ở khắp nơi trên trái đất .Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái , cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành . 

4. Hệ tuần hoàn có hai chức năng chính 
-Phân phối dinh dưỡng tới các tế bào
-Cung cấp ôxi cho các tế bào. ở châu chấu việc cung cấp ôxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm.Vì thế hệ tuần hoàn trở nên đơn giản chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiêu ngăn để đẩy máu đem chât dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Học tốt nhé

#Kook

3 tháng 5 2018

1- Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn 
- Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn 
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc 
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai 
- Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha 
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc. 

2 gan voi huou sao hon

3 vì là động vật có vú;thở bang lỗ mũi trên đầu ; ...

3 tháng 5 2018

1)

- bò sát là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn.

+ da khô, có vảy sừng.

+ chi yếu, có vuốt sắc.

+ phổi  có nhiều vách ngăn.

+ tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

+ thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.

+ là động vật biến nhiệt.

2) Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn.

3)Vì  chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác

+Thở = phổi 

+Tim 4 ngăn hoàn chỉnh

+Động vật máu nóng và hằng nhiệt

+Đẻ con và nuôi con = sữa mẹ

+Có lông mao(nhưng rất ít)

18 tháng 9 2019
phong kiến châu âuphong kiến châu á
kinh tế ?kinh tế ?
...............................................................................
...............................................................................
quyền lực của nhà nước ?

quyền lực của nhà nước ?

.............................................................................................
................................................................................................

Nhanh nha các bạn mình cần ấp 

ai nhanh nhiều

môn lịch sữ nha ae do kg có môn lịch sử

26 tháng 12 2021

a. trong sgk

b. nếu tôi không học bài thì sẽ bị điểm kém.

    Tuy nhà nghèo nhưng nó không bỏ học.

26 tháng 12 2021

Câu1 :    Quan hệ từ (QHT) là những từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

−− Khi sử dụng quan hệ từ ta cần lưu ý tránh các lỗi:

       ++ Lỗi thiếu (thừa) QHT.

       ++ Lỗi sử dụng QHT không thích hợp về nghĩa.

       ++ Lỗi sử dụng QHT không có tác dụng liên kết.

b, 

Nếu một mai, trời còn xanh mây còn trắng thì tôi nhất định sẽ sống thật tốt!

Tuy trời nắng nhưng không khí có vẻ hơi lạnh.

Câu 2:    - Phiên âm:

    Sàng tiền minh nguyệt quang

    Nghi thị địa thượng sương

    Cử đầu vọng minh nguyệt

    Đê đầu tư cố hương

- Dịch thơ:

    Đầu giường ánh trăng rọi,

    Ngỡ mặt đất phủ sương.

    Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

    Cúi đầu nhớ cố hương.

Mình chỉ biết thế thôi, thông cảm nha

3 tháng 10 2016

1. Nguyên nhân thiếu: Do chưa hiểu được quan hệ giữa các từ, các vế trong câu.

2. Nguyên nhân dùng sai: chưa hiểu được đúng ý nghĩa, tác dụng của quan hệ từ trong câu.

3. Nguyên nhân dùng thừa: ko hiểu ý nghĩa của câu, ko biết nên dùng quan hệ từ 1 cách hợp lí.

4. ko có t/dụng liên kết: Do một số quan hệ từ mà có t/dụng liên kết thường có sắc thái nghĩa gần nhau nên dùng ko đúng.

 

Là suy nghĩ c cj thoj nha....tham khảo thoj...ko đúng thì....cj cx ko pk....limdimbucminhhiha

 Trả lời:

- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

   - Đoạn văn mẫu:

Em có một người bạn thân tên là Nga. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi rất thân với nhau. Nhà em  bạn ấy gần nhau,  thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Nga là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi.  tính nết vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.

                                           ~Học tốt!~

Trả lời:

Câu 1: 

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. 

b)  Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa.

Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. 

Câu 2: 

a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). 

b) 

* Nghệ thuật: 

  • Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
  • Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3: 

* Mở bài: (1,0đ)

  • Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
  • Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ. 

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc: 

  • Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
  • Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. 

Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: 

  • Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
  • Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.

* Kết bài:

  • Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). 
  • Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. 
  •                                           ~Học tốt!~