Bài đọc:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả "rất ghét" hay "không mê những gì? Ngược lại, ông "ưa đối tượng nào?

Bài đọc:

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình. 

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà
Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)            Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:          MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng​ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

           Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

         MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng​

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 điểm)    

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 điểm)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 điểm)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi -  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 điểm)

32
17 tháng 5 2021

câu 1:chủ đề cuả bài thơ là:sự nhận thưć cuả người con về công ơn cuả mẹ

câu 2 :phép điệp trong khổ thơ 1 là:những muà quả

phép đối:lũ chúng tôi lớn lên-bí và bầu lớn xuống

câu 3:

chữ "quả"mang ý nghiã tả thực:dòng 1 và dòng 3 cuả khổ đâù.

chữ "quả"mang ý nghĩa biểu tượng:dòng 1 và dòng 4 cuả khổ cuối.

câu 4:nghĩa cuả cuṃtừ quả non xanh :chưa đến độ chín ,chưa trưởng thành;chưa làm được nhưng điều xưng đáng với sự mong đợi cuả mẹ,chưa thanh̀ người tốt. 

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?Câu 8: Em có nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Câu 8: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

 

Câu 9: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?

Câu 10: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Câu 11: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp.

 

6
4 tháng 5 2021

5, 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

6, 

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

7, 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

8, 

- Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.

- Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.

- Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

9, 

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

10, 

Hai câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Biện pháp so sánh, nhân hóa đặc sắc.

    - Huy Cận miêu tả chân thực sự chuyển động của thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển đêm trở nên đẹp và kì vĩ, tráng lệ như trong thần thoại.

       + Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

11, 

Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

    - Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

       + Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.

       + Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.

       + Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.

       + Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.

       + “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.

    - Phân tích khổ thơ thứ 2:

       + Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.

       + Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.

       + Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.

       + Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.

    → Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.

    Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

       + Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.

       + Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.

( Tự viết thành đoạn nhé)

4 tháng 5 2021
jshsjszdhhshx
I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

4 tháng 5 2021

Trong bài Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ giống như một khúc tráng ca. Những câu thơ có từ “hát” trong bài:

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

    + Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

    + Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

4 tháng 5 2021

1, 

- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.

- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa"

2, 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.

Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

4 tháng 5 2021
Em chưa học anh ơi
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định các phương thức biểu dạt trong đoạn thơ trên. Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

giúp mình với mình đang cần gấp đó !!!!

0
4 tháng 5 2021

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác.

- Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.