K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2022

Trong dịp Tết nguyên đán vừa qua, đại gia đình em đã cùng nhau tổ chức lễ mừng thọ 80 tuổi cho cụ nội, cụ nội là người mà em luôn yêu quý và kính trọng nhất trong gia đình.

Cụ nội của em là một nhà giáo về hưu, chính nhờ những năm làm người giáo viên hoạt động trí óc nhiều nên trí não của cụ nội đến bây giờ vẫn rất minh mẫn. Cụ nhớ được hết tên của các con, cháu thậm chí cả các chắt trong đại gia đình, cứ đến tết cụ gọi từng đứa đến trước mặt để mừng tuổi và nhắc nhở chăm ngoan học hành. Từ những năm ngoài 40 tuổi mái tóc của cụ đã bắt đầu bạc, đến nay thì mái tóc ấy đã bạc trắng như mây, không còn lấy một sợi tóc đen, tuy tóc đã bạc nhưng vẫn rất dày và chắc khỏe. Cụ vẫn giữ phong thái của một nhà giáo, đeo chiếc kính lão chúc xuống dưới rồi ngồi ghế tựa bập bênh ngâm cứu những tờ báo, quyển sách. Cụ làm thơ rất hay, thi thoảng em thấy cụ ngồi sáng tác thơ rất đăm chiêu và suy tư, lần nào có bài thơ mới cụ lại đem đọc cho cả nhà cùng nghe, không ai có thể phủ nhận được thơ của cụ nội rất hay. Cụ rất quan tâm đến sức khỏe của mình, nhờ thường xuyên dậy sớm đi bộ tập thể dục nên chân tay của cụ vẫn rất dẻo dai, đi lưng vẫn thẳng và không cần chống gậy.

Có vài lần cụ nội ốm, phải đi bệnh viện nhưng cũng rất may cụ chỉ bị những bệnh thường gặp của tuổi già, em rất lo lắng cho sức khỏe của cụ, chỉ mong sao cụ luôn khỏe mạnh để sống mãi với gia đình của em.

15 tháng 12 2017

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

   Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

   Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

3 tháng 3 2018

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 3 2018

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như Nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”

20 tháng 3 2019

Trên đường đến trường hôm nay, em gặp một bà lão đang bước chậm rãi từng bước bên đường. Em ngoái lại nhìn, trông bà thật phúc hậu. Bà có dáng người mảnh khảnh, hơi gầy gò. Bà mặc bộ quần áo bà ba màu ngọc. Bộ quần áo đã cũ nhưng vẫn giúp bà toát lên được vẻ đẹp giản dị, thanh thoát. Em trèo xuống khỏi xe mẹ, đứng ở cổng trường theo dõi bà thật lâu. Bà có làn da nhiều nếp nhăn của tuổi già. Làn da của bà đã sậm màu, nhiều vết chân chim và nếp nhăn nơi khóe mắt. Với làn da đặc trưng của tuổi già ấy nhưng bà vẫn rất đẹp. Bà đẹp một cách hiền từ. Mái tóc bạc phơ bà búi gọn sau gáy khiến gương mặt của bà như sáng hơn. Lúc này bà đã đến gần em hơn, em đã có thể nhìn thấy ánh mắt của bà. Một ánh mắt xa xăm vô định. Và bà đã đi qua em. Em có thể ngửi thấy mùi trầu bà nhai. Một mùi thơm the hệt như mùi trầu của nội. Màu đo đỏ của trầu nhuốm cả trên đôi môi nứt nẻ của bà. Bà đi rất nhanh, chẳng mấy chốc mà đã khuất bóng. Dù bà đã đi qua em nhưng em vẫn nhìn theo cái dáng đi uyển chuyển ấy của bà. Bà đã để lại ấn tượng cho em dù mới chỉ khi nhìn thấy bà. Mong rằng em sẽ gặp lại bà vào một ngày không xa. 

Tả bà cụ già mà em biết

20 tháng 3 2019

Đầu ngõ nhà em có một cụ bà bán nước. Bà tên Ba. Bà Ba bán nước ở đây cũng đã lâu lắm rồi. Ngày nào đi học qua em cũng chào bà vì thế mà bà rất quý em. 

Bà Ba năm nay hơn 60 tuổi nhưng tóc bà đã trắng hết cả, trắng như cước vậy. Bà hay búi tóc gọn gàng đằng sau gáy. Bà có một khuôn mặt rất phúc hậu lại hay cười  với mọi người nên ai cũng quý bà. Khuôn mặt bà tròn, làn da tuy đã có nhiều nếp nhăn theo thời gian nhưng trông bà vẫn rát đẹp lão. Đôi mắt bà đen hõm sâu, gò má phía dưới mắt lấm tấm những nốt tàng nhang. Bà Ba hay ăn trầu, nên môi bà rất đỏ. Khi nhai trầu miệng bà chúm chím trông rất duyên. 

Hằng ngày bà Ba dọn quán hàng nước từ sớm cho tới tối muộn. Em không biết bà đã gắn bó với quán hàng nước này bao lâu chỉ biết là khi em nhận thức và nhớ được mọi việc thì đã thấy bà ngồi bán nước ở đầu ngõ rồi. Bà bán nhiều loại nước lắm, từ nước chè bà ủ cho những người lớn, tới những loại nước giải khát cho thanh niên và trẻ con. Bà còn bán những thứ đồ ăn vặt đủ loại, nên bọn trẻ con trong xóm em rất thích ra quán bà Ba chơi. Bà Ba hiền lắm. Thấy tụi nhỏ chúng em là bà liền hỏi thăm rằng dạo này học hành thế nào? Có ngoan không? Mọi người tới quán bà uống nước bà cũng vui vẻ tiếp chuyện. Sự nhân hậu, hiền lành của bà khiến tất cả mọi người trong ngõ nhà em đều yêu quý bà. 

Có lần, em được tan học về sớm, nhưng khi về tới nhà ba mẹ chưa đi làm về em lại không có chìa khóa vào cửa. Thế là em cứ đứng ở bơ vơ ở trước cửa nhà.Mắt hóng ra đầu ngõ đợi ba mẹ. Bà Ba liền vẫy em lại. “Này Cu Tít. Ra đây ngồi với bà”. Thấy bà gọi, em cũng lại gần. Vừa ngồi xuống ghế cạnh bà Ba, bà liền đưa cho em một chiếc bánh chocopie nhẹ nhàng nó: “Đi học về chắc đói lắm phải không? Ăn chiếc bánh đi cho đỡ đói rồi ngồi đây đợi bố mẹ về. Sau không có khóa vào nhà cứ ra đây ngồi chơi với bà”. Rồi bà cười hiền nhìn tôi. Tôi vui vẻ cầm chiếc bánh lên ăn rồi đợi ba mẹ về. Lát sau mẹ tôi cũng về tới, thấy tôi chơi ở quán nước của ba Ba mẹ liền ra đón tôi về và cảm ơn bà Ba vì đã trông nom tôi khi mẹ về muộn. Bà Ba chỉ mỉm cười phẩy tay: “Không có gì. Không có gì”. 

Bà Ba là một người mà em rất yêu quý. Em mong bà sống thật lâu thật khỏe để em có thể ra quán nước của bà ngồi chơi.

~Hok tốt nha bn~

10 tháng 6 2017

Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.

Lên Google nha bn

  -Tk cho mk nha-

     -Mk cảm ơn-

5 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé 

Cả nhà em ai cũng quý bà. Riêng em, em lại càng quý bà hơn. Bà đã chăm sóc em từ lúc mới lọt lòng, đã ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khỏe mạnh. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn nhung đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế, hàm răng bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa.

Tính bà hiền từ, bà thường nói chậm rãi. Tuy tuổi đã cao, bà vẫn còn đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường dặn chúng em, không được để bà làm một việc gì dù nhỏ, bà làm nhiều rồi, để cho bà nghỉ. Tuy vậy, bà vẫn hay quét nhà, nhặt rau và có khi còn thổi cơm. Mỗi khi bà làm, bà thường bảo chúng em: “Còn làm được, bà làm cho vui, ở không bà không chịu được”.

Bà luôn luôn chăm sóc chúng em. Thấy chúng em làm sai, nói chưa đúng, bà bảo ban, khuyên nhủ. Tối tối, bà thường nhắc chúng em rửa chân tay sạch rồi mới lên giường ngủ. Bà khuyên bảo kĩ từng điều, nhắc nhở chúng em phải ngoan ngoãn, chăm học để làm vui lòng bố mẹ và thầy cô. Thỉnh thoảng, chúng em lại vòi bà kể chuyện ngày xưa. Bà kể chẳng bao giờ hết chuyện. Ngồi bên bà, chúng em lắng nghe bà kể chuyện rành rọt từng lời…

Em yêu bà lắm! Em mong bà sống lâu để dạy bảo con cháu nhiều điều hay và kể cho chúng em nghe hết cái kho chuyện “ngày xửa ngày xưa”.

hok tốt !

4 tháng 1 2020

BÀI LÀM

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”. 

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng lánh yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt. tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xổm đâ góp phần không nhỏ động viên con em lên đường lặm nghía vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng 

yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

HỌC TỐT !

Cụ già em yêu quý đó là Lão Hạc , vì cụ có một chú chó và đó chính là em đấy :))))

31 tháng 3 2022

cụ em tuy đã già, nhưng ông còn khỏe lắm đấy. vào mỗi buổi sáng,ông lại bước chầm chậm xuống càu thang tập thể dục. khuôn mặt ông tươi tỉnh như một người thanh niên khỏe mạnh. thân hình ông gầy gò nhưng bù lại ông có một bắp tay rất săn chắc. chân ông như hai khúc gỗ cứng cáp luôn đi đi lại lại không mệt.da ông nhăn nheo nhưng là một làn da rám nắng khỏe mạnh. em rất vui vì cụ em còn rất khỏe

5 tháng 5 2019

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”. 

Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng lánh yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt. tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xổm đâ góp phần không nhỏ động viên con em lên đường lặm nghía vụ quân sự.

Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng 

yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

Nguồn : Hoc360

lặp dàn ý

  Ông nội của Lâm là cụ Bàng, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ hưu trí. Năm nay, cụ vừa tròn 70 tuổi.

Lâm là bạn của em. Thỉnh thoảng em đến chơi nhà Lâm. Lần nào đến chơi, em cũng thấy cụ Bàng ngồi đọc báo, xem sách, hoặc lúi húi trong vườn. Nghe em chào, cụ ngước mắt nhìn, mỉm cười, khen: “Cháu ngoan quá!”.

Cụ Bàng có mái tóc bạc phơ. Mắt cụ thường đeo kính lão. Cụ gầy gò, gương mặt nhăn nheo. Nhưng cụ rất nhanh nhẹn. Mặc bộ quần áo nâu, trông cụ như một lão nông đang làm vườn. Tay cụ cầm kéo, cầm dao. Cụ cắt tỉa, cụ nhổ cỏ... nhanh thoăn thoắt. Vườn cụ Bàng trồng nhiều cây ăn trái: chuối, na, cam, chanh, đu đủ, mít, dừa, xoài,... lúc nào cũng sây hoa trĩu quả. Mùa nào thức ấy, đủ hương vị, ngọt thơm. Có hôm cụ cho em ba trái ổi đào, có hôm cụ cho hai quả na, có hôm cụ cho một quả xoài, một quả đu đủ. Cụ nói: “Cháu cầm về, hai anh em cháu cùng ăn...”. Có hôm cụ hỏi về chuyện học tập, chuyên vui chơi bạn bè ở lớp. Cụ dặn đi dặn lại: “Học trò phải giỏi, phải ngoan...”. Em vòng tay lại, dạ. Cụ xoa đầu khen "ngoan".

Thằng Lâm có lần tâm sự với em: “Hạnh ơi, sau này, tao cũng sẽ thi vào trường Đại học Nông nghiệp, học khoa trồng trọt như ông tao...” Tôi nghĩ: “Nó học giỏi. Nó yêu ông bà nội nó lắm. Chắc là nó sẽ thực hiện được ước mơ đẹp của mình”

23 tháng 10 2017

Ông nội của Lâm là cụ Bàng, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ hưu trí. Năm nay, cụ vừa tròn 70 tuổi.

Lâm là bạn của em. Thỉnh thoảng em đến chơi nhà Lâm. Lần nào đến chơi, em cũng thấy cụ Bàng ngồi đọc báo, xem sách, hoặc lúi húi trong vườn. Nghe em chào, cụ ngước mắt nhìn, mỉm cười, khen: “Cháu ngoan quá!”.

Cụ Bàng có mái tóc bạc phơ. Mắt cụ thường đeo kính lão. Cụ gầy gò, gương mặt nhăn nheo. Nhưng cụ rất nhanh nhẹn. Mặc bộ quần áo nâu, trông cụ như một lão nông đang làm vườn. Tay cụ cầm kéo, cầm dao. Cụ cắt tỉa, cụ nhổ cỏ... nhanh thoăn thoắt. Vườn cụ Bàng trồng nhiều cây ăn trái: chuối, na, cam, chanh, đu đủ, mít, dừa, xoài,... lúc nào cũng sây hoa trĩu quả. Mùa nào thức ấy, đủ hương vị, ngọt thơm. Có hôm cụ cho em ba trái ổi đào, có hôm cụ cho hai quả na, có hôm cụ cho một quả xoài, một quả đu đủ. Cụ nói: “Cháu cầm về, hai anh em cháu cùng ăn...”. Có hôm cụ hỏi về chuyện học tập, chuyên vui chơi bạn bè ở lớp. Cụ dặn đi dặn lại: “Học trò phải giỏi, phải ngoan...”. Em vòng tay lại, dạ. Cụ xoa đầu khen "ngoan".

Thằng Lâm có lần tâm sự với em: “Hạnh ơi, sau này, tao cũng sẽ thi vào trường Đại học Nông nghiệp, học khoa trồng trọt như ông tao...” Tôi nghĩ: “Nó học giỏi. Nó yêu ông bà nội nó lắm. Chắc là nó sẽ thực hiện được ước mơ đẹp của mình”.

26 tháng 3 2019

Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.