Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .
-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .
- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .
-Hoán dụ : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .
Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.
So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
So sánh : VD: Trẻ em như búp trên cành.
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời,...........
Nhân hóa : VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi,...
Ẩn dụ : VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười,......
Hoán dụ : VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,....
Nhân hóa:
Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường.
Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
So sánh:
Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia.
Trẻ em như búp trên cành
Ẩn dụ:
Đầu bạc tiễn đầu xanh
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hoán dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .
Hoa hồng - nữ hoàng của các loài hoa
trẻ em như búp trên cành
cô giáo là người mẹ thứ 2 của em
Ông mặt trời rất to
sau cơn nghiện ma túy, anh ấy đã lao đầu váo con đường tăm tối
trước cách mạng tháng 8, nhiều vị anh hùng có chị dậu, lão hạc,....
1)So sánh:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
2)Nhân hóa:
Cây bàng trường tôi như muốn dang đôi tany của nó ôm ấp những học sinh
3)Ẩn dụ:
Thấy trong lăng, một mặt trời rất tỏ
4)Hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?
1. So sánh :
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
2. Nhân hóa :
Chị tre chải tóc bờ ao.
3. Ẩn dụ :
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
4. Hoán dụ :
Vì sao ? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người : Hồ Chí Minh
1. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về bạn bè, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Lớp em có 52 bạn(1). Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau(2). Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang(3). Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp(4). Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết(5). Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmctin và niềm hi vọng(6). Em rất yêu quý bạn Minh Trang(7).
- Biện pháp so sánh:
Vế A: Nụ cười, làn da.
Vế B: Hoa, tuyết
Từ so sánh: như.
- Ẩn dụ: Từ “thắp”.
Đêm đã khuya, con giật mk tỉnh giấc vì cơn gió lạnh ùa vào, bỗng con nghe thấy tiếng ho bên phòng làm việc của ba. Hé mắt nhìn qua khe cửa, con chợt nhận ra những nét nhăn đã dần xuất hiện trên khuôn mặt ba, Vết chân chim in sâu hơn bên khóe mắt. Mái tóc ba đã bị tuổi tác và nỗi vất vả chấm vài điểm bạc. Con bỗng thấy lòng mình xao xuyến. Con như nghe được từng hơi thở cuả ba. Con nhớ lại lúc ba cõng con trên lưng bò khắp phòng, tiếng cười khúc khích của con tràn ngập khắp ngôi nhà bé nhỏ. Lúc đó thật vui quá ba nhỉ! Ba còn dạy con về những điều hay, lẽ phải. Ba như vầng thái dương luôn soi sáng và sưởi ấm cho cuộc đời con. Tự đáy lòng mk, con muốn cảm ơn ba đã cho con tất cả, con yêu cha rất nhiều ! Ba mãi là người ba mà con yêu nhất.
=> phó từ: rất, mãi, mà
=> so sánh: Ba như vầng thái dương luôn soi sáng và sưởi ấm cho cuộc đời con.
So sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Nhân hóa : Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
Ẩn dụ : Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hoán dụ : Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
dài thế
mik chịu
bn tự làm đi !!!
nếu nó ngắn hơn thì mik sẽ giúp ~~~
Cảm ơn vì đã góp ý nhưng mình thi xong lâu rùi bạn ơi
Tham Khảo: Ẩn dụ :Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Hoán dụ: Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
So sánh:So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Nhân hoá:Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được gọi hoặc dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
Tham khảo:
-Nhân hóa (Anthropomorphism) hay còn gọi là phép nhân hóa hoặc nhân cách hóa là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động, tâm lý như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật như văn, thơ.
-So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi.
-“Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.” ... Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt.Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
5 Câu so sánh:
1. Cánh đồng lúa quê em như tấm thảm rộng đượm vàng.
2. Những chú trâu như những người nông dân thực thụ.
3. Bụi tre ở đầu làng như người cai quản của ngôi làng.
4. Những em bé chơi đùa ở sân đình như những thiên thần bé nhỏ tô điểm thêm vẻ tươi đẹp cho ngôi làng.
5. Mặt trời núp sau rặng tre như ngại ngùng trước vẻ đẹp nhẹ nhàng mà cuốn hút của chị mây hồng.
5 câu nhân hóa:
- anh Bút Chì là thành viên trong hội mĩ thuật được tôi bầu chọn
- cô Bút Bi giúp tôi viết bài
- lão Miệng nay đã già nhưng vẫn vui cười
- cậu Tay, cậu Chân nhanh nhẹn
- có lần tôi thấy bác Bàn nói chuyện với anh Ghế